Theo hãng tin AP, đây là một phần trong nỗ lực của chính trị gia Dân chủ nhằm thuyết phục người dân Mỹ về sự an toàn của tiêm chủng trong bối cảnh đại dịch nguy hiểm đang hoành hành. 

{keywords}
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Sự kiện ngày 21/12 diễn ra cùng ngày với thời điểm vắc-xin thứ 2 do hãng Moderna sản xuất bắt đầu được chuyển tới các bang, cùng với sản phẩm của Pfizer có mặt trong kho vắc-xin chống Covid-19 của Mỹ.

Tính đến trưa ngày 21/12, đại dịch đã cướp đi mạng sống của khoảng 350.000 người và lây mầm bệnh cho hơn 18 triệu trường hợp khác ở Mỹ. Trên toàn cầu, virus corona chủng mới hiện diện ở 218 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng cộng 77 triệu người dương tính và gần 1,7 triệu ca tử vong.

"Tôi không muốn lên trước, nhưng tôi muốn chứng minh cho người dân Mỹ thấy tiêm chủng là an toàn”, hãng tin AP dẫn lời ông Joe Biden nói về quyết định của mình.

Nhiều quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ đã quyết định tiêm vắc-xin Covid-19, tham gia chiến dịch chủng ngừa quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử nước này.

{keywords}
Phó Tổng thống Mike Pence tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cuối tuần trước. Ảnh: Reuters

Phó Tổng thống Mike Pence, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Mitch McConnell cùng nhiều nhà lập pháp khác đã tiêm chủng hôm 18/12. Họ chọn cách tiêm công khai để thuyết phục người dân rằng các vắc-xin là an toàn và hiệu quả.  

Tổng thống đắc cử Joe Biden và “nữ phó tướng” Kamala Harris cùng chồng dự kiến sẽ được tiêm liều đầu tiên trong tuần tới.  

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump vẫn “im tiếng”. Tuần trước, ông cũng không xuất hiện trước công chúng trong khi tiếp tục phản đối kết quả bầu cử. Trước đó, ông không cho biết khi nào có ý định tiêm vắc-xin.

Trên Twitter hồi đầu tháng, chủ nhân Nhà Trắng viết rằng ông “không có dự định” tiêm chủng, nhưng tiết lộ “sẽ làm điều đó vào lúc thích hợp”.

Nhà Trắng cũng cho biết Tổng thống vẫn đang thảo luận về thời điểm tiêm với các bác sĩ của mình.

Tổng thống Trump từng nhập viện vì Covid-19 hồi tháng 10, được điều trị bằng kháng thể đơn dòng trong phòng thí nghiệm, và ông tin nhờ đó đã phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Một hội đồng tư vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo những ai được điều trị bằng phương pháp như của ông Trump cần phải đợi ít nhất 90 ngày mới được tiêm vắc-xin.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.


Thanh Hảo

Đột biến virus ở Anh gây hoảng sợ, Nhật, Hàn điêu đứng vì Covid-19

Đột biến virus ở Anh gây hoảng sợ, Nhật, Hàn điêu đứng vì Covid-19

Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu áp lệnh cấm đi lại với Anh sau khi quốc gia này thông báo phát hiện một đột biến của virus corona chủng mới lây lan nhanh hơn, "vượt ngoài tầm kiểm soát".

Mỹ có tin vui, Thái Lan bùng phát ổ dịch hơn 500 ca Covid-19

Mỹ có tin vui, Thái Lan bùng phát ổ dịch hơn 500 ca Covid-19

Tại Mỹ, vắc-xin Covid-19 của hãng dược phẩm Moderna đã bắt đầu được phân phối tại nhiều địa điểm trên toàn quốc, việc tiêm vắc-xin sẽ bắt đầu từ ngày 21/12.