Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank (TCB) của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 với một kế hoạch lợi nhuận đầy tham vọng: thu về khoảng 20.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm nay, tăng 25% so với năm trước.

Nếu thành công, Techcombank của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh là ngân hàng tiếp theo và là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên có thể chạm ngưỡng lợi nhuận tỷ USD trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trước đó, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên đạt mốc này. Còn  Techcombank sẽ là ngân hàng cổ phần tư nhân đầu tiên đạt được mốc này.

Techcombank đặt ra kế hoạch lợi nhuận cao nhất trong lịch sử dựa trên mục tiêu nợ tín dụng tăng 12% và kế hoạch huy động vốn tăng 14,7%.

Mặc dù lợi nhuận đạt mức cao trong năm 2020, Techcombank dự kiến tiếp tục trình cổ đông kế hoạch không chia cổ tức cho dù tính tới cuối 2020 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đã lên tới hơn 26,7 nghìn tỷ đồng.

Lãnh đạo Techcombank trình cổ đông kế hoạch duy trì nguồn tiền dưới hình thức lợi nhuận không chia để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 

Tuy nhiên, ngân hàng tính phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP). Ngân hàng này dự kiến phát hành 6 triệu cổ phiếu ESOP, giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Tháng 11/2020 trước đó, TCB cũng đã phát hành hơn 4,76 triệu cổ phiếu cũng theo chương trình ESOP cho nhân viên.

Trong khi đó, thông tin từ Vietcombank, cho biết ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 30 nghìn tỷ đổng 2021.

{keywords}
Tỷ phú Hồ Hùng Anh.

Trong năm 2020, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 22,53 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất đạt 23,07 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD) cho dù các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam vừa trải qua một năm khó khăn chưa từng có, với đại dịch Covid-19 hoành hành và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tháng 1/2020, Vietcombank đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trên sàn chứng khoán ghi nhận lợi nhuận tỷ USD trong một năm. Cụ thể, trong 2019, VCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 23.185 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD).

Trong năm 2020, CTCP Vinhomes (VHM) của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng báo lãi kỷ lục 11,5 nghìn tỷ đồng trong quý IV, gấp đôi so với cùng kỳ nhờ bàn giao Vinhomes Ocean Park, Grand Park và Smart City Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong năm 2020 đạt hơn 37 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với 2019. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong năm 2020 đạt 8.463 đồng, tăng 30%.

Trong năm 2021, Vietcombank được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 10,5%. VietinBank, BIDV và Agribank trong khi đó được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 6-7,5%; còn những ngân hàng cổ phần được giao chỉ tiêu 11-12% do quy mô thấp nên với 10,5% của Vietcombank được đánh giá là quy mô cao nhất của thị trường.

Theo SSI Research, lợi nhuận Vietcombank, BIDV có thể tăng 75-85% trong quý Isau khi đã tăng trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Các ngân hàng thương mại tư nhân dự kiến tăng lợi nhuận trước thuế 45-55% trong quý đầu năm 2021.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tiếp tục tăng mạnh lên ngưỡng 1.230 điểm.

Cuối cùng thì sau bốn tuần thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý 1.200 điểm (từ đầu năm 2021 đến nay), VN-Index đã vượt qua được ngưỡng cản tâm lý quan trọng này và thậm chí còn vượt luôn cả mức đỉnh mọi thời đại trước đó là 1.211 điểm (tháng 4/2018).

Diễn biến này đã giúp cho tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn và dòng tiền mua lên xuất hiện đã giúp VN-Index thiết lập các mức cao mới. Khối ngoại quay trở lại mua ròng trong tuần qua cũng là một diễn biến tích cực khác. Trên góc độ kỹ thuật, thị trường vẫn đang trong sóng tăng 5 với target quanh 1.250 điểm dự kiến đạt được vào nửa đầu tháng 4/2021 nên dư địa trong khoảng 2 tuần nữa là vẫn còn. Trong tuần giao dịch tiếp theo, thị trường có thể tiếp tục tăng điểm để hoàn thành nốt sóng tăng 5.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/4, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng lên đỉnh cao mới: 1.224,45 điểm.

V. Hà