Dân Hà thành săn lùng nhãn quê, quả rừng lạ về ăn

Tháng 8 cũng là lúc nhãn Hưng Yên cho thu hoạch rộ. Trên dọc tuyến phố Hà Nội, các loại nhãn được bày bán la liệt, từ nhãn lai, nhãn Thái đến nhãn Trung Quốc đều có, với mức giá dao động 30.000-60.000 đồng/kg tùy loại.

{keywords}
Nhãn quê ngày càng hiếm, được những người sành ăn săn lùng.

Song đối với nhãn quê, loại quả nhỏ, xấu mã được người sành ăn săn lùng lại cực kỳ hiếm, không phải ai cũng mua được. Giá nhãn quê dao động từ 25.000-40.000 đồng/kg.

Trong khi đó, mắc ten là loại quả rừng đặc sản ở Điện Biên cũng đang được dân Hà Nội rất chuộng.

Trên thị trường, loại mắc ten còn nguyên vỏ xanh có giá 80.000 đồng/kg, mắc ten tách vỏ xanh còn vỏ đen giá 100.000 đồng, riêng loại tách hết vỏ rồi giá lên tới 120.000 đồng/kg.

{keywords}
Loại quả này ăn bùi, béo ngậy, thơm ngon.

Mùa thu hoạch quả mắc ten khá ngắn, chỉ kéo dài 3-4 tuần. Dân sành ở Hà Nội thích ăn quả này, cũng sợ hết mùa nên có nhà mua tích trữ rất nhiều để ăn dần.

Tài xế xích lô "chặt chém" khách Nhật gần 3 triệu đoạn đường 1km

Mấy ngày qua, dư luận bức xúc về vụ việc du khách Nhật Oki Toshiyuki (83 tuổi, sống ở Tokyo) phải trả 2,9 triệu đồng cho một cuốc xích lô 5 phút từ chợ Bến Thành về khách sạn Liberty Central Saigon Riverside (quận 1, TP.HCM) hôm 3/8.

{keywords}
 Cụ Oki Toshiyukicho phóng viên xem cuốn nhật ký du lịch.

Cụ Oki kể, khi gửi 500 nghìn đồng, anh này đòi thêm, cụ cũng đồng ý, nhưng người già tay chân chậm chạp, chưa kịp lấy thêm tiền thì anh xích lô thò tay vào ví cụ, lấy hết 5 tờ 500 ngàn và 2 tờ 200 ngàn của cụ rồi bỏ đi. Tổng cộng số tiền cụ Oki Toshiyuki phải trả là 2,9 triệu đồng cho chuyến xích lô dài khoảng hơn 1km.

Tài xế xích lô cũng đã thừa nhận hành vi lấy số tiền 2,9 triệu đồng của du khách Nhật.

Bắt 116 kg nguyên liệu trân châu trà sữa không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa tiến hành kiểm tra xe ô tô khách biển kiểm soát 29B - 002.32 do ông Hoàng Mai Sơn (Bắc Giang) là người điều khiển.

Qua kiểm tra, tổ công tác nhận thấy 18 loại hàng hóa có số lượng, chủng loại phù hợp với hóa đơn. Nhưng trong xe còn có 4 thùng gỗ bên trong chứa nguyên liệu chè trân châu nghi là do Trung Quốc sản xuất, trọng lượng 116 kg.

Ông Sơn nhận là chủ hàng của số nguyên liệu thực phẩm trên tuy nhiên không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Lô hàng này có giá trị khoảng 15 triệu đồng.

Sát lễ Vu lan, giá hoa tươi tăng mạnh

Chỉ vài hôm nữa là đến Lễ Vu lan. Thời điểm này, không chỉ các loại trái cây tăng giá mà hoa cũng tăng giá mạnh so với ngày thường. Đặc biệt hoa cúc có mức giá khá đắt đỏ. Theo khảo sát, giá một bông cúc vàng Đà Lạt bán tại Hà Nội với mức 22.000 đồng.

Tại làng hoa Tây Tựu (Hà Nội), những ngày gần đây thay vì người trồng hoa phải chở hoa tươi lên các chợ đầu mối để bán, các thương lái đã về tận vườn thu mua.

{keywords}
 Những ngày cận kề Rằm tháng 7, chợ hoa Quảng Bá luôn nhộn nhịp cả đêm.

Tại Tây Hồ - Hà Nội, giá hoa tại vườn cũng tăng 30% so với ngày thường. Ngoài hoa cúc, hoa hồng thì hoa sen cũng đang vào mùa thu hái và có mức giá khá cao, từ 45.000-200.000 đồng tùy loại.

Tại các chợ truyền thống, càng sát ngày Rằm tháng 7 giá hoa tươi mỗi ngày một khác. Tại chợ Định Công, giá hoa tươi những ngày cận Rằm tăng chừng 7.000-10.000 đồng một bông.

Thương chiến Mỹ - Trung, giá thịt lợn tăng mạnh

Do nguồn cung trong nước đang thiếu hụt, nguồn cung lớn từ Mỹ cũng đã bị hủy, khoảng 200 triệu con lợn (chiếm 30% tổng đàn), Trung Quốc sẽ phải tìm nguồn cung khác bù đắp. Và đó có thể là nguyên nhân thịt lợn Việt Nam lại đang gom mua xuất sang Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Tại Việt Nam, nguồn cung thiếu hụt do DTLCP khiến giá lợn tại các tỉnh miền Bắc đang có chiều hướng tăng mạnh. Theo đó, giá lợn hơi tại miền Bắc đã tăng thêm 2.000–6.000 đồng/kg lên mức 36.000-45.000 đồng/kg tùy địa phương.

Hà Nội: Rau xanh tăng giá mạnh sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3, tại các chợ truyền thống của Hà Nội, giá các loại thực phẩm đều có mức chênh lệnh so với trước thời điểm bão đổ bộ.

Trong đó, giá rau xanh tăng khá mạnh. Cụ thể, rau muống tăng 7.000 đồng/bó nhỏ và từ 15.000 đồng tăng lên ngưỡng 20.000 đồng/bó to.

{keywords}
Rau xanh "phi mã" do ảnh hưởng của bão số 3.

Rau sống như rau mùi tăng từ 3.000 đồng/bó lên thành 6.000 đồng/bó nhỏ; xà lách tăng từ 7.000 đồng/kg lên thành 25.000 đồng/kg.

Đặc biệt, rau cải canh tăng từ 5.000 đồng – 10.000 đồng/bó, rau ngót, mồng tơi, rau dền… từ 5.000 – 8.000 đồng/bó.

Phụ huynh nháo nhào mua thiết bị định vị trông con



Sau vụ việc đáng buồn tại trường Gateway, nhiều phụ huynh nháo nhào tìm mua các loại đồng hồ định vị trẻ em với tâm lý an toàn cho trẻ.

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại đồng hồ định vị trẻ em khác nhau. Dựa vào chức năng và mức giá thành, đồng hồ định vị trẻ em có thể chia thành 3 phân khúc. Giá của các loại đồng hồ định vị dùng tốt trên thị trường đang dao động khoảng từ 600.000 - 1.400.000 đồng. Phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay là các sản phẩm có mức giá từ 300.000 – 600.000 đồng.

{keywords}
Nhiều loại đồng hồ với mức giá khác nhau

Theo đánh giá của nhiều người dùng, đồng hồ định vị có nhiều bất tiện như định vị không chính xác, nhanh hết pin,… Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, tin tặc có thể sử dụng đồng hồ định vị để tìm và liên lạc với đứa trẻ mà phụ huynh hoàn toàn không hay biết.

Thượng vàng hạ cám bánh trung thu, chặn bánh trung thu TQ thẩm lậu

Mặc dù chưa vào chính vụ, song thị trường bánh trung thu 2019 đã khá nhộn nhịp. Năm nay, nhiều loại bánh dát vàng, hay chạy theo “mốt” trà sữa trân châu đường đen khá độc lạ.

Trong các dòng bánh trung thu được xách tay về Việt Nam, bánh xuất xứ Hong Kong đang được các tiểu thương ráo riết quảng cáo với sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và hương vị.

{keywords}
Bánh dát lá vàng có giá từ 175.000 - 200.000 đồng/chiếc.

Thị trường nội địa cũng xuất hiện các loại bánh khá lạ. Các hãng liên tiếp ra các vị mới, nhân bánh được làm từ các nguyên liệu đắt tiền, độc lạ hơn hoặc thêm các lựa chọn bánh cho khách hàng đặc thù như người ăn kiêng hay bị bệnh tiểu đường… Thiết kế vỏ bánh, vỏ hộp mới mẻ và bắt mắt hơn so với mùa trung thu trước.

Trong khi đó, Tổng Cục QLTT vừa có lệnh tăng cường kiểm tra, siết chặt biên giới, ngăn chặn hàng lậu dịp Trung thu năm nay. Đồng thời, các loại bánh sản xuất theo phương thức truyền thống, bánh trung thu tự làm cũng vào tầm kiểm soát chặt.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)