- Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động, TS Nguyễn Thị Lan Hương nói: “Quốc hội thực sự có dám đối diện với sự thật là tỷ lệ lao động qua đào tạo có mỗi 23% thôi? So với các nước là thua rất nhiều".

Ba tấm bằng đẹp đẽ

Tiến sỹ Huỳnh Thế Du, Trường đại học Fulbright vẫn nhớ mãi chuyện ông gặp một người lao động ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Người này khoe đã được cấp 3 chứng chỉ dạy nghề sửa chữa máy vi tính, thợ nhiếp ảnh và sửa chữa xe máy chỉ trong một năm.

Tiến sỹ Du rất băn khoăn, cả ba chứng chỉ đó chả liên quan đến nhau và cũng không giúp cho chính người đó kiếm sống vì ông ta làm nghề khác không liên quan đến sửa máy tính hay chụp ảnh.

Kể lại chuyện này trong một cuộc hội thảo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cuối tuần trước, ông Du nói: “Chỉ một địa phương như Hà Giang đã dành chi phí đào tạo mấy chục tỉ đồng, nếu tính 63 tỉnh thành thì chi phí sẽ thành con số khủng khiếp, nhưng lại tạo ra giá trị gia tăng rất thấp cho nền kinh tế”.

“Tôi không tin những người sau khi tốt nghiệp các lớp đó sẽ có sự thay đổi về công ăn việc làm”, ông nói.

Chỉ tiêu đó, ông nhận xét, được Quốc hội giao cho Chính phủ, rồi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện sẽ tiêu tốn “hàng nghìn tỷ đồng” mỗi năm.

Năm nào cũng đạt

Câu chuyện của Tiến sỹ Du chỉ phản ánh một góc rất nhỏ trong hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thông qua trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 hồi tháng Tư năm 2016.

Theo Nghị quyết, Chính phủ cần đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%.

{keywords}
“Tôi cho rằng, chỉ tiêu đào tạo nghề rất vô duyên, rất nhiều nơi hoàn thành nhưng chẳng để làm gì cả, tốn rất nhiều ngân sách” TS Huỳnh Thế Du nói tại cuộc hội thảo của Ủy ban Kinh tế cuẩ Quốc hội.

Do Nghị quyết của Quốc hội mang tính pháp lệnh, nên Chính phủ sẽ phải cố gằng hoàn thành bằng nhiều cách.

Theo báo cáo kết quả cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn này, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã tổ chức đánh giá cho 26.000 người, cấp chứng chỉ cho 23.000 người đạt yêu cầu.

Trong khi đó, trong năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo dự kiến sẽ là 58,6%, đạt chỉ tiêu của Quốc hội giao là 58 - 60%, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Những con số liên quan đến đào tạo rất rõ ràng và chi tiết, nhưng nó có thật sự giúp cho người lao động hay không thì vẫn còn là câu hỏi, như Tiến sỹ Du băn khoăn.

Ông Du không có câu trả lời, nhưng Tổng cục Thống kê lại có. Theo đó, số thanh niên thất nghiệp đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 40% tổng số thanh niên thất nghiệp; tỷ lệ thanh niên đã qua đào tạo thất nghiệp là 15,1%, gấp 7,5 lần tỷ lệ thất nghiệp chung.

Những con số này rõ ràng củng cố thêm những băn khoăn của Tiến sỹ Du. Tiền chi ra cho hoạt động này không hiệu quả!

Tất nhiên, ý kiến của ông Du được nhiều người chia sẻ. Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính nói: “Chỉ tiêu đào tạo nghề hoàn toàn không để làm gì cả, chỉ để nuôi sống một số trung tâm đào tạo nghề mà thôi”.

“Tôi cho rằng, chỉ tiêu đào tạo nghề rất vô duyên, rất nhiều nơi hoàn thành nhưng chẳng để làm gì cả, tốn rất nhiều ngân sách” ông nói tại cuộc hội thảo của Ủy ban Kinh tế cuẩ Quốc hội.

Cho đến nay, chưa rõ số tiền chi cho đào tạo là bao nhiêu, nhưng theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có 39 tổ chức cấp giấy chứng nhận đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Chỉ tiêu đánh lừa thiên hạ

Tại hội thảo trên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Vấn đề xã hội, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nói thẳng thắn: chỉ tiêu lao động qua đào tạo là chỉ tiêu đánh lừa thiên hạ.

Là người trong cuộc vẽ nên chỉ tiêu này, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hương hiểu rõ sức ép này.

Bà Hương kể, một lần năm 2015, bà bị Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội gọi lên mắng là đáng lẽ đến 2015 phải báo cáo đạt tỷ lệ qua đào tạo 50% trong khi bà và các đồng sự tính ngược tính xuôi chỉ được 49% thôi. Vì thế, căn cứ vào tính toán của bà Hương, Bộ trưởng báo cáo tỷ lệ 49% và bị phê bình.

Bà Hương nói: “Thế nên chẳng tội gì mà không phết lên 50%, chả ai biết 50% là bao nhiêu. Đấy là do người nghe muốn nghe cái gì, chứ không phải do người làm báo cáo”.

"Có những cái chỉ là công cụ thôi nhưng chúng ta đưa vào là mục tiêu phấn đấu, nhưng phấn đấu không được bị phê bình hết hơi, chẳng tội gì mà không bịa. Tôi nói thẳng là bịa. Chỉ tiêu lao động qua đào tạo là bịa, mà chúng tôi bịa vì chẳng ai theo dõi cả", bà nói.

Bà Hương đặt câu hỏi: “Quốc hội thực sự có dám đối diện với sự thật hay không; có dám đối diện với sự thật là lao động qua đào tạo có mỗi 23% thôi?”, và bổ sung thêm: “So với các nước là thua rất nhiều".

Bà khẳng định: "Chúng tôi nói thẳng, không bao giờ ra được chỉ tiêu về giải quyết việc làm. Cục Việc làm chúng tôi tha thiết bỏ, nhưng Cục trưởng cũng chẳng dám bỏ, từ đời chị Chuyền (nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binnh  và xã hội) chả dám bỏ, anh Dung (Bộ trưởng) cũng chả dám bỏ, Quốc hội cũng chả ai dám bỏ”.

Chỉ tiêu tạo việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp từng là một chỉ tiêu pháp lệnh trong các kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm trước đây do Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, cho đến kỳ 2016-2020, chỉ tiêu tạo việc làm không còn nữa.

Vì không có phương pháp tính toán và khảo sát định lượng, nên người ta ước tính, cứ tăng trưởng một điểm phần trăm thì sẽ tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 300.000 người mỗi năm. Vì thế, trước đây năm nào Chính phủ cũng báo cáo tạo việc làm cho khoảng 1,6-1,8 triệu người mỗi năm. Tất nhiên, không có giải thích kèm theo.

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Vấn đề xã hội, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nhiều lần khẳng định, chỉ tiêu tạo việc làm mới là chỉ tiêu “đánh lừa”. Rất may, chỉ tiêu tạo việc làm mới không còn nữa.

Nhưng tỷ lệ thất nghiệp thì vẫn còn nguyên. Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2020 dưới 4%. Vì đây là chỉ tiêu pháp lệnh, nên nó phải được báo cáo cho đạt.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,2% trong 9 tháng đầu năm 2018. Tỷ lệ này luôn luôn “ổn định và ở mức thấp”, khoảng 2,1% trong 3 năm gần đây.

Điều này có nghĩa, tỷ lệ thất nghiệp là luôn luôn đạt chỉ tiêu pháp lệnh của Quốc hội.

Song, vấn đề là ở chỗ, cách tính chỉ tiêu này có sát với thực tế của Việt Nam?

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang áp dụng phương pháp tính của Tổ chức Lao động Quốc tế. Theo đó, người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên hội đủ các yếu tố bao gồm hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm, sẵn sàng làm việc.

Theo định nghĩa này, thì những người không có việc làm mà lại không sẵn sàng làm việc hay không tìm kiếm việc làm đương nhiên lại không được tính là thất nghiệp.

Rõ ràng, những tiêu chí này không phù hợp với Việt Nam. Vì lẽ đó, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam luôn luôn thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.

Liệu có dũng cảm loại đi một chỉ tiêu pháp lệnh như vậy, và đồng nghĩa với việc bỏ đi những nguồn lực tài chính, ngân sách đi kèm với nó?

Tư Giang

Chưa thấy rõ động lực đột biến cho tăng trưởng kinh tế 2018

Chưa thấy rõ động lực đột biến cho tăng trưởng kinh tế 2018

Thách thức đang dần hiện rõ. Cho đến nay, vẫn chưa thấy rõ động lực đột biến nào cho tăng trưởng kinh tế đến cuối năm 2018 so với sức bật 2017.

EVFTA hi vọng được thông qua vào tháng Ba tới

EVFTA hi vọng được thông qua vào tháng Ba tới

Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – EU (EVFTA) hi vọng sẽ được Nghị viện Châu Âu thông qua vào tháng Ba năm 2019, theo Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện châu Âu.

Những đòi hỏi từ EVFTA

Những đòi hỏi từ EVFTA

Việt Nam cần làm những gì để đảm bảo lợi ích và hiệu quả của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)?

Liệu FDI có làm thui chột doanh nghiệp trong nước?

Liệu FDI có làm thui chột doanh nghiệp trong nước?

Hôm nay, ngày 4/10 Hội nghị “Tầm nhìn mới, cơ hội mới cho FDI trong kỷ nguyên mới” sẽ được tổ chức để tổng kết 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

“Đoàn thuyền thúng” và nghịch lý mang tên doanh nghiệp tư nhân

“Đoàn thuyền thúng” và nghịch lý mang tên doanh nghiệp tư nhân

Đã có 4 người Việt Nam được xếp hạng tỷ phú đô la trong khi nhiều doanh nhân khác cũng đang vươn lên danh sách này. Tuy nhiên...    

Tăng trưởng phụ thuộc Samsung: Doanh nghiệp lớn có quyền mặc cả?

Tăng trưởng phụ thuộc Samsung: Doanh nghiệp lớn có quyền mặc cả?

Khi doanh nghiệp quá lớn, họ có quyền nhất định để ngồi mặc cả với Chính phủ. Và Samsung cũng đang có lợi thế đó để đàm phán các ưu đãi. Vấn đề là ta cần tận dụng cơ hội ra sao?