Chiến tranh thương mại đang tác động tiêu cực đến cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Dù tỏ ra cứng rắn và mạnh mẽ, nhưng Trung Quốc được tin đang ngấm đòn đau từ các đợt tấn công không khoan nhượng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phát hiện gây sốc về thủ phạm gây thảm sát ở Crưm
Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh
Nổ bom rung chuyển Crưm, hàng chục người thương vong
Chân dung nữ tướng đầu tiên lãnh đạo Lục quân Mỹ
Cách đây 5 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng khiến những người theo đường lối cải cách cảm thấy phấn chấn khi ông tuyên bố sẽ để các thị trường đóng "một vai trò quyết định" trong quá trình hoạch định chính sách. Tuy nhiên, trong một bài mới đăng tải trên báo Politico, chuyên gia phân tích William Pesek chỉ ra rằng, mọi thứ diễn tiến không như kế hoạch.
Ảnh: The Market Watch |
Trước hết, chính quyền của ông Tập đang chậm bước trong việc giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các khoản tín dụng ngoài tầm kiểm soát, nợ nần và lĩnh vực nhà nước truyền thống. Bắc Kinh đã ưu tiên tăng trưởng ngắn hạn hơn là các nâng cấp về dài hạn. Đúng lúc đó, Tổng thống Mỹ Trump xuất hiện, ngăn cản Bắc Kinh đạt được cả hai mục tiêu trên.
Theo ông Pesek, ban đầu Chính phủ Trung Quốc tin, lãnh đạo Nhà Trắng chỉ đang hù dọa. Bắc Kinh có lẽ tính toán rằng, ông Trump có thể áp thuế lên một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng đó đơn thuần chỉ là "một thủ thuật đàm phán" hay "nghệ thuật đạt thỏa thuận" của tổng thống Mỹ đương nhiệm. Các tổng thống Mỹ trước đây cũng thường công kích Trung Quốc trong quá trình vận động tranh cử, nhưng rốt cuộc lại tỏ ra hòa nhã khi lên nắm quyền.
Các quan chức Trung Quốc rõ ràng đã có suy nghĩ như vậy khi ông Trump áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Họ nhận định, đợt tấn công ban đầu, vào tháng 6 của chính quyền ông Trump nhằm vào lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá tổng cộng 50 tỉ USD nhằm thỏa mãn Giám đốc Hội đồng Thương mại quốc gia Mỹ Peter Navarro và những tiếng nói theo chủ nghĩa bảo hộ khác trong Nhà Trắng.
Song, nếu đợt tăng thuế nhập khẩu bổ sung đối với các mặt hàng Trung Quốc, trị giá tới 200 tỉ USD hồi tháng 9 vừa qua chưa đủ "thức tỉnh" giới chức Trung Quốc, phát biểu "kiên quyết không nhượng bộ" của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 4/10 sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ biết, năm 2019 có thể còn tồi tệ hơn đối với Bắc Kinh.
Ông Pence cáo buộc Bắc Kinh đang cố gắng hủy hoại uy tín của Tổng thống Trump, "quấy rối một cách liều lĩnh" và tìm mọi cách có "một tổng thống Mỹ khác" bằng cách can thiệp vào các cuộc bầu cử của nước này. Về cả vấn đề kinh tế và quân sự, ông Pence nói, nước Mỹ "sẽ không chấp nhận việc bị đe dọa và sẽ không nhún mình".
Phát biểu của Phó tổng thống Mỹ dường như ám chỉ, chiến tranh thương mại do ông Trump châm ngòi nổ, hiện tập trung vào việc chống Trung Quốc, hơn là tạo ra các việc làm cho người Mỹ. Tồi tệ hơn, việc tăng đánh thuế Bắc Kinh có thể trở thành một chiến lược nhằm tái tranh cử năm 2020 của ông Trump.
Theo nhà phân tích Bill Bishop, tất cả báo hiệu một kỷ nguyên mới, mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt hơn nhiều trong quan hệ Mỹ - Trung. Chúng cũng đang đẩy các chiến lược trong nước của Bắc Kinh rơi vào tình trạng hỗn loạn, có thể trong một thời gian dài.
Cách đây 6 tháng, Bắc Kinh công bố kế hoạch "Chế tạo ở Trung Quốc năm 2025" (“Made in China 2025”), một chương trình đầy tham vọng, trị giá hàng tỉ USD nhằm giúp Trung Quốc thống trị các ngành công nghiệp hàng đầu của tương lai như xe hơi tự lái, năng lượng tái tạo, người máy và trí thông minh nhân tạo. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng lên kế hoạch cho các lễ hội kỷ niệm 40 năm cải cách của ông Đặng Tiểu Bình cũng như những bước tiến thúc đẩy chúng của Chủ tịch Tập.
Song, hiện tại, chính quyền của ông Tập được tin chỉ quan tâm đến việc tạo ra các con số tăng trưởng cho năm nay. "Các quả lựu đạn" từ chính sách đối đầu thương mại của ông Trump đã khiến các thị trường Trung Quốc chao đảo. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá 6,4% trong năm 2018. Chứng khoán Thượng Hải giảm 22,3% giá trị trong cùng thời gian, khi JPMorgan Chase và các ngân hàng đầu tư khác tỏ ra thận trọng, bất chấp tốc độ tăng trưởng dự báo là 6,7% của Trung Quốc.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 8/2018 suy giảm so với tháng trước đó, xuống còn dưới 10%, mức được coi là khủng hoảng đối với một quốc gia đang phát triển dựa vào thương mại. Đầu tư tài sản cố định cũng đình trệ, tụt giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 8. Các dữ liệu thống kế chính thức cho thấy, hoạt động tiêu dùng của Trung Quốc cũng chỉ cách mức suy giảm một bước nhỏ.
Tất cả khiến Bắc Kinh phải vật lộn giữ cho con tàu tăng trưởng không dừng lại. Gần như hàng ngày, các quan chức trong chính quyền ông Tập đều phải tung ra các kế hoạch mới nhằm cắt giảm thuế, tăng cường các khoản vay cho doanh nghiệp và thúc đẩy chi tiêu vào cơ sở hạ tầng. Các nhà quản lý cũng đang nới lỏng những quy định kiểm soát tín dụng và các giới hạn đầu cơ bất động sản.
Ngày 7/10 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã giảm quy định lượng tiền mặt các nhà cho vay phải dự trữ. Đây là lần thứ 4 cơ quan này có động thái như vậy trong năm nay. Nó được coi là sự ngấm ngầm thừa nhận, Trung Quốc đang gặp rắc rối với mục tiêu tăng trưởng 6,5%.
Bắc Kinh dường như cũng bắt đầu thấy rõ tổn thất trước các đòn tấn công thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump. Các diễn biến mới đang ngáng trở đại kế hoạch của ông Tập nhằm đưa nền kinh tế Trung Quốc thăng hạng, với nhiều công ty công nghệ cao như Alibaba hay Tencent hơn là các nhà máy gia công cho thế giới như hiện nay.
Theo các nhà quan sát, ông Tập hiện đang phải dồn mọi nguồn lực để chống lại âm mưu của lãnh đạo Nhà Trắng nhằm kéo lùi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và điều đó đồng nghĩa, để tiếp tục tăng trưởng trong 12 tháng tới, Bắc Kinh sẽ có xu hướng ít chấp nhận rủi ro và ít tiến hành cải cách hơn.
Đáng tiếc, "xung đột Mỹ - Trung về thương mại, đầu tư, công nghệ và ảnh hưởng địa chính trị sẽ chỉ có chiều hướng leo thang", theo nhận định của Arthur Kroeber, chuyên gia phân tích thuộc viện nghiên cứu Gavekal ở Bắc Kinh.
Tuấn Anh
Trung Quốc tung "chiêu độc" trả đũa ông Trump?
Đúng lúc có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sắp "hết đạn" trong chiến tranh thương mại với Mỹ, Bắc Kinh ngấm ngầm tung "chiêu độc" trả đũa ông Trump.
Ông Trump "đổ thêm dầu vào lửa", Trung Quốc náo động
Chính phủ và các nhà phân tích Trung Quốc chỉ trích các động thái "đổ thêm dầu vào lửa", làm leo thang chiến tranh thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump.
Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vừa hé lộ về thời điểm có thể chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gây quan ngại toàn thế giới.
Công ty Mỹ ‘ngấm đòn” chiến tranh thương mại với TQ
Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc than phiền họ bắt đầu "ngấm đòn đau" từ cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?
Vì các lí do chính trị, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều thấy khó thoái lui khỏi cuộc chiến tranh thương mại đang nóng bỏng giữa hai nước.
Sợ chiến tranh thương mại, dân TQ đổ xô xem bói về ông Trump
Trước diễn tiến khó lường của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, nhiều người Trung Quốc đã nhờ cậy các thầy bói về Tổng thống Trump.
Đây mới là bản chất sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Các chuyên gia đều nhận định bản chất sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay không đơn thuần là vấn đề thương mại nằm ở mấy chục tỷ hàng hóa bị đánh thuế.
Thế giới 24h: Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại
Trung Quốc cáo buộc Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại giữa hai nước, sau khi Tổng thống Trump phê chuẩn áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc lộ điểm yếu, muốn tránh chiến tranh thương mại với Mỹ?
Dù cố thể hiện sự áp đảo, nhưng Trung Quốc dường như nhận thức rõ điểm yếu của mình và đang tìm cách tránh chiến tranh thương mại với Mỹ.