W-lam-dong-ng-hue-14-1.jpg

Lâm Đồng là tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên, có tổng diện tích 978.220 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 368.233 ha, diện tích đất lâm nghiệp 537.720 ha. Với tài nguyên đất đai phong phú về thổ nhưỡng, đa dạng về địa hình, khí hậu ôn hòa đã tạo cho Lâm Đồng thế mạnh trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ và du lịch.

W-lam-dong-ng-hue-13-1.jpg

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tính đến cuối năm 2022, tỉnh Lâm Đồng còn 6.636 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,94%; 11.601 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,40%. Trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 4.594 hộ, chiếm tỷ lệ 5,65%; hộ cận nghèo dân tộc thiểu số còn 6.905 hộ, chiếm tỷ lệ 8,57%.

W-lam-dong-ng-hue-7-1.jpg

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kịp thời các quyết định, kế hoạch để triển khai tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt mà địa phương nỗ lực thực hiện nhằm chăm lo tốt hơn đời sống của nhân dân, nhất là những đối tượng yếu thế, người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

W-lam-dong-ng-hue-16-1.jpg

Hiện nay, Lâm Đồng đang tập trung đẩy mạnh thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép với các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, tập trung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin… 

W-lam-dong-ng-hue-4-1.jpg

Tổng nguồn vốn thực hiện cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 của tỉnh Lâm Đồng là 65,683 tỷ đồng. Với nhiều hành động quyết liệt, đời sống của người dân đã từng bước được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

W-lam-dong-ng-hue-1.jpg

Công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Đồng thời, tăng nguồn lực đầu tư của địa phương, huy động toàn xã hội tham gia giúp vùng nghèo, người nghèo mang lại nhiều kết quả thiết thực và được người dân đồng tình ủng hộ.

W-nguyen-hue-tay-nguyen-2-6.jpg

Ngoài ra, huyện còn huy động nhiều nguồn kinh phí để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 84 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí 9.455 triệu đồng. Việc làm này đã góp phần giúp hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo bền vững.

W-lam-dong-ng-hue-6-1.jpg

Đặc biệt, việc triển khai các dự án đúng đối tượng đã khơi dậy tinh thần tự lực, vươn lên của người nghèo. Các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách cũng đạt nhiều kết quả tích cực.

W-lam-dong-ng-hue-5-1.jpg

Các chương trình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo, cận nghèo, vay xuất khẩu lao động, hỗ trợ nhà ở, phát triển kinh tế… đã giúp người dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. 

W-lam-dong-ng-hue-11-1.jpg

Để giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân, tỉnh còn chú trọng đến việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo. 

W-lam-dong-ng-hue-19-1.jpg

Thêm vào đó, học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số và học sinh đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đều được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt.

W-lam-dong-ng-hue-3-1.jpg

Với phương châm “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, giai đoạn 2023-2025, tỉnh Lâm Đồng xác định rõ  mục tiêu tổng quát là thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chung của cả nước.

Lê Na, Vĩnh Sang và nhóm PV