Hội nghị Thượng đỉnh Biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Paris đã qua tuần lễ đầu tiên. Và năm ngày cuối cùng đã bắt đầu. Văn bản quan trọng nhất đang trong thời điểm quyết định.

Thứ Bảy: thông qua dự thảo hiệp định

Hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu đã vượt qua được một chặng quan trọng, với việc đại diện của 195 quốc gia vào ngày cuối tuần đầu tiên, thứ Bảy 05/12/2015, đã thông qua một bản dự thảo hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu.

{keywords}

Một biểu tượng của mệnh lệnh phải hành động khẩn cấp: 12 khối băng lớn được chuyển từ băng đảo Groënland tới Paris, đặt trước điện Panthéon, Paris, kể từ thứ 5, 03/12/2015.

Sự thực, văn bản dự thảo dày 48 trang chỉ mới được các vị đại diện 195 nước là các nhà thương thuyết, các chính trị gia hay các nhà chuyên môn ‘duyệt”. Nhưng trong văn bản này còn rất nhiều điểm mà các bộ trưởng của nhiều nước phải đạt được đồng thuận, để từ đây đến ngày kết thúc hội nghị 11/12 có thể thông qua một hiệp định, áp dụng cho toàn cầu về việc hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Một trong số những điểm chưa được quyết định, nhưng rất quan trọng, là mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất, chưa biết nên giữ ở mức 2° C, hay giảm xuống còn 1,5°C như yêu cầu của nhiều đảo quốc nhỏ.

Điểm quan trọng thứ hai là sự tài trợ cho các nước ở bán cầu phía Nam để thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như việc phân chia nỗ lực chống biến đổi khí hậu giữa các nước phát triển và đang phát triển. Đây vẫn là những điểm gay go nhất, mà các bộ trưởng sẽ phải giải quyết trong những ngày tới.

Các nước phía Nam thì muốn hiệp định phải ghi rõ khoản tiền 100 tỷ đôla/năm được hứa từ đây đến 2020 để giúp họ thích ứng với biến đổi khí hậu chỉ là một bước khởi đầu. Trong khi đó, các nước phía Bắc không muốn là chỉ có họ bỏ tiền ra. Thái độ này đã gặp sự phản đối của các nước đang phát triển, họ đòi các nước giàu phải thực hiện đúng cam kết.

Bên lề hội nghị COP21 hôm nay, nhiều nhân vật tên tuổi trên thế giới đã tham gia sự kiện gọi là Ngày Hành động (Action Day) để thúc đẩy công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau Leonardo de Caprio và Robert Redford lại đến lượt một ngôi sao điện ảnh khác của Mỹ, Sean Penn trở thành một trong những khách mời của hội nghị COP21.

Tổng thống François Hollande sẽ bế mạc Ngày Hành động và cũng sẽ tiếp cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, người đã từng đoạt giải Nobel năm 2007 cùng với Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu GIEC.

Thứ Hai: duyệt lại dự thảo hiệp định

{keywords}

Mô hình tháp Eiffel mini đặt ở địa điểm Hội nghị COP21, Bourget, phía Nam Paris. Ảnh: Nguồn BBC.

Các Bộ trưởng từ khắp nơi trên thế giới tụ hội lại ở Paris ngày hôm nay, Thứ hai (7/12/2015), trong một nổ lực cuối cùng nhằm đạt một thỏa thuận tối ưu mới về khí hậu toàn cầu dựa vào văn bản dự thảo được “ký tắt” vào thứ Bảy vừa qua như đề cập ở phần trên.  

Các tài liệu lúc này dài đến 48 trang và bao gồm đến hơn 900 khung hình vuông để biểu thị các nội dung bất đồng. Một số đại biểu lo ngại rằng quá nhiều vấn đề đang được gác lại cho các chính trị gia. "Tất cả các vấn đề chính trị khó khăn vẫn còn chưa được giải quyết, và sẽ được giải quyết bởi các Bộ trưởng," Miguel Arias Canete, Ủy viên Khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết. Ông còn nói thêm trong một cuộc họp báo: "Tuần tới là tuần của sự thỏa hiệp, đó là một tuần khó khăn,"

Rõ ràng, vẫn còn có những bất đồng về việc liệu thỏa thuận này sẽ được hoàn toàn ràng buộc pháp lý hoặc chỉ là ràng buộc một phần mà thôi. Các nhà đàm phán đã mất bốn năm để tạo ra văn bản dự thảo cho một hợp đồng dài hạn, bây giờ các Bộ trưởng sẽ chỉ có năm ngày để chuyển văn bản đó thành một thỏa thuận chấp nhận được cho tất cả 195 nước.

Đây là một việc không đơn giản.

Theo BBC, các nước nghèo đã cảnh báo các cuộc đàm phán sẽ thất bại nếu các nước giàu cố gắng hạn chế quyền phát triển để bảo vệ khí hậu. Một đại biểu nói rằng người nghèo không thể chấp nhận nghèo đói vì cái giá của một thỏa thuận thành công ở Paris.

Như vậy, các nhà đàm phán đã mất bao lâu để tạo ra văn bản dự thảo cho một hợp đồng dài hạn. bây giờ các Bộ trưởng sẽ chỉ có năm ngày để chuyển văn bản đó thành một thỏa thuận chấp nhận được cho tất cả 195 nước.

Quả là một động thái không dễ dàng. Và những ai quan tâm đến Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu COP21 2015 đều hướng về Paris trong trạng thái trông chờ xen lẫn ít nhiều lo lắng.

Trần Minh (theo tư liệu BBC, CNN)