- Quan chức chính phủ của hơn 25 quốc gia, FBI, quân đội Mỹ và các công ty thuộc Fortune 500... cũng "đốt đuốc" tìm kiếm nhân tố "tự trọng" ở con người.

ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN
Kho báu vô giá của đời người
Tình yêu của một người lãng du kì lạ

Người tài và GDP hạnh phúc

Nhật kí làm rung chuyển nền giáo dục Mỹ

Mạc Ngôn: “Giải Nobel của tôi gây tranh cãi”

Chiến trường nhan sắc

Nhà báo sừng sỏ và thiên tài chính trị


Có phải ở ngoài kia mọi người đang nói rất nhiều về cái - gọi - là - lòng - tự - trọng. Nhưng có phải ai cũng hiểu "tự trọng" thực chất là gì? Làm sao xác định được ai mới là người có lòng tự trọng trong rất nhiều những kẻ tự tin? Và bạn có để ngỏ cơ hội cho anh ta xuất hiện trong bản thân mình?

"Đọc vị bất kì ai" đã phát hành cách đây 2 năm, lọt Top 10 cuốn sách của  năm 2010 theo nhận định của báo VietNamNet. Nhưng lúc đó chưa có Đọc chậm cuối tuần để chúng tôi có thể giới thiệu đến độc giả chi tiết hơn về nội dung cuốn sách này.



Về cơ bản, cuốn sách chia làm 2 mảng lớn: Cách phát hiện kẻ nói dối và cách xác định mức độ tự trọng, tự tin của một người.

Các kết quả nghiên cứu trong cuốn sách được đưa ra dựa trên phương pháp S.N.A.P - cách thứv bài bản để phân tích và tìm hiểu tính cách trong phạm vi cho phép mà không làm mếch lòng đối tượng. Phương pháp này dựa trên những phân tích về tâm lý, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên ngôn ngữ cử chỉ, trực giác hay võ đoán. Lý thuyết trong cuốn sách hữu hiệu đến mức nó được các quan chức chính phủ của hơn 25 quốc gia, FBI, quân đội Mỹ và các công ty thuộc Fortune 500 sử dụng.

Học giả Nguyễn Duy Cần của Việt Nam đã đúng. Ta cần hiểu về những người sống quanh ta, dù là một đứa trẻ, một người làm công hay bậc cha chú, và cũng cần phải kiểm soát được chính mình.

Thế nhưng rất nhiều người đã nhầm lẫn sự tự cao và lòng tự trọng, nhầm lẫn nết khiêm nhường với sự tự ti... Người ta cũng không thể lý giải tại sao kẻ mạnh lại bắt nạt kẻ yếu, tại sao kẻ yếu lại luồn cúi kẻ mạnh hay tại sao con người không chịu thừa nhận những sai lầm của mình.

Người tự trọng là người mà giá trị của họ không chạy theo các đánh giá của người khác, và hơn hết, họ là những người tôn trọng sự thật đến tối đa.




* Những trích đoạn dưới đây nằm trong cuốn sách "Đọc vị bất kì ai" của tiến sĩ David J. Lieberman (Mỹ), bản dịch của Quỳnh Lê (Thaihabooks phát hành năm 2010).

Trong mỗi người chúng ta có ba nhân tố cùng tồn tại, bình thường tách biệt nhau, đôi khi chồng chéo, trái ngược nhau, đó là: tâm hồn (lương tâm), bản ngã và bản thể (cơ thể). Tâm hồn làm điều mà nó cho là đúng, bản ngã (một dạng tâm hồn ở mức độ thấp hơn) thì muốn trở nên đúng, còn bản thể chỉ muốn thoát khỏi tất cả những lý luận lằng nhằng này.

Cơ thể chúng ta chỉ muốn làm gì dễ dàng và thoải mái nhất. Ví dụ điển hình cho việc lạm dụng sự tự do làm theo ý thích là việc ăn quá nhiều hay ngủ quá nhiều – theo đó có thể hiểu rằng khi muốn hành động theo điều cơ thể mách bảo, chúng ta chỉ muốn/không muốn làm điều gì đó vì cảm thấy muốn thế mà thôi.

Tóm lại, bản thể chỉ muốn làm cái mà nó thích làm, bản ngã thì muốn làm điều sẽ làm nó được nhìn nhận tốt, còn lương tâm chỉ muốn làm điều đúng đắn. Khi đồng hồ báo thức reo vào mỗi buổi sáng, cả ba nhân tố này sẽ cùng đấu tranh trong bản thân chúng ta. Nếu chúng ta đưa tay tắt nút báo thức, bạn có đoán được nhân tố nào đã vượt lên hai cái còn lại không?

Giả sử bạn đang ăn kiêng và đột nhiên rất thèm ăn sô cô la. Bạn cố gắng đấu tranh chống lại ham muốn này, nhưng rồi bạn không thể cưỡng lại và đã ăn một ít. Bạn có thể nói rằng mình có sự thoải mái không? Khi bạn thích ăn, bạn đã ăn. Đây là sự tự do hay bó buộc? Sau khi làm như vậy thì cảm giác của bạn ra sao? Bạn có cảm giác thế nào về bản thân mình nếu bạn cưỡng lại được sự thèm ăn đó?


Khi vượt qua được những cám dỗ và kháng cự được chúng, tức là chúng ta đã trải qua quá trình tự kiềm chế bản thân. Chỉ khi có thể hành động vì trách nhiệm, chúng ta mới có được sự tự tôn trọng bản thân, tức là lòng tự trọng. Lòng tự trọngkhả năng tự kiềm chế có mối quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau.

Nếu chúng ta không thể kiềm chế mà làm một điều chỉ để thỏa mãn sự hài lòng nhất thời hay chỉ làm sao cốt để bảo vệ và đánh bóng hình ảnh của bản thân thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ. Khi đó chúng ta sẽ chỉ sống vì những cơn bốc đồng khó kiểm soát và lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác để duy trì bản ngã của mình.

*

Nếu một người không có lòng tự trọng, anh ta sẽ không biết tự nhìn nhận bản thân mình. Anh ta không thể chịu đựng được việc mình sai, , hoặc việc người khác nhìn nhận anh ta là yếu kém. Vì vậy, thay vì thay đổi bản thân, anh ta thay đổi thế giới quan của chính mình, tự lập lại một thứ trật tự của riêng mình từ mớ bòng bong đó, mà không tổn hại đến một sợi tóc trên cái đầu thiếu kiên định của mình. Những suy nghĩ như “Tôi thật là tồi, tôi đã sai” được thay thế bằng “Thế giới thật không công bằng”, “cô ta mới sai” hay “tất cả mọi người chỉ muốn chống lại tôi”.

Ví dụ, một người chồng lừa dối vợ mình sẽ phải bào chữa cho hành động của mình. Nếu anh ta không thể bóp méo thế giới quan của mình đủ để khôi phục niềm tin với người vợ và cuộc hôn nhân, hoặc tổ hợp lại những giá trị của bản thân để bào chữa cho hành động của mình, anh ta sẽ tự động thấy thế giới hiện thực bên ngoài bị bóp méo. Sự bóp méo này khiến cho anh ta “thấy” vợ mình làm những điều sai và một cách vô thức cho rằng cô ta – trước đó – mới chính là nguồn gốc những hành động của anh ta.

Một vị luật sư chuyên bào chữa cho những tội phạm trí thức đã nhận xét rằng công việc khó nhất của ông ta là thuyết phục người khách hàng của mình nhận thấy anh ta đã sai. Vì con người rất dễ bị nhìn ra hành động của mình và rồi tự bào chữa cho mình từng li từng tí một. Nếu không nhận thức được điều này, bạn có thể đã phạm phải một sai lầm rất lớn.

Hầu hết mọi người nhận thức được rằng trộm cướp, giết người hay làm tổn thương người khác là sai trái. Nhưng ví dụ như trong kế toán, khi không có bất cứ một nạn nhân cụ thể nào và được biện hộ bởi một “lí do hợp lý”, kẻ phạm tội có thể không ý thức được hết hậu quả hành động của mình.


*

Từ đầu đến giờ, chúng ta hiểu rằng một người sở hữu lòng tự trọng cao sẽ biết cách nhìn nhận thông tin rõ ràng hơn, trong khi đó, người có lòng tự trọng thấp thường bị buộc phải thay đổi suy nghĩ của mình sao cho có ít mâu thuẫn với diễn biến thực tại nhất.

Chính sự mâu thuẫn này buộc con người phải hoà giải nó để giảm thiểu những thương tổn. Ví dụ, một người với lòng tự trọng thấp không thể thường xuyên thừa nhận với bản thân rằng anh ta có thể đã phạm sai lầm. “Bản thân mình đúng” được ưu tiên hơn so với “Làm việc gì đúng đắn”.

Thực chất, bản năng tự vệ tinh thần của con người rất giống với cách chúng ta tự bảo vệ cho thể xác của ta. Khi tìm cách bảo vệ thân thể khỏi hiểm nguy, bạn cũng tự động tìm kiếm cách bảo vệ hình ảnh của mình. Khi thể xác gặp nguy hiểm, cơ thể bạn sẽ tự có phản ứng theo kiểu “chiến đấu-hay-bỏ chạy”. Tương tự, khi gặp những nguy hiểm về mặt tâm lý, bạn cũng sẽ có loại phản ứng được gọi là “chấp nhận–hay-bất tuân”. Khi bạn có lòng tự trọng cao, bạn sẽ chấp nhận đối mặt với những thử thách. Ngược lại, khi bạn có lòng tự trọng thấp, cái tôi trong bạn sẽ tự phòng vệ bằng cách bóp méo thực tế, tránh những tổn thương.

Nếu bạn thực sự biết có bao nhiêu phần sự thật trong thế giới quan của một người, bạn sẽ hiểu thêm nhiều về cách nhìn nhận vấn đề của người đó.

Vân Sam