LTS: Quốc hội đã thông qua dự án xây dựng sân bay Long Thành, một dự án thu hút rất nhiều quan tâm của dư luận xã hội. Xin giới thiệu bài viết góp ý của độc giả với mong muốn đưa ra các giải pháp đề xuất cho dự án này.
Khi nghiên cứu dự án xây dựng sân bay Long Thành chúng ta cần có cái nhìn xuyên suốt và toàn diện trên cơ sở nghiên cứu bài học lịch sử, thực trạng hiện tại và xu hướng tương lai để có cái nhìn toàn diện để tìm ra và đồng nhất 1 tầm nhìn cho sân bay Long Thành.
Đề xuất các phương án để xây dựng sân bay Long Thành:
Theo tôi, khai thác/ vận hành Long Thành là doanh nghiệp và doanh nghiệp này phải được kiểm toán quốc tế và sẽ là tốt nhất nếu công ty đó đáp ứng các tiêu chuẩn của một công ty có khả năng lên sàn chứng khoán của Mỹ và Nhật. Khi chúng ta xây dựng được nền tảng vận hành của sân bay Long Thành là một doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn này sẽ tạo ra 3 cái lợi: lợi về tính minh bạch/ công khai của doanh nghiệp, lợi về mô hình doanh nghiệp Việt Nam hội nhập; tạo lên một bài học kinh tế cho Việt Nam.
Công nghệ tại sân bay Long Thành, chúng ta nên mời các đơn vị đang dẫn dắt ngành hàng không tham gia tư vấn hoặc hợp tác đầu tư tại Long Thành như NASA/ Airbus/ Boeing/ Disney. Sân bay Long Thành phải là sân bay của tương lai tức là nó phải được nghiên cứu trên cơ sở kiến thức Ngành, xu thế Ngành, xu thế trải nghiệm dịch vụ của ngành hàng không và toàn bộ nền kinh tế.
Nên nhớ rằng Long Thành là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của chuyến hành trình của 1 khách khi đến Việt Nam do đó công nghệ và tri thức tại Long Thành là điều vô cùng quan trọng.
Hãy thử tưởng tượng một dịch vụ nhỏ tại Long Thành đó là việc khách quốc tế xuất nhập cảnh tại Việt Nam: Theo khảo sát của IATA cuối năm 2018 có tới 47% hành khách trên thế giới mong muốn nhập cảnh với phương pháp sinh trắc vân tay và xu thế đó thay đổi bằng phương thức quét võng mạc, hãy nhớ rằng xu hướng là thứ bắt buộc thực hiện, chúng ta hãy tưởng tượng vào năm 2030 tại Sân bay Long Thành thủ tục nhập cảnh bằng phương pháp như hiện nay trực tiếp với sự tham gia của Hải quan Việt Nam.
Đề xuất phương án vốn và mô hình hợp tác đầu tư/ kinh doanh tại sân bay Long Thành:
Với tầm nhìn của dự án Long Thành, tôi đề xuất 2 kịch bản tài chính:
Kịch bản 1: liên doanh với 3 thành phần doanh nghiệp với tỷ lệ góp vốn như sau: Doanh nghiệp nhà nước ( 51%); doanh nghiệp quốc tế (30%); doanh nghiệp tư nhân trong nước (19%).
Doanh nghiệp Nhà nước đề xuất gồm: ACV và 1 liên doanh các doanh nghiệp nhà nước được hình thành đảm bảo 51% cho 3 giai đoạn dự án, các doanh nghiệp này có ngành hoạt động liên quan và hỗ trợ cho Ngành hàng không ví dụ như: Viettel trong xu hướng trở thành công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tại Long Thành chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến cơ hội hợp tác và phát triển trong lĩnh vực chế tạo công nghiệp của Ngành hàng không.
Doanh nghiệp nước ngoài: Ưu tiên 3 cái tên: Airbus/ Boeing và Disney: đây là các công ty dẫn dắt thị trường Ngành hàng không, việc xác định vốn góp thông qua các hiểu biết và kiến thức, hệ thống khách hàng và nguồn lực của các công ty này là 1 điều Việt Nam cần rộng rãi, chúng ta cần kiến thức của họ để tối ưu cho Long Thành và chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc công ty này khai thác các dự địa của Ngành hàng không toàn cầu với sản phẩm cảng sân bay có phạm vi ngoài Việt Nam.
Doanh nghiệp tư nhân trong nước: một loạt cái tên được nghĩ đến như: Vingroup, SunGroup, BRG, các định chế tài chính/ ngân hàng trong nước….đây là cánh chim đầu đàn của kinh tế tư nhân, một thành phần đã được khẳng định trong nghị quyết của Bộ Chính trị và lịch sử phát triển kinh tế của thế giới.
Kịch bản 2: Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng hoàn toàn xân bay Long Thành với 100% vốn nhà nước và các thành phần kinh tế khác tham gia với tư cách hợp tác kinh doanh trên cơ sở mô hình kinh doanh và chiến lược tối ưu về Long Thành. Kịch bản này nghe rất hoang đường tuy nhiên hoàn toàn có thể với đề xuất: sử dụng quỹ đất (dự kiến khoảng 60 tỷ đô) của sân bay Tân Sơn Nhất cho 3 mục tiêu (mỗi mục tiêu 20 tỷ đô).
Đó là:
Biến thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính Châu Á và thế giới, điều này hoàn toàn khả thi khi phân tích địa chính trị và tình hình các trung tâm tài chính như Hồng Kông, Đài Loan hiện nay và vị trí, tầm vóc của Asian cho phép chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc này (dự kiến 20 tỷ đô);
Hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam (dự kiến 20 tỷ đô);
20 tỷ đô dành để xây Long Thành và các hệ thống sân bay của Việt Nam: Long Thành sẽ trở thành sân bay tầm thế giới, thành di sản của Thế giới được xây dựng Việt Nam với việc hoàn toàn tham khảo các mô hình sân bay từ Dubai – vốn được coi là đỉnh cao của tư duy phát triển của nhân loại.
Với các phân tích trên, có thể khẳng định được Dự án Long Thành đóng vai trò khẳng định, dẫn dắt và tối đa lợi ích quốc gia khi thể hiện được tầm nhìn và khát vọng của nhân loại. Người Việt Nam tự tin và hoàn toàn tự lực xây dựng được sân bay này.
Về tên gọi sân bay Long Thành
Tôi nghĩ sân bay Long Thành cần một tên gọi có điểm nhấn và hiệu quả hơn. Tôi đề xuất tên gọi của sân bay này là: STEPHAN HAWKING, LONG THÀNH, VIỆT NAM với tầm nhìn là nơi viết tiếp Giấc mơ khám phá vũ trụ của Stephan Hawking.
Stephan Hawking là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, nguyên Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge. Ông là một bộ óc vĩ đại, là niềm tự hào của cả nhân loại. Bên cạnh đó, Stephan Hawking là cha nuôi của Nguyễn Thị Nhàn - một người Việt Nam.
Theo tôi, có 3 hạng mục chính tại sân bay Stephan Hawking Long Thành cần xây dựng, bao gồm:
Các Dịch vụ Hàng không được xây dựng dựa trên trải nghiệm vũ trụ của khách hàng khi đến với Sân bay Stephan Hawking;
Một công viên chuyên đề: Khám phá vũ trụ trong lòng sân bay;
Một trung tâm hỗ trợ và hợp tác dịch vụ số hàng không với trọng tâm là nền tảng số mang tên: Guest King Platform (Giải pháp đạt giải của Unesco và Airbus tổ chức) – nền tảng kết nối giữa khách hàng và các phần còn lại của ngành hàng không.
Đoàn Trần Đức Hải