– Sau rất nhiều sai phạm khiến dư luận bức xúc, một loạt các phòng khám Trung Quốc đã bị xử lý. Nhưng liệu “thuốc phạt” có bị nhờn trong thời gian tới? Cơ quan chức năng và các chuyên gia đưa ra giải pháp nào để quản lý phòng khám Trung Quốc?
>> Kiểm tra phòng khám TQ: Chỉ thấy Bộ, Sở 'than khó'!
>> Phòng khám Trung Quốc ngoài vòng quản lý?
>> Phòng khám TQ sai phạm, vẫn ùn ùn kéo đến
>> 'Sờ gáy' nhiều phòng khám Trung Quốc
>> 'Xử' phòng khám Maria: Mở đầu cuộc...dẹp loạn?
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: N.A |
Theo quy định của luật khám chữa bệnh, người chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của phòng khám tư nhân là người đứng đầu phòng khám (do chủ đầu tư bổ nhiệm).
Vì vậy, cơ quan quản lý đề cao vai trò của những
người đứng đầu phòng khám, phụ trách chuyên môn kỹ thuật.
Họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động chuyên môn của phòng
khám, không được nhận người chưa có chứng chỉ hành nghề kể cả khi chủ đầu tư
đưa xuống hoặc không được cho phép người lao động hành nghề vượt quá khả
năng chuyên môn.
Ngoài ra, họ phải chịu trách nhiệm về những vấn đề khác như kê đơn, bốc
thuốc (bao gồm cả nguồn gốc, thành phần thuốc, …)
Nếu đội ngũ này không ý thức được trách nhiệm của mình thì có tiến hành
thanh tra, kiểm tra đến đâu cũng khó có thể kiểm soát được hết các phòng
khám, bởi khi thanh tra về rồi thì sai phạm rất dễ tái phát.
Bên cạnh việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu phòng khám,
phía thanh tra cũng sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất, thường xuyên hơn để kịp
thời phát hiện sai sót.
Ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế). Ảnh: N.A |
So với trước đây, sai phạm ở các phòng khám Trung Quốc nhiều hơn (do số lượng phòng khám tăng) và hình thức vi phạm cũng tinh vi hơn. Khi xảy ra sai phạm, cả hệ thống đều có trách nhiệm.
Bởi thế, nếu cứ phủ nhận và đùn đẩy trong lúc
này chỉ khiến dư luận thêm bức xúc.
Trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng công tác thanh tra chưa phát huy
hiệu quả. Phía thanh tra cho biết có kiểm tra thường xuyên, dưới nhiều hình
thức (định kỳ, đột xuất) nhưng thế nào là thường xuyên?
Ngoài chuyện kiểm tra bao nhiêu lần thì
chuyện tiến hành kiểm tra thế nào cũng là điều cần bàn. Nếu kiểm tra mà
không giữ được bí mật thì không thể phát huy hiệu quả.
Hơn nữa, thanh tra ở ta cũng có cái khó là lực lượng mỏng, lại dàn trải trên
nhiều “mặt trận” (như an toàn thực phẩm, dược, mỹ phẩm...) nên không thể chỉ
tập trung vào mỗi lĩnh vực khám chữa bệnh. Việc bổ sung biên chế không phải
chuyện cứ muốn là được, vì còn liên quan đến công tác tổ chức cán bộ.
Trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ phía thanh tra cần thay đổi cách làm việc để có
thể kiểm soát tình hình chủ động hơn.
Theo đó, bên cạnh việc thụ động tiếp nhận thông tin qua báo chí hoặc qua đơn
khiếu nại, phản ánh, lực lượng thanh tra có thể chủ động nắm bắt thực tế
(khi mà chưa có sự cố xảy ra) bằng cách huy động lực lượng từ các phòng y tế
quận, huyện, những đơn vị quản lý trực tiếp các phòng khám trên địa bàn. Nếu
có thông tin sai phạm, họ có thể nắm bắt và xử lý kịp thời.
Ngoài ra cũng cần chấn chỉnh công tác quảng cáo, nâng cao nhận thức của
người dân về sức khỏe để cùng với cơ quan quản lý đẩy lùi, hạn chế dần các
tiêu cực.
Ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam (Ảnh: Interrnet) |
Ông Nguyễn Xuân Hướng,
nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: 5 giải pháp quản lý phòng khám Trung
Quốc
Thứ nhất là cơ quan lãnh sự
của Việt Nam tại Trung Quốc phải thông qua cục Trung y Trung Quốc để xác
định các văn bằng chuyên môn của những người muốn sang Việt Nam hành nghề,
tránh tình trạng “bác sỹ dỏm”.
Thứ hai là ngành y tế Việt Nam phải kiểm tra tay nghề cũng như nhân
thân của các bác sỹ nước ngoài trước khi cấp phép hành nghề cho họ tại Việt
Nam.
Thứ ba là cơ quan quản lý phải “công tâm” khi làm nhiệm vụ, thực thi
đúng pháp luật.
Thứ tư là các cơ quan truyền thông đại chúng phải có trách nhiệm khi
đưa quảng cáo.
Thứ năm là tuyên truyền, nâng cao trình độ để người dân biết và tìm
hiểu kỹ thông tin trước khi lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh.
Thêm nhiều phòng khám bị xử phạt
vì sai phạm Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết trong thời gian hơn một tuần qua, thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra một số phòng khám Trung Quốc trên địa bàn thành phố và phát hiện nhiều sai phạm. Cụ thể: Phòng khám 614 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) do công ty TNHH Liên Việt Hoa sở hữu đã cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đông y khi chưa có giấy phép hoạt động. Công ty này đã bị phạt 20,5 triệu đồng. Cùng với việc phạt tiền, Thanh tra cũng đã đình chỉ việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không có giấy phép hoạt động của Công ty Liên Việt Hoa tại số 614 Hoàng Hoa Thám cho đến khi Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động tại địa chỉ này. Trước đó, phòng khám 604 Trường Chinh (Hà Nội) cũng bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt 40,5 triệu đồng và tước giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề trong vòng 12 tháng do vi phạm hoạt động quá phạm vi cho phép. Ông Cường cho biết công tác thanh tra sẽ tiếp tục được tiến hành nhưng ở mức độ, phạm vi và với cách thức nào thì không thể thông báo công khai để tránh việc các phòng khám tìm cách đối phó. |
Ngọc Anh (ghi)