{keywords}
akaBot là nền tảng“Make in Vietnam” thứ ba của FPT trong số 33 nền tảng đã được Bộ TT&TT lựa chọn giới thiệu và bảo trợ truyền thông trong “Ngày thứ Sáu công nghệ”

Nền tảng số thứ 33 được Bộ TT&TT chọn giới thiệu

Lễ ra mắt nền tảng akaBot – Tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp vừa được Bộ TT&TT tổ chức ngày 13/11 tại Hà Nội.

akaBot là nền tảng “Make in Vietnam” thứ ba của FPT trong số 33 nền tảng đã được Bộ TT&TT lựa chọn giới thiệu và bảo trợ truyền thông trong “Ngày thứ Sáu công nghệ”, phục vụ cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2020.

Hai nền tảng trước đó của FPT được Bộ TT&TT chọn giới thiệu là FPT.AI và akaChain. Cả ba nền tảng này nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FPT nhằm các hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển.

{keywords}
Theo Phó Vụ trưởng Vụ CNTT Tô Thị Thu Hương, việc phát triển, thương mại hóa các nền tảng công nghệ trong đó có akaBot thể hiện bước chuyển lớn của FPT.

Việc phát triển, thương mại hóa các nền tảng công nghệ trong đó có AkaBot, theo bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ CNTT, Bộ TT&TT, là bước chuyển lớn của tập đoàn FPT, từ làm dịch vụ gia công phần mềm sang sáng tạo, làm chủ các công nghệ lõi, phát triển các sản phẩm nền tảng phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Đại diện Vụ CNTT cũng cho rằng, chuỗi sự kiện ra mắt các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số vào thứ Sáu hàng tuần của Bộ TT&TT đã minh chứng cho thấy sự cổ vũ, ủng hộ của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với các chính sách phát triển của Chính phủ, Bộ TT&TT, trong đó có chiến lược “Make in Vietnam”.

“Những nền tảng công nghệ như akaBot sẽ góp phần cho các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các giải pháp do doanh nghiệp trong nước phát triển để giải quyết các bài toán của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế số, đồng thời phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam như kỳ vọng của Chính phủ”, đại diện Vụ CNTT nhận định.

{keywords}
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh tin tưởng rằng "robot phần mềm" akaBot thời gian tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, logistics, y tế.

Tại sự kiện ra mắt akaBot, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh nhấn mạnh, kinh tế số đã được xác định là 1 trong 3 trụ cột của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số doanh nghiệp cũng là một hướng quan trọng.

Cho biết tự động hóa quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp, tổ chức – RPA là giải pháp mới được phát triển trong vài năm gần đây, ông Công Anh đánh giá, giải pháp này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, bên cạnh tự động hóa, giải pháp RPA còn giúp cho doanh nghiệp sau một thời gian triển khai sẽ có được cái nhìn sâu hơn vào quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp, tổ chức mình để từ đó tái cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ - một trong những bước dẫn dắt đến chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tổ chức.

“Tôi tin tưởng rằng giải pháp akaBot trong thời gian tới sẽ đóng vai trò rất mạnh trong việc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, logistics, y tế”, ông Công Anh chia sẻ thêm.

akaBot có thể giúp doanh nghiệp tăng tới 80% năng suất

Theo đại diện nhóm phát triển, akaBot là giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ (RPA) cho doanh nghiệp với các “trợ lý robot ảo” có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn.

Với công nghệ lõi là RPA, akaBot có khả năng tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) và OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để xây dựng giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, đảm bảo không xâm lấn hệ thống CNTT  hiện tại và có thể tương tác với tất cả các phần mềm doanh nghiệp như Word, Excel, SAP, Web…

AkaBot bắt đầu được FPT cung cấp ra thị trường từ năm 2018. Sau 2 năm triển khai, đến nay akaBot đã và đang cung cấp giải pháp RPA cho hơn 20 khách hàng và đối tác chiến lược thuộc 6 nước gồm Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, tiêu biểu là Thinkpower, HSBC, Panasonic, TPBank, Mizuho.

{keywords}
Giám đốc phát triển akaBot Bùi Đình Giáp cho biết, nền tảng akaBot đã hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tối thiểu 50% năng suất và thực tế đã có doanh nghiệp đạt tới con số 80%.

Nói về lý do FPT quyết định phát triển giải pháp akaBot, ông Bùi Đình Giáp, Giám đốc sản phẩm akaBot cho hay: “Nhận thấy các giải pháp RPA của các doanh nghiệp nước ngoài dù tương đối ưu việt nhưng lại chưa thực sự phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam nên chúng tôi đã phát triển akaBot. Là sản phẩm RPA “Make in Vietnam” duy nhất, akaBot có ưu điểm là không làm thay đổi hệ thống CNTT hiện tại của doanh nghiệp và khi kết hợp với hệ sinh thái sản phẩm của FPT có thể giải quyết được những bài toán đặc thù của Việt Nam”.

Đặc biệt, theo ông Giáp, các giải pháp của akaBot có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính ngân hàng, bán lẻ, sản xuất, logistics... giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đến 60%, tăng năng suất đến 80% và giảm thời gian xử lý đến 90%, trong khi được cam kết mức độ bảo mật cao nhất. 

Theo nhóm phát triển nền tảng akaBot, sắp tới nhóm sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phát triển thêm nhiều tính năng tiên tiến, hướng tới cung cấp giải pháp tự động hóa thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, để thúc đẩy tài chính toàn diện, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy mục tiêu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Để kích cầu khách hàng doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nền tảng akaBot đang triển khai chương trình miễn phí trải nghiệm 2 tháng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ RPA.

Vân Anh

Phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số

Phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số

Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.