- Tất cả những tác phẩm đã vang lên trong buổi hòa nhạc Điều còn mãi 2011 là tiếng lòng của lớp lớp những thế hệ Việt Nam, từ quá khứ lịch sử hào hùng đến tương lai đầy hy vọng của dân tộc.
Hòa nhạc Điều Còn Mãi : Những hình ảnh đầu tiên
Các nghệ sĩ hết lòng với Điều còn mãi
Mời xem truyền hình trực tiếp "Điều còn mãi"
Nóng trong ngày: Hoà nhạc 'Điều còn mãi'
Đăng Dương hạnh phúc tham gia "Điều còn mãi"
“Điều còn mãi” sẽ là thương hiệu quốc gia
Các nhà báo tin tưởng ở "Điều còn mãi"
"Điều còn mãi" - tình yêu nhân loại sẽ vượt ra ngoài Việt Nam
"Điều còn mãi" - hy vọng bừng cháy từ hồi ức
Giai điệu tinh túy của tình yêu đất nước
Các nghệ sĩ hết lòng với Điều còn mãi
Mời xem truyền hình trực tiếp "Điều còn mãi"
Nóng trong ngày: Hoà nhạc 'Điều còn mãi'
Đăng Dương hạnh phúc tham gia "Điều còn mãi"
“Điều còn mãi” sẽ là thương hiệu quốc gia
Các nhà báo tin tưởng ở "Điều còn mãi"
"Điều còn mãi" - tình yêu nhân loại sẽ vượt ra ngoài Việt Nam
"Điều còn mãi" - hy vọng bừng cháy từ hồi ức
Giai điệu tinh túy của tình yêu đất nước
Khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội đã không còn một chỗ trống vào lúc 14h00 ngày mùng 2/9/2011, ngày Quốc khánh của nước CNXH chủ nghĩa Việt Nam - ngày mùa thu lịch sử mà cách đây 66 năm, trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Khán phòng Nhà hát lớn trang trọng và lộng lẫy không còn một chỗ trống
Đó là nhạc sĩ Hoàng Vân, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Văn Ký, nhà thơ Việt Phương, nhà thơ Dương Tường, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhạc sĩ Doãn Nho, nhạc sĩ Hoàng Dương, nhạc sĩ Phó Đức Phương, giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà báo Hữu Thọ - nguyên TBT báo Nhân Dân, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn - Nguyên tổng biên tập báo VietNamNet, nhà thơ Bùi Sỹ Hoa - Tổng biên tập báo VietNamNet, giám đốc nghệ thuật của chương trình-nhạc sĩ Dương Thụ, bà giám đốc Viện Goethe tại Hà Nội, ông giám đốc Trung tâm Văn hóa Nhật Bản tại Hà Nội...
Tổng biên tập báo VietNamNet phát biểu gửi gắm thông điệp của hòa nhạc Điều còn mãi tới các quan khách
Trong phần khí nhạc mở đầu buổi biểu diễn, nhạc sĩ trẻ Nguyễn Mạnh Duy Linh vinh dự là tác giả có tác phẩm được trình diễn đầu tiên, Concerto grosso cho violin, piano, bộ gõ và dàn dây đã gây ngạc nhiên lớn cho người nghe bởi sự trưởng thành và sáng tạo của một thế hệ những nhà soạn nhạc trẻ tuổi của Việt Nam. Đây là một Concerto tinh tế, khá phức tạp với ngôn ngữ âm nhạc hiện đại và mới mẻ. Những nét giai điệu đa chiều và gãy gọn trong tác phẩm này cho thấy một bước tiến mới về sự thông minh và sáng tạo trong sáng tác, khắc họa rõ nét dấu ấn cá nhân của tác giả. Đặc biệt nghệ sĩ violin Bùi Công Duy đã thể hiện xuất sắc và gần như hoàn hảo phần solo dành cho violin. Concerto này cũng là sáng tác giúp Nguyễn Mạnh Duy Linh tốt nghiệp Thạc sĩ Sáng tác âm nhạc loại xuất sắc tại Nhạc viện Quốc gia Magnitogorsk (Nga).
Bùi Công Duy trong tác phẩm Concerto grosso cho violin, piano, bộ gõ và dàn dây
Là nét riêng không thể thiếu trong hòa nhạc thường niên Điều còn mãi, tác phẩm dân ca chuyển soạn "Bèo dạt mây trôi" đã không còn là một bài dân ca quen thuộc mà đã dày dặn hơn, nhiều bè nhiều lớp hơn để trở thành một tác phẩm khí nhạc mang tính chất thính phòng, sánh ngang với các tác phẩm khí nhạc quan trọng khác. Bên cạnh Bùi Công Duy, violinist Xuân Huy đã chơi tác phẩm "Hát ru" của nhạc sĩ Hoàng Dương vừa tinh tế vừa sâu lắng và đầy xúc cảm.
Violinist Xuân Huy đã chơi tác phẩm "Hát ru"
Bên cạnh các tác phẩm khí nhạc có phần thuần nhất, "Bóng" của Phó An My và nhạc sĩ Tuệ Nguyên lại là sự pha trộn đương đại vô cùng rõ nét khi một nhạc cụ cổ điển phương Tây lại được đối thoại với giọng hát chầu văn của Việt Nam. Cuộc đối thoại mang nhiều màu sắc tưởng chừng như khó cảm đãnhận được sự cổ vũ vô cùng hào hứng từ khán giả.
Được chờ đợi nhất có lẽ là Giao hưởng thơ "Lệ Chi Viên" của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng - tác phẩm đã chinh phục những thánh đường âm nhạc Đức năm 2009. Không phụ lòng mong mỏi của khán giả, ngay từ những nét giai điệu đầu tiên đã có thể thấy tính kể chuyện, tính tự sự và những nét giai điệu rất Việt Nam thấp thoáng hiện lên. Càng đi về chủ đề chính, về mâu thuẫn và sự xung đột, các giai điệu lại càng chồng lên nhau dữ dội hơn, mạnh mẽ hơn, lớp lớp như sóng tràn, như tinh thần quật cường và ý chí của người anh hùng dân tộc, cũng như những oan khuất không thể tỏ bày. Với Lệ Chi Viên, Trần Mạnh Hùng đã kể một câu chuyện nhiều tính tiết, có sự hào sảng, có sự đau đơn, có nghĩa khí và tầm vóc.
Phần thanh nhạc của Điều còn mãi được mở đầu bằng tác phẩm giàu lòng yêu nước - hợp xướng "Việt Nam muôn năm" của nhạc sĩ Hoàng Vân. Đọan lĩnh xướng: "Ôi, Tổ quốc giang sơn hùng vĩ/ Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi/ Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ/ Có miền Nam anh dũng tuyệt vời" đã khiến cho nhiều khán giả có mặt trong khán phòng nổi da gà vì xúc động.
Trên đỉnh phù vân là một trong những ca khúc được nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng phối khí cầu kì nhất, khó nhất cho giọng hát. Đoạn nhạc dạo cũng được làm rất kĩ để thể hiện được khung cảnh mờ ảo đầy sương phủ trên đỉnh núi cao ngất và xa thẳm. Cái khó nhất mà Mỹ Linh phải là được, đó là ăn nhập giọng hát của cô với lối tả cầu kì, hư ảo của những nhạc cụ xung quanh. Và Mỹ Linh đã làm được điều này một cách tuyệt vời. Phần vocal khó có thể tốt hơn, như thể đó không còn là giọng mà thực sự là những âm thanh vang vọng từ đỉnh núi. Mỹ Linh trên đỉnh phù vân 2011 không còn là Mỹ Linh của năm 1997, mà đã sâu lắng hơn, đầy đặn hơn, kĩ thuật hơn...và đẳng cấp hơn nhiều..
Hồng Nhung tươi trẻ
Mỹ Linh rực rỡ
Nguyên Thảo ghi dấu ấn mới với "Họa mi hót trong mưa"
Đại hợp xướng "Việt Nam quê hương tôi" với sự góp mặt của Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương, Dàn hợp xướng cung thiếu nhi Hà Nội, toàn thể nghệ sĩ và ca sĩ đã kết thúc những phút giây đẹp đẽ và những xúc cảm tuyệt vời của hòa nhạc Điều còn mãi 2011.
Ca sĩ Đăng Dương khiến người nghe nổi da gà với "Việt Nam muôn năm" và "Những ánh sao đêm"
Giáo sư Ngô Bảo Châu trên những hàng ghế khán giả
Từ phải qua: Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (nguyên TBT VietNamNet), nhà thơ Bùi Sỹ Hoa (TBT báo VietNamNet), nhạc trưởng Lê Phi Phi và giám đốc nghệ thuật của chương trình - nhạc sĩ Dương Thụ
Ảnh: Lê Anh Dũng