- Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa, thành viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nên xây dựng niềm tin với chính quyền, làm cho chính quyền tin mình và mình cũng tin chính quyền, như vậy thương vụ M&A (Mua bán và sáp nhập) mới thành công.

LTS:Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi. 

Trong giao dịch mua bán và sáp nhập tại Việt Nam luôn tồn tại những rủi ro mà câu chuyện về lô đất 8-12, đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM là một dẫn chứng cụ thể. Công ty sở hữu lô đất này có 80% vốn là của tư nhân, 20% còn lại là của Nhà nước.

Có hai tài sản lớn liên quan đến lô đất này, thứ nhất là quyền sử dụng đất, thứ hai là quyền phát triển lô đất thành một tổ hợp 36 tầng mà bản chất là quyền tài sản.

Chế độ đất đai của Việt Nam hết sức rắc rối bao gồm cấp đất và cho thuê đất. Cấp đất thì chi phí trả rất thấp, hầu như không đáng kể. Cho thuê đất có nhiều chế độ khác nhau như nhà đầu tư trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần nhiều năm.

Trên lô đất nói trên áp dụng cả hai chế độ. Sau đó nhà đầu tư trả khoảng 700 tỷ đồng để có quyền sử dụng và phát triển lô đất đó. Trong 10 năm vừa rồi dự án không triển khai được và kết cục xảy ra với một Cựu Phó Chủ tịch UBND TP bị khởi tố, như đã biết.

Nhiều vấn đề được rút ra từ dự án này. Toàn bộ thương thảo từ tháng 8 đến tháng 10/2010 đã diễn ra trước khi công ty được thành lập và quá trình chuẩn bị để mua cổ phần cũng diễn ra trước khi công ty được thành lập. Vậy việc lập nên công ty với mục đích để kiểm soát lô đất, chuyển nhượng cổ phần cho những người đứng đằng sau có là một giao dịch hợp pháp hay không, theo luật Việt Nam?

Người được uỷ quyền là ông Phó chủ tịch UBND TP xuất hiện trong các giao dịch đó không phải với tư cách cá nhân mà với tư cách người đại diện cho chính quyền. Nay chính quyền nói rằng quá trình ấy sai, vậy những gì người được ủy quyền thay mặt chính quyền kí giao dịch với doanh nghiệp có hiệu lực hay không?

{keywords}
Có hàng loạt sai phạm do Thanh tra Chính phủ phát hiện qua thanh tra quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn. Ảnh: Tiền Phong

Doanh nghiệp đã bỏ ra 700 tỉ đầu tư vào dự án, phần hình sự là phần hình sự - bên điều tra sẽ làm, nhưng ở phần dân sự và tài sản tư nhân bỏ vào đây thì sao? Nếu chúng ta mua tài sản mà nhà nước thoái vốn và chẳng may xảy ra chuyện tương tự thì luật pháp và những thể chế nào sẽ bảo vệ chúng ta?

Thêm nữa, trên một lô đất áp dụng hai chế độ như vậy dẫn đến giá đất dưới dạng cấp đất sẽ có giá rẻ. Một ngày nào đó người kí quyết định đó bị khởi tố thì nhà đầu tư đã bỏ tiền vào sẽ ra sao? Nhà đầu tư liệu có yên tâm khi một ngày chính quyền tuyên bố sẽ huỷ quyết định cấp đất,  rồi vài ngày sau lại rút lại quyết định đó?

Như vậy, có một số cảnh báo được rút ra, khối công sản thuộc khu vực nhà nước nay chuyển sang tư nhân là một chủ trương nhưng mua được công sản của nhà nước và ngăn chặn được rủi ro là thách thức lớn.

Mua công sản chắc chắn phức tạp bởi liên quan đến Luật Doanh nghiệp. Vì là doanh nghiệp nhà nước nên có nhiều người có quyền quyết định. Những giao dịch nào ông Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền quyết định; những giao dịch nào Bộ chủ quản phải quyết định và những người khác phải có ý kiến, mà thiếu một trong những ý kiến đó là không đúng quy trình và quyết định của người đại diện doanh nghiệp chưa chắc đã có hiệu lực. Phải chú ý đến tất cả các điểm đó.

Bên cạnh đó, khối công sản nằm trong khu vực này tuân theo những quy định khá chặt chẽ của Luật Công sản và Luật Đầu tư, đòi hỏi quá trình thẩm tra về mặt pháp lý tốn kém. Điều đó giải thích tại sao việc mua lại khối công sản của doanh nghiệp nhà nước lại cứ kéo dài 3-4 năm.

Quá trình chuyển công sản thành của tư, như tôi nghiên cứu, bao gồm khoảng 10 bước khác nhau. Từ bước số 1 đến bước số 4 là những quy trình mang tính chính trị của những người có quyền lực được quyết định. Từ bước số 5 đến bước số 7 có thể bắt đầu xuất hiện vai trò của các luật sư, lúc bấy giờ mới có hồ sơ pháp lý, mới có sổ xanh, sổ hồng. Bước thứ 9-10 là của những người công chứng, thu thuế, khi tài sản được hình thành.

Chủ trương của Việt Nam hiện nay là tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, khu vực đang quản lý rất nhiều tài nguyên.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước trong 30 năm nay có nhiều thành công. Thành công thứ nhất là biến họ thành những công ty, việc này coi như đã làm xong. Thứ hai là thoái vốn, đa dạng sở hữu hay bán cho tư nhân, nhưng quá trình này chưa thành công lắm. Chưa thành công cũng có cái hay vì nếu bán nhanh cùng một lúc có khi lại bán hớ, bán rẻ. Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dựa trên các công ty nhưng cũng chưa thực sự thành công.

Đó là 3 chủ trương lớn, trong đó chủ trương thứ hai, tư nhân hoá, là cơ hội cho rất nhiều người vì hiện nay nhà nước sẵn sàng bán cổ phần. Đến nay, phần bán vốn của nhà nước theo thống kê chỉ mới chiếm khoảng 8% trong số tổng số công sản ở doanh nghiệp nhà nước, có nghĩa là cơ hội còn rất nhiều.

Hiện nay, nhà nước cũng đang yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh và tham gia cuộc chơi sòng phẳng như doanh nghiệp tư nhân. Các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng ngày càng khốc liệt. Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận CPTPP, mà Chương 17 của nó đã quy định các doanh nghiệp nhà nước phải chơi sòng phẳng, nếu nhà nước vi phạm chương này thì nhà nước có thể bị kiện.

Trước đây ta cứ nghĩ Nhà nước không thể bị kiện nhưng với kiểu chính sách như trên, nhà đầu tư đã bỏ 700 tỷ đồng, đã tuân thủ đúng luật mà lại bị ứng xử như vậy thì nhà đầu tư có thể khởi kiện. Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, được ưu tiên nhưng khi Việt Nam đã cam kết quốc tế thì họ phải cạnh tranh bình đẳng.

Tôi có một số gợi ý về các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau, mỗi dự án cũng khác nhau, xin hãy tính toán cho phù hợp dựa trên một khung để tư duy chung.

Cần xem giao dịch này có tín hiệu gì, tài sản nhà nước muốn bán là một tín hiệu nhưng mua được hay không thì phải tính toán thêm. Tiếp theo, để bảo vệ quyền của mình là nhà đầu tư cần xem xét luật trên giấy và luật ngoài đời như thế nào, có những kênh nào chính thức, những kênh nào phi chính thức để bảo vệ mình một cách tốt nhất. Càng gom được nhiều cam kết của các cơ quan có thẩm quyền càng tốt. Việc mua bán và sáp nhập tài sản của khu vực nhà nước phải thương lượng thật cụ thể.

Đặc biệt, chúng ta làm thương vụ này có lợi cho mình thì phải chia sẻ lợi ích với những người liên quan khác. Sự khéo léo là chào hỏi chăm sóc tất cả các bên, càng khéo léo thì rủi ro càng bớt đi.

Cuối cùng, việc kinh doanh nếu không có sự bảo vệ của chính quyền sẽ khó thành công. Chiến lược của doanh nghiệp, của nhà đầu tư là nên xây dựng niềm tin, hợp tác với chính quyền, làm cho chính quyền tin mình và mình cũng tin chính quyền, như vậy thương vụ mới thành công. 

Lan Anh – Tư Giang (lược ghi)

Trân trọng kinh mời quý vị độc giả gửi bài cho Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” theo địa chỉ email: tuanvietnam@vietnamnet.vn

>> Xem thêm các bài viết khác của Diễn đàn Vì Việt Nam hùng cường đăng tải trên Chuyên trang Tuần Việt Nam/ Báo VietNamNet:

Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường

Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường

Hãy cùng tham gia Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” của chúng tôi bằng những bài viết, những góp ý trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai đất nước.

Vượt trần thể chế

Vượt trần thể chế

Nếu không quyết tâm cải cách, chúng ta mãi chỉ là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, không có gì đáng tự hào.

Vì sao Việt Nam tụt hậu?

Vì sao Việt Nam tụt hậu?

Câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta không những không đạt được mục tiêu đề ra trong hai chính sách lớn tôi nêu ở đây, mà ngược lại?

“Khát vọng Việt Nam” khi tụt hậu không còn là "nguy cơ”

“Khát vọng Việt Nam” khi tụt hậu không còn là "nguy cơ”

"Chúng tôi thừa nhận Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam là rất lớn”.

Khát vọng Việt Nam đang ở đâu?

Khát vọng Việt Nam đang ở đâu?

Để có thể đạt được điều mong ước, khát vọng và quyết tâm làm cho bằng được là điều tiên quyết Việt Nam cần phải có.

“Tựa cổ phần hóa” – góp phần giải pháp cho phát triển Việt Nam

“Tựa cổ phần hóa” – góp phần giải pháp cho phát triển Việt Nam

Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” trên Tuần Việt Nam của VietNamNet đã mở ra cơ hội cho các cá nhân góp sức giúp khát vọng Việt Nam hùng cường có cơ may thành hiện thực. Tôi hi vọng, nói ra có người nghe và thực hiện.

Thể chế nào, doanh nghiệp đó

Thể chế nào, doanh nghiệp đó

Cứ khi nào Nhà nước cởi trói, trao quyền cho người dân, thay vì hạn chế, bao cấp cho họ, sẽ luôn huy động được nguồn lực khổng lồ về tài chính và trí tuệ cho phát triển.

Đã giải phóng sức dân, cần giải phóng sức Nhà nước

Đã giải phóng sức dân, cần giải phóng sức Nhà nước

Việc thực hiện mục tiêu Dân giầu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh đã đặt ra yêu cầu phải giải phóng sức Nhà nước tương xứng với sức dân đã được giải phóng.

Giải phóng sức Nhà nước để Việt Nam hùng cường

Giải phóng sức Nhà nước để Việt Nam hùng cường

Đây là phương thức để sức dân được tiếp cận ngày càng nhiều và đầy đủ với các nguồn tài sản do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.