Trung Quốc đang thực hiện chiến lược được cho là “mạnh mẽ, đắt đỏ và liều lĩnh hơn nhiều” Kế hoạch Marshall Mỹ từng tiến hành để mở rộng ảnh hưởng.

Ông Trump ngồi nhà, ông Tập 'vùi dập' Mỹ ở APEC

Vì sao thượng đỉnh APEC không ra tuyên bố chung? 

{keywords}
Trung Quốc đã xây dựng và chi trả cho 7 đập thủy điện tạo ra một nửa sản lượng điện ở Campuchia. Đập thủy điện trong ảnh nằm ở bờ biển phía nam Campuchia là đập thủy điện lớn thứ 4 ở đất nước này mà Trung Quốc xây dựng.
{keywords}
Sri Lanka nợ Trung Quốc hơn 1 tỷ USD cho việc xây dựng một cảng nước sâu chiến lược và không có khả năng trả nợ. Cảng biển này hiện do Trung Quốc kiểm soát và thuê trong vòng 99 năm nữa.
{keywords}
Nam Phi hiện đang nợ Trung Quốc 1,5 tỷ USD cho việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện. Đây chỉ là một trong ít nhất 63 nhà máy điện mà Trung Quốc hỗ trợ tài chính trên thế giới.
{keywords}
Zambia hợp tác với Trung Quốc xây dựng một sân vận động 94 triệu USD có sức chứa 50.000 người. Những dự án trên nằm trong số hơn 600 dự án trên khắp thế giới mà Trung Quốc hỗ trợ tài chính để giành được những "người bạn mới" và mở rộng thị trường.
{keywords}
Nếu như trước đây, Mỹ từng sử dụng kế Kế hoạch tái thiết châu Âu Marshall sau Thế chiến II nhằm biến các quốc gia châu Âu thành những đồng minh về quân sự và ngoại giao của mình thì chiến lược tái định hình các mối quan hệ địa chính trị và tài chính hiện nay của Trung Quốc được đánh giá là "mạnh mẽ hơn, đắt đỏ hơn và liều lĩnh hơn nhiều".
{keywords}
203 công trình gồm có cầu, đường bộ và đường sắt đã tạo ra những con đường mới để hàng hóa Trung Quốc có thể lưu thông khắp thế giới. 41 đường ống cùng với các cơ sở hạ tầng khai thác dầu và khí đốt có thể giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn năng lượng đáng kể.
{keywords}
199 nhà máy điện vận hành bằng năng lượng hạt nhân, khí tự nhiên, than đá và các nguồn năng lượng thay thế giúp Trung Quốc xây dựng được những thị trường mới cho các công ty xây dựng và cung cấp thiết bị của quốc gia này.
{keywords}
Theo tờ New York Times, Trung Quốc hiện hỗ trợ tài chính cho 112 quốc gia. Hầu hết các dự án này đều nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhằm gia tăng ảnh hưởng trên thế giới.
{keywords}
Trung Quốc thực hiện các dự án tập trung vào các nước láng giềng khi cho họ vay tiền để xây dựng cầu đường. Pakistan đã không còn khả năng chi trả các khoản nợ này, một trong nhưng trường hợp mà các nhà phân tích gọi đó là phương thức ngoại giao "bẫy nợ" của Trung Quốc.
{keywords}
Tuy nhiên, những dự án của Trung Quốc cũng đem đến nhiều vấn đề về môi trường và lao động. Để thực hiện các dự án nước ngoài, các công ty Trung Quốc đưa hàng nghìn nhân công của họ đến xây dựng ở các nước sở tại khiến một số quốc gia thể hiện sự không hài lòng khi các dự án của Bắc Kinh hầu như tạo rất ít việc làm cho người dân địa phương. Các tiêu chuẩn an toàn của các công trình của Trung Quốc cũng không được đảm bảo.
{keywords}
Ngoài ra, một số quốc gia vay nợ Trung Quốc gặp vấn đề về tài chính phải tái đàm phán với Trung Quốc khiến các khoản nợ của họ càng thêm "chồng chất" và một số dự án thì vẫn trong tình trạng "dở dang". Ecuador đã dành hơn 1 tỷ USD chuẩn bị một khu đất để xây dựng một nhà máy tinh chế của Trung Quốc được cho là sẽ hoàn thành năm 2013. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án này vẫn bị trì hoãn.

Theo VOV

TQ phải làm gì khi 'bà đầm thép' rời chính trường?

TQ phải làm gì khi 'bà đầm thép' rời chính trường?

Trung Quốc sẽ phải cân nhắc lại cách tiếp cận với châu Âu một khi Thủ tướng Đức Angela Merkel rút lui khỏi chính trường khiến bức tranh chính trị trong khu vực thay đổi.

TQ "gặp hạn" với dự án nâng cấp tiêm kích tàng hình tối tân

TQ "gặp hạn" với dự án nâng cấp tiêm kích tàng hình tối tân

Các nguồn tin thuộc quân đội Trung Quốc tiết lộ, dự án nâng cấp tiêm kích tàng hình J-20 mạnh nhất của nước này đang gặp trục trặc.

'Chiến tranh thương mại' leo thang, TQ hối hả tìm đồng minh

'Chiến tranh thương mại' leo thang, TQ hối hả tìm đồng minh

Trung Quốc đang cố lôi kéo phần còn lại của thế giới để ủng hộ nước này về mặt chính trị trong cuộc xung đột thương mại với Mỹ.