Nền kinh tế số có khả năng đem lại những biến chuyển chủ đạo tới cách thức vận hành của các nền kinh tế và doanh nghiệp, theo phát biểu của Daniel Zhang Yong - Trương Dũng, lãnh đạo Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba. “Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã có lúc chưa sẵn sàng… nên khi nền kinh tế số xuất hiện, đem lại cơ hội để cải tạo hạ tầng đó dựa theo những công nghệ tiên tiến nhất, và áp dụng cho hầu khắp các lĩnh vực kinh doanh”, ông Trương phát biểu tại một hội nghị 2 ngày tổ chức mới đây tại học viện La Hán, Hàng Châu (Trung Quốc).
Nền tảng thương mại điện tử của Alibaba không chỉ kết nối người bán và người mua mà còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa các bên của chuỗi giá trị, bao gồm cả sản xuất, phân phối và bán hàng, từ đó các cơ hội việc làm mới được tạo ra.
Người dân Trung Quốc chiêm ngưỡng robot hình người tại Triển lãm Kinh tế số quốc tế 2018 (Nguồn: Internet) |
Vị CEO này cho biết thêm: “Có rất nhiều người đứng sau một web bán hàng, còn gọi là sự phân tách về mặt trách nhiệm. Đây là cách mà kinh tế đã phát triển suốt 2000 năm qua và nó cũng sẽ áp dụng lên thế giới số mới. Sự tách biệt về trách nhiệm đã tạo ra một vai trò mới”, Ông Trương cho biết, đồng thời đưa ra ví dụ về những live-streamer đã quảng cáo và bán hàng ngay chính tại kênh phát sóng của mình.
Ông nhấn mạnh vào sự cần thiết của tất cả các bên tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. “Tại Alibaba, tôi luôn luôn nhắc nhở nhân viên của mình rằng chúng ta không phải là chủ sở hữu của nền tảng này. Chúng ta tạo ra nó, nhưng chúng ta chỉ là một bên, một người tham gia vào nền tảng chung… Cùng với những người mua, người bán và những nhà cung cấp dịch vụ, chúng ta đã tạo nên cả một hệ sinh thái này.”
Số hóa toàn diện bao gồm cả những người chơi nhỏ lẻ và những bên thiếu kĩ thuật đóng vai trò là những người chơi then chốt trong quá trình là một số trong những chủ đề chính được thảo luận tại hội nghị, nơi mà các chuyên gia cùng thảo luận về tương lai nền kinh tế số. Hội nghị cũng yêu cầu các học giả đưa ra 10 vấn đề chủ chốt khi nền kinh tế số phát triển trong tương lai, bao gồm cả những cơ hội tăng trưởng, thất nghiệp, những ngành nghề mới, hợp tác và nguyên tắc kinh tế thế giới. Hơn 200 học giả và chủ doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đã tới Hàng Châu để tham dự sự kiện, được tổ chức tại trụ sở của Alibaba, nơi đã thành lập học viện LA Hán vào năm ngoái.
Sự kiện diễn ra khi Trung Quốc đang nỗ lực chuyển dời mô hình phát triển, được vận động dựa theo kinh tế số và các công nghệ AI, một trong những nỗ lực bảo đảm tương lai của đất nước, giữa cuộc cách mạng công nghiệp mới. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ số tại Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ nền kinh tế mới cũng như các cơ hội làm việc mới đang ngang hàng với những nghi ngại về tình trạng thất nghiệp gây ra bởi bởi AI và robot.
(Nguồn: Internet) |
“Chúng tôi đã chứng minh được tại Trung Quốc, Rwanda, Campuchia và Philippine rằng tất cả những đối tượng quy mô nhỏ đều thực sự yêu thích và thu lợi từ nền kinh tế số, nên chúng ta cần nghiên cứu chi tiết tại sao và bằng cách nào nó có thể có ích”, Jack Ma, nhà sáng lập và chủ tịch điều hành Alibaba, đã phát biểu tại một nhóm các nhà kinh tế và viện sĩ, tại một cuộc gặp gỡ kín trước thềm hội thảo.
Quá trình Trung Quốc chuyển đổi số có thể được dùng để làm cảm hứng và giúp ích cho các nơi khác trên thế giới, những nhà kinh tế học tin tưởng. “Thứ đã làm tôi ấn tượng chính là những nhà cung cấp của những ngành dịch vụ chưa mạnh. Có lúc họ khởi động với rất ít hỗ trợ về mặt công nghệ và tài chính, nhưng rồi họ vẫn làm rất tốt. Tiềm năng của Trung Quốc trong một nền tảng chung toàn cầu, đặc biệt là giữa những nước đang phát triển… Rất đáng giá để thâm nhập vào”, Giáo sư Michael Spence của Đại học New York và người từng đoạt giải thưởng Nobel kinh tế chia sẻ.
Thêm vào đó, với các nước đang phát triển đang chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số hóa, “Hạ tầng cơ sở và khả năng tiếp cận công nghệ, các thiết bị di động sẽ là bước đầu tiên”, Bengt Holmstrom, giáo sư tại viện công nghệ Massachusetts và người từng được giải Nobel kinh tế cho biết, “Tôi rất hiếu kỳ xem liệu những mô hình này có được những thành công tương tự hay không tại những nước khác".