- Đến bữa ăn tối chị không ăn mà lẳng lặng bế con lên nhà ngoại. Chị đi không thèm chào hỏi người lớn nào trong nhà. Hành động bỏ đi này của chị đẩy những ấm ức bực dọc và thất vọng của tất cả mọi người lên đến đỉnh điểm.
TIN BÀI KHÁC:
Vợ chồng giận nhau...mẹ chồng dọn đồ cho con trai ở riêng
Mẹ chồng nghĩ tôi chỉ làm gánh nặng
Con yêu má, má chồng của con
Làm dâu đừng chỉ đợi xem mẹ chồng cho mình cái gì
Phải sống cùng bố mẹ chồng, tôi đã rất lo lắng
Chồng mất sớm, mẹ chồng coi tôi là tội đồ
35 tuổi chẳng lấy được vợ vì mẹ khó tính
“Ác mộng” mẹ chồng
Ngồi vào mâm cơm mà ba vẫn chưa hạ hỏa. Ba mắng mẹ liên tục:
- Nhà có mấy người mà bà không chiều được? Bà ở nhà làm gì mà để con cái như thế? Bà làm gì mà để đến bữa nó vẫn còn bỏ đi? Giờ nó đi như thế, lên trên đó nhà người ta lại nghĩ nhà mình nọ kia. Thật tôi chẳng hiểu bà nữa…
Mẹ chỉ im lặng và khóc. Có lẽ, ba sẽ không dừng lại cho đến khi nội lên tiếng:
- Mẹ nó cũng giờ mới đi làm về, vừa về được tí thì mày về. Mày mắng cái gì? Nó đi đâu kệ nó. Tao còn sống sờ sờ đây mà nó đi nó còn chẳng thèm hỏi tao một tiếng. Vợ chồng mày lớn tiếng tao mới biết nó đi đấy. Mặc kệ nó.
Suốt bữa cơm mẹ vẫn khóc. Nhìn bà bưng bát cơm chan nước mắt, tôi không khỏi xót xa. Giật mình nghĩ: đúng là con dâu thời “sung sướng”.
“Nó” mà ba và nội tôi nói ở đây là chị dâu tôi. Đến bữa ăn tối chị không ăn mà lẳng lặng bế con lên nhà ngoại. Chị đi không thèm chào hỏi người lớn nào trong nhà. Hành động bỏ đi này của chị đẩy những ấm ức bực dọc và thất vọng của tất cả mọi người lên đến đỉnh điểm.
Ảnh minh họa |
Từ ngày về làm dâu chưa bao giờ chị phải nặng nhẹ công việc hay vất vả con cái. Tất cả mọi việc từ quét dọn, giặt giũ, nấu nướng, chợ búa… đều dồn vào đầu mẹ chồng, chăm hết con dâu tới chăm cháu. Đã vậy, chị lại còn bày thêm ra nữa, làm đâu vứt đấy, bày khắp nhà, bừa bãi và bẩn thỉu. Thỉnh thoảng mẹ nói đùa với chúng tôi: “Chúng mày bây giờ đẻ có phải con thơ đâu, toàn tao con thơ thôi”.
Ngày thường , không ngày nào tôi không thấy mẹ hí hoáy ninh nấu trong bếp. Dù nhà không có nhưng vì bà thương cháu khát sữa nên rất chịu khó sưu tầm và nấu toàn món bổ cho chị dâu ăn. Bưng lên cho con dâu còn phải dỗ ngon dỗ ngọt vậy mà có khi chị chẳng thèm ăn còn buông lời hỗn hào. Ngồi ăn cơm không có khi nào bố mẹ không động viên chị ăn nhiều lấy sữa cho cháu. Thế nhưng, chị dường như thờ ơ. Kệ công sức nấu nướng của mẹ, kệ những lời động viên của ba, kệ con đói khóc dã cả họng không thèm dỗ… Nhiều lúc mẹ bực bảo tôi: “Đã thế mai cho nhịn, không ai nấu rồi đổ đi được mãi”. Thế rồi sáng hôm sau đã thấy mẹ chợ búa, hí húi nấu nướng phục vụ con dâu.
Tôi thật không hiểu, chị ấy có ý thức được là mình cũng là mẹ không nữa? Nuôi con nhỏ mà bữa ăn không nổi một bát cơm? Xin đừng nói tới sở thích ở đây vì mẹ tôi ngày nào cũng hỏi con thích ăn gì? Vả lại tôi thấy bản năng các bà mẹ thường thì sống vì con chứ không mấy ai sống vì sở thích của mình. Con cái nghịch dại, nghịch bẩn chị cũng kệ. Con đói khóc cũng kệ, trong đầu chị không có khái niệm dỗ con hay sao ấy?
Tôi cũng không hiểu chị là người vô tâm hay là vô ý thức nữa. Tôi chưa bao giờ thấy chị pha cho ba mẹ cốc nước khi đi làm về mệt, chưa bao giờ thấy thức dậy cơm nước ăn uống cho gia đình, quét nhà cũng chưa. Mấy ngày mùa bận mẹ không có thời gian giặt đồ thì chị tắm chỉ giặt của mình mình, quần áo ba mẹ chị cứ để kệ, hai ba hôm không có ai giặt cũng mặc. Đã thế chị luôn miệng kêu ca và chê nhà chật, nóng bức rồi thì nọ kia, thích thì ở nhà không thích thì bế con về nhà ngoại không thèm hỏi người lớn một câu.
Ba tôi bảo ba anh chị em ba đã sống và lớn lên trong căn nhà này đến lượt anh em tôi cũng vậy. Chúng tôi đều lớn lên mạnh khỏe và thành đạt. Nhà tuy có nóng, có chật thật nhưng trời nóng thì nhà nào chẳng nóng, trông thế chứ nhiều nhà còn nóng, còn chật chội hơn nhà chúng tôi nhiều. Rồi ba lại tiếc: “Giá mà anh mày lấy vợ muộn tí thì có khi không đến nỗi nào…”.
Quả vậy, nếu anh tôi kết hôn muộn một chút có lẽ ba mẹ sẽ không vất vả như bây giờ. Anh tôi ra trường đi làm tự nuôi thân, bố mẹ khỏe mạnh cùng đi làm nuôi tôi ăn học, cái lo vẫn còn nhưng không nhiều. Anh tôi lấy vợ, sinh một mạch hai cháu. Mẹ tôi nghỉ chợ búa ở nhà chăm cháu với lo việc nhà nên không có thu nhập. Vậy là thay vì ba người lo cho một người thì bây giờ là một người lo cho bảy người. Anh chị đi làm nhưng vẫn ăn chung, tuy nhiên mọi chi tiêu trong gia đình vẫn là ba mẹ lo. Anh chị không phải bỏ ra đồng nào, chỉ lo cho đứa cháu nhỏ thôi.
Đêm mưa mất điện, lại không vướng bận hai đứa cháu, hai ông bà lủi thủi tâm sự. Gọi là tâm sự cho sang chứ ba mẹ đang lo miếng cơm manh áo toát mồ hôi, thời gian đâu mà tâm sự. Ông sắp đi làm xa, ở cái tuổi người ta ung dung bế cháu, chén nước chè, điếu cày, bàn cờ… thì ba loay hoay mãi mới tìm được việc làm mới, nghe đâu là đi nhặt than thổ phỉ hằng đêm ở Quảng Ninh. Công việc hiện tại của ba hiện không còn đủ sức lo cho gia đình nữa. Chẳng lẽ lại ngửa tay xin con? Bà bảo: “ Ngày xưa con dâu cơm bưng nước rót cho ba mẹ chồng mà còn bị xét nét đủ điều. Bây giờ mẹ chồng cơm bưng nước rót cho con dâu mà vẫn mang tiếng là “mẹ chồng”.
Tôi nghe câu chuyện của ba mẹ dừng lại với tiếng thở dài mệt nhọc của ba. Ba mẹ nào thì cũng là ba mẹ cả, họ luôn dành cho con cái tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Vậy mà…
Tuyet Do
Thể lệ tham dự cuộc thi viết về “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại” Viết lại những ấm ức, giận hờn và yêu thương giữa mẹ chồng, nàng dâu và chia sẻ với câu chuyện đó với bạn đọc báo VietNamNet, nhận cơ hội trúng 1000.000 đ. Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại”. Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Thời gian nhận bài từ ngày 1/6/2012 đến hết ngày 30/7/2012. Mời bạn đọc tham gia gửi bài dự thi. Mời bạn đọc tham gia gửi bài viết dự thi. |