Người dân Thủ đô quan tâm đến sự trở lại của hệ thống loa phường trong buổi họp công bố gần đây của của Sở Thông Tin và Truyền thông Hà Nội. Sự trở lại của hệ thống loa phường với cách thức hoạt động mới như thời lượng, nội dung, phương pháp...là những hứa hẹn được đưa ra bởi những người lãnh đạo của Sở này.

Có thể thấy, trước đây hệ thống thông tin bằng loa góp không nhỏ trong dòng chảy của dân tộc nói chung và sự phát triển của nhiều địa phương nói riêng. Sự truyền tải những thông tin hữu ích ở giai đoạn đó giúp cho hệ thống phát thanh bằng loa ở cơ sở chiếm vị trí quan trọng trong công tác truyền thông. 

Hệ thống loa phường đã phát huy được tác dụng rất hữu hiệu trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như: Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, trật tự trị an…

Cùng với thời gian và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn ở nhiều nơi dần dần mất đi ưu thế, đặc biệt, là ở các đô thị và nhiều thành phố lớn. Thậm chí với sự phân bố chưa thích hợp và hiện trạng của thời gian để lại một số nơi, một số chỗ hệ thống loa phát thanh này còn gây ra những phiền toái cho nhiều hộ dân gần kề.

Tuy nhiên, như một sự kiểm chứng của thực tiễn khắc nghiệt, vị trí và tầm quan trọng của hệ thống loa cơ sở đã phát huy được tác dụng rất hữu hiệu trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, trật tự trị an…

Thêm vào đó trước những luồng thông tin chưa rõ ràng như: Tin giả, tin xấu, tin chưa xác thực. Cũng như vào những thời điểm phải giãn cách, cô lập cục bộ giữa người dân với người dân, giữa nơi này với nơi khác thì hệ thống loa ấy có vai trò truyền tải, gắn kết và thông tin một cách rất cơ sở.

Một cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội cách đây 5 năm đã cho rằng về hệ thống loa phường đã chấm dứt sứ mệnh lịch sử. Khoảng thời gian từ đó đến nay, nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng: Biển bảng, màn chiếu, tivi, đánh giá thái độ, chấm điểm phục vụ…tại các cơ quan và nhiều đơn vị hành chính. 

Tuy nhiên, sự gắn kết, mối liên hệ sâu sắc ở cơ sở vẫn còn nhiều khoảng cách. Với một hiện trạng phát triển của nền tảng công nghệ số đang chuyển đổi như hiện nay ở Việt Nam, ngoài việc tiếp tục ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học trong truyển tải thông tin thì hệ thống loa cơ sở tuy mang màu sắc của thời gian, của quá khứ nhưng nó vẫn là công cụ đến được với người dân một cách trực tiếp nhất, gần gũi nhất. 

Đặc biệt, nó vẫn phù hợp với một hạ tầng cơ sở nhìn thì rất thành phố nhưng đô thị thì vẫn chưa hoàn toàn (nhiều tiêu chí không đạt). Thêm vào đó là trình độ dân trí của đại bộ phận là chưa đều tại các cộng đồng dân cư. Những tiếng nói định kiến, chưa đồng thuận về sự “sống lại” của loa phường đều là tiếng nói của những người có năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, năng lực phát triển ở trình độ tương đối.

Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ và Bộ ngành ban hành chiến lược về phát triển hệ thống thông tin cơ sở đến 2025 tầm nhìn 2030, mà đó là sự quan tâm có chất lượng định hướng đặc biệt tới cơ sở là các xã, phường, thị trấn. 

Hà Nội và nhiều thành phố khác trên cả nước với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều đô thị như hiện nay, cùng với những tích cực của nó thì còn tồn tại một số vấn đề nội tại. Việc giải quyết các công việc hàng ngày từ cơ sở cũng như thông tin về các vấn đề thiết thực tại cộng đồng dân cư một cách trực tiếp, thường xuyên, sát sườn chỉ có thể là hệ thống loa phường được thiết kế một cách hợp lý.

Ngoài ra, một ưu điểm của nó trong việc gắn kết giữa cán bộ, chính quyền cơ sở và người dân trong việc tạo sự đồng thuận xã hội về những vấn đề về kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục – y tế - trật tự an ninh, an toàn xã hội tại cơ sở. Những phương tiện thay thế hiện đại khác cần một khoảng thời gian nữa để đồng bộ và tương thích với hiện trạng chưa đồng đều, nhận thức cũng như trình độ còn tản mát của người dân hiện nay.

Thực tiễn minh chứng có một số công cụ hiện đại vẫn khó lòng thay thế các phương thức truyền thống, như việc đọc và học theo cách truyền thống vẫn hữu hiệu hơn nhiều so với việc học và đọc online.

Thay vì những nghi vấn, ngờ vực và định kiến về chính sách này thì với cách nhìn tích cực và thiện cảm về nó, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá cao mục đích, ý nghĩa của những nhà quản lý, nhà lãnh đạo. Bởi khi được đầu tư, được tính toán phát thanh hợp lý (thời lượng, nội dung, chương trình…) và có sự giám sát, phản biện của báo chí, người dân thì mức độ phù hợp cũng như tính hiệu quả sẽ của nó được phát huy trong một bối cảnh hoàn toàn mới. 

Người dân ngoài việc chỉ thấy, nghe những sự kiện và các hoạt động chính trị lớn của các nhà lãnh đạo cấp cao trên các mặt báo và Tivi thì những lợi ích thiết thân, gần cạnh cũng như tinh thần gắn kết cộng đồng được họ cảm nhận ngay trong mọi ngóc ngách của hơi thở cuộc sống. 

Và chỉ khi những vấn đề của cơ sở, những thông tin tại cơ sở được người dân trực tiếp biết, bàn, làm, kiểm tra, giám sát và thụ hưởng thì xã, phường, thị trấn mới mạnh, một huyện và một tỉnh mới ngày càng đi lên đáp ứng mong đợi, kỳ vọng của Đảng ta về khát vọng, tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân mà trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII đã đề ra.

TS Cù Văn Trung

Hà Nội: Lắp thiết bị thông minh tại nhà thay thế loa phường

Hà Nội: Lắp thiết bị thông minh tại nhà thay thế loa phường

Hơn 200 thiết bị điện tử thông minh thay thế cho loa truyền thanh phường sẽ được lắp đặt tại ba quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Hà Nội. Các thiết bị này hạn chế những khó chịu mà loa phường truyền thống gây ra thêm vào đó có những tính năng vượt trội cho người sử dụng.
Loa phường chống trộm thông minh ‘3 trong 1’ ở Hà Nội

Loa phường chống trộm thông minh ‘3 trong 1’ ở Hà Nội

Thiết bị vừa có chức năng phát thanh, vừa có cảnh báo chống trộm và có thể sử dụng các dịch vụ thông qua điện thoại thông minh.

Hà Nội thí điểm thay thế loa phường bằng thiết bị thông minh

Hà Nội thí điểm thay thế loa phường bằng thiết bị thông minh

UBND TP Hà Nội vừa tiến hành thí điểm thay thế loa phường bằng thiết bị truyền tin thông minh cho một số quận nội thành.