Nước Anh từng lên kế hoạch xây dựng một tàu sân bay khổng lồ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Điều đặc biệt là nguyên liệu xây dựng tàu là… băng.

Khi đó, nước Anh đang bị các loại tàu, tàu ngầm của Đức lấn lướt và đang tìm cách xây dựng một con tàu từ một vật liệu mà ngư lôi không thể phá hủy, hay ít nhất có thể chịu được một đòn tấn công mà không bị hư hỏng nhiều. Trong bối cảnh thép và nhôm đang khan hiếm, các nhà khoa học và kỹ sư phe Đồng minh được khuyến khích phát triển các loại vật liệu và vũ khí thay thế.

Lúc đó, có một nhà khoa học tên là Geoffrey Pyke, người được coi là vua các ý tưởng. Một trong những ý tưởng của ông là xây một tàu sân bay nặng 2 triệu tấn, rộng hơn 90 mét, dài gần 610 mét. Ông đặt tên cho dự án là Habbakuk.

{keywords}
Anh từng muốn xây một con tàu sân bay khổng lồ từ băng.

Ngoài kích thước của con tàu, điều khiến Habbakuk khác biệt là nó sẽ được xây dựng bằng băng. Đây là vật liệu vô tận, dễ làm, khá bền (trừ khi ở trong nhiệt độ ấm), dễ nổi và rất dễ sửa chữa khi bị hư hỏng. Ngoài ra, tốc độ sửa chữa có thể cực kỳ nhanh, ngay cả khi đang chiến đấu.

Con tàu Habbakuk cũng sẽ có 40 tháp pháo hai nòng, pháo phòng không và một đường băng có thể phục vụ được 150 máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom động cơ đôi.

Nhà khoa học Pyke thành công trong thuyết trình về dự án với Thủ tướng Anh Winston Churchill năm 1942. Ông Churchill tuyên bố dự án sẽ được ưu tiên ở mức cao nhất.

Khi thử nghiệm, người ta phát hiện ra rằng băng thông thường không bền như núi băng trôi mà nhà khoa học Pyke dùng để phác thảo ý tưởng. Trong thực tế, nước đóng thành từng khối băng để làm thân tàu lại rất dễ vỡ. Chỉ cần một vật nhỏ như cái búa là tảng băng đã bị vỡ. Kết quả là dự án bị tạm thời gác lại.

Cuối năm đó, một công ty ở New York đã thêm một số thứ như mùn cưa xenlulo, mẩu gỗ và giấy vụn vào nước rồi cho đóng băng để làm vật liệu cơ bản cho một con tàu băng theo ý tưởng của ông Pyke. Không chỉ chắc, bền hơn nước đóng băng đơn thuần, khi được thêm khoảng 4% bột giấy, khối băng này rắn như bê tông, tan chậm hơn và nổi nhiều hơn. Thậm chí, người ta có thể cắt nó như gỗ và đúc thành các hình dạng như kim loại. Vật liệu băng pha bột giấy này được đặt tên là Pykrete, theo tên của nhà khoa học Geoffrey Pyke.

{keywords}
Nhà khoa học Geoffrey Pyke.

Tuy nhiên, vật liệu Pykrete cũng có một vấn đề: quá trình tan chảy và đóng băng sẽ khiến cấu trúc bị cong vênh. Các cuộc thử nghiệm cho thấy một con tàu làm từ Pykrete cuối cùng sẽ bị sập sệ trừ khi liên tục được làm lạnh ở -16 độ C. Để duy trì nhiệt độ này, bề mặt con tàu sẽ phải được phủ một lớp cách nhiệt và sẽ cần một nhà máy làm lạnh và một hệ thống ống dẫn.

Để thử nghiệm tính khả thi trong giải quyết vấn đề cong vênh, một phiên bản cỡ nhỏ của tàu Habbakuk đã được xây dựng ở hồ Patricia tại Alberta, Canada. Phiên bản này được xây dựng để thí nghiệm với lớp cách nhiệt và các khả năng làm lạnh, đồng thời xem tàu có chịu được một vụ tấn công bằng pháo hay không.

Con tàu dùng để thử nghiệm rộng 9 mét, dài 18 mét, nặng 1.000 tấn và được giữ đóng băng bằng một động cơ 1 mã lực – đủ để giữ cho tàu không bị tan chảy ngay cả trong những tháng mùa hè nóng nực.

Trong quá trình thử nghiệm đạn đạo, thân tàu chỉ bị thủng một lỗ rộng 3 mét khi bị một quả ngư lôi phóng thẳng vào. Lỗ thủng này là nhỏ so với kích thước của con tàu trong dự án. Do đó, con tàu cũng gần như không thể bị hư hỏng trước các đợt tấn công bằng ngư lôi và sẽ phải cần rất nhiều ngư lôi và bom mới có thể đánh chìm con tàu. Muốn phá vỡ con tàu, các cường quốc phe Trục sẽ phải đầu tư một nguồn lực khổng lồ. Trong khi đó, các máy bay mà con tàu này chở sẽ làm suy yếu lực lượng phe Trục đáng kể. Trường hợp tấn công thất bại, con tàu cũng có thể được sửa chữa nhanh chóng, dễ dàng tại chỗ.

Nhìn chung, con tàu thử nghiệm khiến cho người ta tin rằng phiên bản kích cỡ đầy đủ dường như là khả thi. Tại thời điểm này, ước tính chi phí xây dựng Habbakuk sẽ tốn 2,5 triệu USD, tức 32 triệu USD ngày nay. Đây là một cái giá rẻ với một con tàu sân bay như vậy.

Tuy nhiên, vẫn có một số khó khăn cần vượt qua. Bánh lái của con tàu này sẽ phải rất to. Lắp bánh lái vào kết cấu con tàu và điều khiển nó cũng là một vấn đề. Ngoài ra, lượng bột giấy cần để đúc các khối băng xây tàu sẽ ảnh hưởng tới ngành sản xuất giấy. Dù con tàu này dùng ít thép hơn rất nhiều so với các tàu truyền thống nhưng lượng thép cần để gia cố kết cấu tàu sẽ khiến kho dự trữ thép dành để đóng tàu chiến truyền thống cạn kiệt. Vật liệu dùng để cách nhiệt cho tàu cũng sẽ rất lớn. Cuối cùng, tốc độ tối đa của tàu là quá chậm: chỉ từ 11km/h tới 13km/h.

Trong giai đoạn lên kế hoạch xây con tàu, tầm bay của máy bay đã tăng đáng kể, tới mức không cần phải xây cả một hòn đảo nổi để cho máy bay đỗ. Thực tế này cộng với các vấn đề tồn tại trong quá trình xây con tàu đã khiến kế hoạch Habbakuk đổ bể hẳn.

Trong khi kế hoạch xây Habbakuk “đoản mệnh”, con tàu mẫu lại tỏ ra rất bền. Ba mùa hè nóng nực sau đó mới khiến con tàu mẫu tan chảy hoàn toàn trên hồ Patricia.

Theo Báo Tin Tức

Video - Soi mọi ngóc ngách của Bình Nhưỡng

Video - Soi mọi ngóc ngách của Bình Nhưỡng

Những cảnh quay 360 độ về thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên đã lần đầu được công bố trên trang NK News.

Thế giới 24h: Ông Tập Cận Bình tuyên bố kỷ nguyên mới của Trung Quốc

Thế giới 24h: Ông Tập Cận Bình tuyên bố kỷ nguyên mới của Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng 18/10 đã khai mạc Đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 và đọc báo cáo chính trị nêu bật tham vọng Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Mỹ sẵn sàng cho điều xấu nhất với Triều Tiên

Mỹ sẵn sàng cho điều xấu nhất với Triều Tiên

Chính quyền Tổng thống Trump không loại trừ đối thoại trực tiếp với Triều Tiên, nhưng Mỹ và các đồng minh phải "chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất" nếu ngoại giao thất bại.

Vì sao ông Putin sa thải một loạt tỉnh trưởng?

Vì sao ông Putin sa thải một loạt tỉnh trưởng?

Tờ Bloomberg nhận định rằng, Tổng thống Putin đang muốn lựa chọn ra các nhân sự tốt nhất và từng bước củng cố thế hệ lãnh đạo mới cho nước Nga.

Triều Tiên đồng ý đàm phán với Mỹ, nếu...

Triều Tiên đồng ý đàm phán với Mỹ, nếu...

Triều Tiên sẽ không thương thuyết ngoại giao với Mỹ chừng nào chưa có một tên lửa có thể chạm tới bờ đông của đất liền Mỹ, một quan chức Triều Tiên nói với CNN.