- Sau khi VietNamNet đăng tải loạt bài lớp 1 - thạc sĩ, rất nhiều phụ huynh đã mạnh dạn “điểm danh” các trường học đang “yêu cầu” học sinh tiểu học học thêm, dù là theo cách tự nguyện.

TIN BÀI KHÁC

“Thời gian con đi học còn nhiều hơn tôi đi làm”

Độc giả Tuấn vào ngày 3/11 đã gửi phản hồi về báo VietNamNet bày tỏ thái độ rất bức xúc trước việc con gái anh đã bị cô giáo “khéo léo” gợi ý đi học thêm.

Anh Tuấn viết: “Con gái tôi được đạt danh hiệu học sinh giỏi lớp 1 trường Lê Ngọc Hân, lớp hai (2011-2012) thay cô chủ nhiệm, tôi tiếp tục không cho con đi bán trú. Cuối tháng 9/2011, cô chủ nhiệm mới cho biết cháu viết chữ xấu làm toán chậm, tôi đành cho cháu đi học bán trú. Sau đó, được biết, trình độ của cháu đã theo kịp bạn?!”.

Ảnh minh họa (Nguồn: Camnanggiadinh.com)

Anh Tuấn kể, một lần cháu nghỉ học bán trú buổi sáng, chiều cháu đi học chính quy về, cháu nói với bố là hôm nay con không làm được bài. Anh cho biết, nguyên nhân là sáng nay cô giáo đã cho cả lớp làm bài trước ở lớp bán trú nên con anh cùng mấy bạn khác nghỉ học buổi sáng đều không làm được. Anh cũng rất bức xúc trước sự vất vả của con mình: “Các buổi tối cháu phải làm bài của cô, bài tập trong sách giáo khoa từ 19h 30' đến 22h 30' mới xong. So với thời gian tôi đi làm thì thời gian học của cháu còn nhiều hơn tôi, không biết bao giờ mới hết cảnh này”.

Bạn đọc có nickname Nhim ở Hải Phòng cũng đồng tình với nhiều ông bố bà mẹ đang có con bị trường “ép” đi học thêm. Bạn đọc này cho biết: “Con tôi đang theo học trường tiểu học Thái Phiên, Hải Phòng, ngay tại buổi họp họp phụ huynh đầu năm, nhà trường yêu cầu phụ huynh viết đơn đăng ký quản lý trẻ ngoài giờ. Trường tan học lúc 16h20, phụ huynh viết đơn để học sinh tan học lúc 17h, tiền học thêm 40 phút này là 200.000/cháu/tháng. Do có nhiều phụ huynh không đăng ký gửi con sau giờ tan trường, từ ngày 1/11/2011, nhà trường thông báo học sinh học theo giờ mùa đông là buổi chiều bắt đầu từ 13h45 (sớm 15 phút), tan học lúc 16h30 (muộn hơn 10phút). Cô giáo chủ nhiệm thông báo là cô sẽ phụ đạo từ 16h đến 16h30”.

Bạn đọc này nhấn mạnh: “Nhiều người cho rằng, việc trẻ học thêm nhiều là do phụ huynh tạo áp lực cho con mình vậy việc học phụ đạo ở trường con tôi là do phụ huynh đề nghị hay nhà trường bắt buộc? Có phải tìm mọi cách để phụ huynh nộp thêm tiền mà trẻ bị cắt mất thời gian nghỉ trưa?

Một độc giả tên Trung cũng đầy bất bình trước vấn đề nhà trường “gợi ý” cho trẻ đi học thêm. Theo anh Trung, cháu của anh mới vào lớp 1 năm 2011. Hiện nay, cháu học cả tuần không nghỉ ngày nào, học ở trường cả ngày, tối về còn phải làm bài tập cô giao. Thứ 7 không được nghỉ vì còn phải học thêm ở trường. Chủ nhật cũng không được nghỉ vì phải đi học và ăn ở nhà cô giáo cả ngày.

Anh Trung cũng nhấn mạnh, từ ngày đến học nhà cô thì cô quan tâm hơn, thấy có điểm 9, 10 chứ trước đó toàn 5 với 6. Độc giả này cũng đưa ra “bảng chi phí” mà người cháu mới lớp 1 của mình phải đóng góp: “Sau đây là thông kê chi phí cơ bản: 50 nghìn/1 tháng gọi là tiền học toán qua mạng; 90 nghìn/1 tháng là tiếng Anh; 50 nghìn/1 tháng gọi là học ngày thứ 7 và 75 nghìn/buổi học ở nhà cô vào ngày chủ nhật”.

Yêu cầu Bộ cấm dứt điểm

Với quan điểm, không muốn con đi học thêm nhưng vì lý do này, lý do khác vẫn phải cho con học dù rất thương con, nhiều phụ huynh đề xuất, Bộ GD-ĐT cần phải cấm dứt điểm việc này và đuổi khỏi ngành các giáo viên cố tình chèo kéo học sinh học thêm.

Trước việc Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhắn nhủ "Đừng ai cho con đi học thêm nữa", độc giả Phạm Văn Dư, gửi phản hồi: "Tôi cho rằng ngành giáo dục phải có trách nhiệm chấm dứt việc dạy thêm, không có thầy dạy thêm thì liệu học sinh có ai để học thêm (tất nhiên loại trừ một bộ phận nhỏ sinh viên làm công việc gia sư). Tại sao Bộ GD không kiên quyết đuổi khỏi ngành các giáo viên cố tình chèo kéo học sinh học thêm?".

Đồng quan điểm đó, độc giả Nguyễn Trường Giang bày tỏ ý kiến: "Vấn đề học thêm cốt lõi không phải xuất phát từ gia đình mà là từ nhà trường, từ ngành giáo dục. Tôi nghĩ muốn chấm dứt dạy thêm học thêm rất dễ, chỉ cần ngành giáo dục có quyết làm hay không mà thôi. Theo tôi hễ giáo viên nào muốn dạy thêm thì ta cho nghỉ dạy ở trường đuổi ra khỏi ngành, bảo đảm sẽ không còn ai dạy thêm nữa cả".

Cha mẹ “đổ thêm dầu vào lửa”


Bên cạnh những bậc phụ huynh bức xúc với việc dạy thêm học thêm thì cũng có những phụ huynh nêu quan điểm, cần phải cho con đi học thêm bởi nhiều nguyên do. Bạn đọc Lê Chí Lâm phản hồi: “Việc học thêm có 2 lý do: - Cha mẹ gửi con nhờ kèm thêm thay vì tự kèm con ở nhà, trong khi lớp chính thường hơn 60 cháu nên cô cũng không thể sát sao như các lớp 30 cháu. - Cho con đi học thêm với mục đích học nâng cao để có khả năng vào lớp chọn hoặc trường chuyên của cấp 2”.

Bạn đọc này cũng chỉ ra rằng, việc học thêm đa phần xuất phát từ tham vọng của cha mẹ chứ không phải từ mục đích đáp ứng yêu cầu của chương trình học tiểu học.
Vào ngày 27/10, độc giả Kiệt cũng đã gửi ý kiến của mình đến báo VietNamNet: “Con mới lớp 1 mà phải học vất vả như thế là do cha mẹ, đừng đổ tại nhà trường. Cha mẹ mắc bệnh thành tích, muốn con đạt thành tích cao nên đã bắt các cháu đi học thêm, học cả ngày lẫn đêm”. 

Bài viết tổng hợp ý kiến của độc giả về dạy thêm học thêm, trong đó có những ý kiến phản ánh chưa thể kiểm tra độ xác thực của thông tin nhưng chúng tôi vẫn đăng tải để độc giả hiểu rõ hơn về một số luồng ý kiến của dư luận về vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.

Kết thúc bài viết, chúng tôi xin dẫn lời của bạn đọc Phạm Đình Cường: "Thực ra, không một phụ huynh nào muốn cho con mình đi học thêm như vậy cả. Nhìn thấy đứa con mới 6 tuổi đã phải lăn ra học ngày, học đêm phụ huynh nào mà không sót. Nhưng nếu không đi học thêm thì không thể theo kịp được các bạn trong lớp. Chúng ta phải thực sự nghiên cứu thật kỹ càng về vấn đề sách giáo khoa của chúng ta nó đã phù hợp với từng bậc học, cấp học chưa? Những người biên soạn sách phải có cái nhìn tổng thể, có cái tuy duy của một đứa trẻ chứ không phải là tư duy của một người trưởng thành. Tôi hy vọng với đề án của Bộ Giáo dục trong những năm tiếp theo sẽ xây dựng chương trình sách giáo khoa đúng với năng lực của từng học sinh và từng bậc học".

Lê Minh - Lê Thanh

Đẻ xong là có bằng thạc sĩ, tiến sĩ
Sau khi loạt bài phản ánh hiện trạng học lớp 1 và đào tạo thạc sĩ ở Việt Nam được đăng tải,  nhiều ý kiến cho rằng vẫn tồn tại nghịch lý như hiện nay tất cả là do bệnh thành tích.
 
Những thạc sĩ có "mũ" nhưng đầu rỗng
Việc học và thi ở bậc cao học ở một số trường hiện nay khá nhàn nhã, theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.
 
Mẹ thạc sĩ xót xa cảnh con lớp 1
Đây là tâm sự của một bà mẹ ở quận Đống Đa, Hà Nội, hiện đang là học viên cao học đồng thời có con trai vừa bước chân vào lớp 1 cách đây chưa đầy 2 tháng.
 
Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”
Một nghịch lý lạ lùng: Học vỡ lòng phải học ngày học đêm mới mong theo kịp chương trình, trong khi học thạc sĩ, tiến sĩ lại phởn phơ “học mà chơi, chơi mà học”. 
 
Lối nào cho trẻ lớp 1 không mang cặp tới trường?
Học sinh tiểu học chạy đua với chương trình và gồng mình thi với học. Còn học viên sau đại học thì đang học theo kiểu “dật dờ”, chiếu lệ.
 
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học?
Để vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn mình luyện viết trong các lò luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp ĐH, công chức chỉ cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học.
 
“Đừng ai cho con em đi học thêm nữa”
Trả lời về việc học sinh tiểu học phải bò ra “cày chữ” trong khi thạc sĩ lại ung dung, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, cách học ở đại học rất khác so với phổ thông.
 
Nghịch lý ở Việt Nam hay ở Mỹ?
Ở Mỹ, nếu cuối năm trẻ học lớp một tuyên bố thích đi học, đó chính là thành công của giáo viên trong cả năm.