- Khi chấm dứt hợp đồng lao động công ty chỉ trả tiền trợ cấp thôi việc 2 tháng lương (từ năm 2005-2008). Xin hỏi việc chi trả trợ cấp thôi việc có đúng chế độ không?

TIN BÀI KHÁC:


Tôi nguyên là Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng – thành viên HĐQT Công ty cổ phần Kon Hà Nừng. Do mâu thuẫn về quan điểm làm việc với Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty bản thân tôi bị cô lập rất khó làm việc nên tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động ngày 31/07/2012 và chuyển về công tác tại Chi nhánh Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty MDF Vinafor Gia Lai ngày 01/08/2012.

Xin tư vấn luật sư về các việc sau:

1/ Khi chấm dứt hợp đồng lao động công ty chỉ trả tiền trợ cấp thôi việc 2 tháng lương (từ năm 2005-2008). Tôi công tác qua các đơn vị từ tháng 12 năm 1980 đến ngày nghỉ là 31 năm 08 tháng. Xin hỏi việc chi trả trợ cấp thôi việc có đúng chế độ không? Nếu không đúng thì giải quyết như thế nào?

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Trường hợp này, ông chưa nói rõ thời gian ông công tác tổng cộng 31 năm 8 tháng, ông có từng nhận tiền trợ cấp thôi việc của đơn vị nào chưa?Tôi xin trích dưới đây 02 trường hợp điển hình để ông hiểu cụ thể hơn:Trường hợp 1: Theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung 2007 quy định: ‘Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có’.
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm  căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Nếu Công ty Cổ phần Kon Hà Nừng là (thứ 1) không cùng một doanh nghiệp với công ty trước năm 2005 mà ông đã làm cho, và (thứ 2) Công ty Cổ phần Kon Hà Nừng có tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đầu năm 2009, và (thứ
3) tháng lương ông được trợ cấp thôi việc đã bao gồm phụ cấp và được tính bình quân của 06 tháng cuối thì tiền trợ cấp thôi việc 2 tháng lương (từ năm 2005 đến năm 2008) Công ty Cổ phần Kon Hà Nừng trả cho ông là đúng.
Tiền trợ cấp từ đầu năm 2009 đến khi ông nghỉ việc sẽ do Cơ quan Bảo hiểm chi trả, do Công ty Cổ phần Kon Hà Nừng đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đầu năm 2009, đó là trợ cấp thất nghiệp. Nếu đợt tháng 07/2012 vừa rồi, ông chưa đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, và công ty ông làm việc tiếp sau vẫn có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thì thời gian từ đầu năm 2009 đến cuối tháng 07/2012 được tính dồn vào thời gian ông làm việc tiếp theo để tính trợ cấp thất nghiệp khi ông nghỉ việc.

Trường hợp 2: thêm vào 02 điều khoản trên là:

Khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung 2007 quy định: ‘Thời gian làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần do quỹ bảo hiểm xã hội trả, thì được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.’
Nếu công ty trước 2005 của ông chưa trả tiền thôi việc cho ông và cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Kon Hà Nừng thì tiền trợ cấp thôi việc 2 tháng lương (từ năm 2005 đến năm 2008) là sai, khi công ty trả trợ cấp thôi việc cho ông, công ty phải cộng cả thời gian ông làm việc cho Công ty Cổ phần Kon Hà Nừng và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc.

Nếu ông chưa từng nhận trợ cấp thôi việc nào về thời gian làm việc của ông trước năm 2005, ông sớm gởi đơn đến Phòng Lao động Thương binh - Xã hội Quận hoặc Sở Lao động Thương binh - Xã hội nơi ông làm việc để được làm rõ và giải quyết.

2/ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc không thông báo mời họp HĐQT xin hỏi việc này có đúng không? Tôi có còn là thành viên HĐQT không? Nếu không đúng thì tôi kiến nghị đến Cơ quan nào giải quyết.

- Việc ông không được thông báo mời họp HĐQT vào 27/10/2012 là sai, để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên ban kiểm soát cần phải được Đại hội đồng Cổ đông thông qua. Khi chưa có quyết định của Đại hội đồng Cổ đông thì ông vẫn là thành viên HĐQT. Ông có thể gởi đơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi cấp giấy phép kinh doanh cho công ty để được giải quyết.

3/ Tiền phụ cấp cũng không trả cho tôi tháng 8,9/2012. Xin hỏi như vậy có đúng không? Nếu không đúng tôi phải làm như thế nào?

- Khi ông chưa chính thức bị bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT, thì ông vẫn được phụ cấp HĐQT. Vì thế, tiền phụ cấp HĐQT không được trả cho ông là sai.
- Ông có thể gởi khiếu nại đến Phòng Lao động Thương binh – Xã hội quận hoặc Sở Lao động Thương binh - Xã hội để được giải quyết. Nếu không giải quyết được thì ông có quyền kiện ra toà.

4, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc không tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập số liệu để báo cáo về Tổng công ty. Xin hỏi luật sư tôi phải làm như thế nào để có số liệu báo cáo?

- Khi ông vẫn là thành viên của HĐQT và phụ trách Tổ trưởng đại diện phần vốn Nhà nước của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam tại Công ty cổ phần Kon Hà Nừng thì ông vẫn có quyền thu thập số liệu để báo cáo hàng tháng. Ông có thể báo cáo việc này lên cấp trên để có hướng giải quyết.

Tư vấn bởi LS Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật- Đoàn Luật sư Tp.HCM 120 Sương Nguyệt Anh, P.Bến Thành, Q.1, Tp.HCM. ĐT: 0906633168-08.62906420.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).