- "Những việc chặt cây xanh đang diễn ra ồn ào tại Hà Nội nhưng không thấy công bố bản vẽ hiện trạng, hồ sơ quản lý, đánh giá chất lượng, quy trình theo dõi chăm sóc một cách thuyết phục. Điều đó cho thấy thiếu mô hình quản lý cây xanh chuyên nghiệp, dẫn đến rất khó xác định chính xác về cây xanh nào cần chặt bỏ" - KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư VN) bày tỏ những băn khoăn.

Chủ tịch HN: Không có chuyện “kiếm chác” từ việc chặt 6.700 cây

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp phê bình các đơn vị triển khai kế hoạch trên với lý do thông tin quá kém, không rõ ràng, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến việc người dân không hiểu hết vấn đề.


Tôi đã từng ủng hộ việc chặt bỏ cây xà cừ trong phố

Năm 1969, chỉ sau một đêm bão lớn, Hà Nội đổ gẫy hơn 500 cây xanh. Thành phố mất cả tháng trời để dọn cây đổ ra đường. Ấy là chuyện ghê gớm vì nội thành có 44 km2 (so với gần 200km hiện nay).

Phần lớn những cây đổ năm ấy là cây xà cừ và cây hoa phượng.

Nhà tôi trên phố Bà Triệu, 50 năm qua tôi đã chứng kiến 3 lần cây xà cừ trồng trước cửa nhà đổ trong mưa bão: cây xà cừ lớn nhanh, thân to, nặng, rễ nông, mưa nhiều nhũn đất quanh gốc, gió to rung cây vài lần là đổ.

Tôi đã vài lần lên tiếng về loại cây này không phải cổ thụ, cây to đến mấy cũng chừng 50-60 tuổi thôi và khá nguy hiểm khi trồng trong phố... để các bạn yêu cây quá thì cũng nên tìm hiểu thêm.

Nói vậy, tôi cũng hơi hối hận, nhỡ người ta, không tính gì đến cây khỏe, cây yếu, ảnh hưởng tốt hay xấu đến từng hoàn cảnh vị trí, cứ nhè cây xà cừ mà chặt hết thì ắt là Hà Nội sẽ thảm thương lắm.

{keywords}

Quy hoạch quanh khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm 1943: Ví trí từng câytrồng trên phố được xác định

 

Sở Xây dựng HN: "Hầu hết dân đồng thuận việc chặt cây"!

'Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp với chính quyền địa phương thông báo đến người dân, và được hầu hết nhân dân tại khu vực thực hiện thay thế cây đồng thuận'.

Thừa tình yêu, thiếu chuyên nghiệp

Hà Nội bắt đầu được xây dựng theo kiểu châu Âu từ cuối TK19, điều đáng chú ý là người ta lập ra vườn ươm cây, phòng thí nhiệm thực vật sớm hơn xây dựng đường phố cả chục năm, để phố đến đây đã có cây to, cao, đẹp  sống khỏe mọc hai bên đường.

Tristan Morel – một KTS người Pháp đang nghiên cứu về cây xanh Hà Nội cho biết, đã có tài liệu thống kê số lượng cây trồng hàng năm, loại cây, chi phí trồng và chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng và tác động của cây đối với đô thị Hà Nội từ năm 1900.

Công việc này do Sở Canh Nông thực hiện liên tục, kết quả hàng năm báo cáo Hội đồng Thành phố và lưu trữ một cách khoa học cho đến nửa đầu TK20

Tristan Morel cũng cho biết: không có những số liệu tương tự tại Hà Nội hiện nay.

{keywords}

 Cây xanh được ươm trồng cao 8- 10 m mới đem ra trồng đường phố Ngô Quyền (tháng 7/1903)

Tại các hội thảo, diễn đàn quản lý cây xanh đô thị cũng khó tìm hiểu mô hình quản lý…

Điều rõ ràng là không thể tìm thấy trên mạng bản đồ quản lý cây xanh Hà Nội – một việc làm quá dễ trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Chúng ta sống với cây xanh phố phường hàng ngày, nhưng rất khó khăn để biết nó được trồng khi nào, hiện trạng sức khỏe của nó ra sao, những tác động lợi hại đến cuộc sống cư dân sống quanh nó thế nào...

Trích trong nghiên cứu về Hà Nội (Sociable Space in a City of Life – the Case of Hanoi 2004), hai tác giả người Thụy Điển Mikael Backmans và Maria Rundqvist đã mô tả cây xanh tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ với mặt bằng vị trí, loại cây và cách cư xử thận trọng của cư dân với cây xanh trong KTT.

Đọc đúng tên gọi các loại cây bằng tiếng Việt đối với các tác giả không dễ dàng, họ mô tả bằng hình vẽ các lá cây tỉ mỉ - Điều đó cho thấy lập một hồ sơ quản lý cây xanh đầy đủ trên bản đồ trực tuyến không có gì khó.

{keywords}

Bản vẽ định vị từng cây xanh trong khu Nguyễn Công Trứ, những ngôi nhà xây quanh gốc cây và một cây lim xanh được gọi là cổ thụ - rất có thể trồng vào năm 1960, thời điểm xây dựng KTT này

Hàng năm, Hà Nội chi ra nhiều tỷ đồng để chăng đèn kết hoa những dịp lễ tết, nhiều nghìn tỉ đồng để mở ra những con đường mới nội đô nhưng chưa có một báo cáo nào cho biết đường phố nào thiết kế cây xanh thành công nhất, loài cây bóng mát nào thích hợp nhất về mặt sinh học cũng như tạo cảnh quan đẹp nhất cho Thủ đô.

Những việc trồng cây chặt cây xanh đang diễn ra ồn ào tại Hà Nội nhưng không thấy công bố bản vẽ hiện trạng, hồ sơ quản lý, đánh giá chất lượng, quy trình theo dõi chăm sóc một cách thuyết phục cho thấy thiếu mô hình quản lý cây xanh chuyên nghiệp, dẫn đến rất khó xác định chính xác về cây xanh nào cần chặt bỏ.

Một bên thì coi rằng còn nhiều cây chất lượng tốt, rất quý giá, là linh hồn, là giá trị đặc trưng của Thành phố với một bên coi đó chỉ là cây gỗ mục, nhiều nguy hại cần chặt bỏ làm củi.

Định chặt 6.700 cây xanh, Hà Nội đã khảo sát ra sao?

Tỉ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp, có chỗ không có hoặc chưa đạt mật độ 50 cây/1km. Thế nhưng, Sở Xây dựng vẫn kiến nghị TP chặt hạ, thay thế 6.700 cây.

Không có thông tin đầy đủ?

Mỗi sáng sớm thứ bẩy, tiếng loa phường vang lên thúc giục bà con ra quét vỉa hè, khơi thông cống rãnh, chăm chút gốc cây trước cửa thì mọi cư dân Thủ đô tham gia cùng với niềm vui, tình yêu với nơi chốn của mình và chắc hẳn họ có thêm tự hào vì bằng những đóng góp nhỏ bé, họ đã làm Hà Nội thêm xanh-sạch ít nhiều.

{keywords}
Cây xanh trên phố Kim Mã - Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhưng khi chứng kiến cây xanh bị chặt hạ với tốc độ cao mà không biết nguyên cớ rõ ràng thì họ cảm thấy bị tổn thương do không nhận được lời giải thích thỏa đáng.

Lỗi của họ là chỉ biết yêu cây xanh mà không có thông tin đầy đủ?

Dù còn thiếu thông tin, cư dân Thủ đô vẫn sẵn niềm tin vào cái đẹp. Niềm tin ấy là động lực để hàng vạn cư dân ăn cơm nhà đi gánh đất đào hồ, trồng cây, biến bãi rác thành công viên Thống Nhất, đường Thanh Niên, nạo vét sông Tô và nhiều hồ Hà Nội. 

Niềm tin ấy được củng cố khi chứng kiến với sự quyết tâm của lãnh đạo Thành phố: trong gian ngắn đã xây dựng giữa trung tâm Hà Nội 3 vườn hoa nhỏ bé mà sang trọng (gần Nhà Hát Lớn, trên phố Lý Quốc Sư và cạnh BV Đống Đa) và hàng loạt hồ ngoại ô bị lấn chiếm, ô nhiễm được nâng cấp cải tạo.

Tin vào cái đẹp được trân trọng, tôn vinh ở Hà Nội nên bà con không tiếc lời bảo vệ cây xanh.

Có lẽ Hà Nội là thành phố duy nhất cả nước có giải thưởng “…vì tình yêu Hà Nội" và không ít người con Hà Nội đi xa vẫn nhớ về cây bàng, cây sấu, cây phượng, cây me… những thứ cây nơi nào cũng có, nhưng nó đứng ở trên phố Hà Nội thì nó tạo thành cái cảm xúc tập thể tới mức quá nhiệt thành, đôi khi làm bối rối những người đang trực tiếp quản lý cây xanh Hà Nội.

Những cái lỗi kể trên của người Hà Nội rất cũ kỹ, không biết nên giữ lại hay cần phải sửa dần đi cho phù hợp với Hà Nội mới đang đổi thay nhanh chóng, hàng ngày.

Hình ảnh phố Hà Nội tuyệt đẹp nhờ những hàng cây

Ngắm hàng cây tuyệt đẹp trên phố Thủ đô những ngày dư luận xôn xao về thông tin chuẩn bị chặt hạ 6.700 cây xanh.

KTS Trần Huy Ánh