Bạn chỉ cần đến nơi thu tiền BHYT tiếp tục nộp tiền để được hưởng quyền lợi khi khám chữa bệnh.
Trả lời câu hỏi về những phiền toái phát sinh từ khi BHXH Việt Nam không in thời gian hết hạn của thẻ BHYT như trước kia nữa, bà Mai Hạnh – Phó trưởng Ban Sổ thẻ -BHXH Việt Nam cho biết: Từ cuối năm 2017, BHXH Việt Nam không in “giá trị đến…” nữa mà chỉ in “có giá trị từ ngày…” Thời gian đầu, người dân có thắc mắc không ghi thì không biết có giá trị đến ngày nào. “Chúng tôi đã có nhiều hướng để xử lý. Đợt đổi thẻ này, chúng tôi có thư ngỏ gửi tới tận tay người có thẻ BHYT, trong đó giải thích cụ thể thẻ mới có mã số, tại sao có giá trị từ ngày. Người dân muốn biết giá trị của thẻ có thể gọi điện thoại đến tổng đài theo số 1900969668 để hỏi và sẽ được nhân viên tổng đài tra cứu, hoặc người dân có thể vào trang web của BHXH Việt Nam, trên đó có mục tra cứu giá trị thẻ BHYT để tra cứu. Người dân cũng có thể hỏi đại lý thu, bưu điện thì họ sẽ tra cứu giúp. Khi đến khám chữa bệnh thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ có trách nhiệm tra cứu giá trị của thẻ” – bà Mai Hạnh giải thích rõ hơn.
Theo đại diện BHXH Việt Nam, việc dùng thẻ như hiện nay để tiến tới dùng thẻ BHYT điện tử, không cần phải in lại. Vì việc in, cấp lại đến người lao động rất mất thời gian và tốn kém. Chi phí in lại thẻ nếu có sai sót thì được lấy từ nguồn chi phí hoạt động của ngành và chiếm tỷ trọng nhỏ, không nhiều.
Theo bà Mai Hạnh, trường hợp thẻ BHYT hết hạn đúng ngày đến bệnh viện KCB thì người tham gia chỉ cần đến nơi thu tiền để tiếp tục đóng bù vào để hưởng các quyền lợi của chủ thẻ BHYT. Nếu thời gian tham gia bị gián đoạn 3 tháng thì người tham gia BHYT sẽ không được tính 5 năm liên tục.
Theo ông Đào Việt Ánh – Phó Tổng GĐ BHXH Việt Nam: “Từ nay tới 2020, BHXH Việt Nam thực hiện sổ BHXH và thẻ BHYT điện tử. Chúng tôi đang nghiên cứu các thông tin trên sổ, đặc biệt là thông tin trên thẻ BHYT sao thuận tiện nhất. Hai thông tin nhiều người quan tâm: là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và thời hạn sử dụng thẻ. Chúng tôi đang nghiên cứu và tiếp thu ý kiến để khi trình thông qua Bộ Y tế để có phương án phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi số đông. K hi thực hiện mẫu thẻ mới, thực hiện giao dịch điện tử rồi nên nhiều thông tin không phù hợp, không cần thiết, nhưng với một số đối tượng, khu vực, lại không phù hợp như những vùng khó tiếp cận internet, vùng sâu, vùng xa.
“Chúng tôi đảm bảo theo hướng, dù là đối tượng nào, ở khu vực nào thì cũng được ưu tiên tiếp cận khám chữa bệnh một cách thuận tiện nhất”, ông Ánh khẳng định.
(Theo VOV)
Cách nào để biết BHYT còn hay hết hạn sử dụng?
Để biết thẻ BHYT còn hạn sử dụng hay không, chủ thẻ phải truy cập vào trang tra cứu online.
Sai thời điểm đủ 5 năm liên tục, quyền lợi của người tham gia BHYT có bị thiệt?
Đã đủ 5 năm liên tục đóng bảo hiểm y tế, nhưng trên tấm thẻ của người tham gia bảo hiểm lại ‘trở về vạch xuất phát’ khi chuyển cấp học. Sự bất cập này liệu có ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân?
Mức thanh toán BHYT tối đa cho một lần khám chữa bệnh
Theo quy định, mã quyền lợi hưởng 2 được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí đi khám, chữa bệnh BHYT đúng quy định.
Quyền lợi được hưởng thông qua ký tự trên thẻ BHYT
Mã số ghi trên thẻ BHYT gồm 15 ký tự, trong đó 10 ký tự cuối là mã số BHXH – đây là mã định danh duy nhất của mỗi người trong suốt quá trình tham gia BHYT.
Những thay đổi cần lưu ý trên thẻ BHYT từ năm 2018
Từ năm 2018, trên thẻ BHYT sẽ không còn ghi thời hạn sử dụng như trước kia. Mã thẻ BHYT được tích hợp với mã sổ BHXH.
Có được hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh những ngày nghỉ Tết?
Nhiều người bệnh lo lắng, nếu chẳng may phải đi khám, chữa bệnh trong những ngày nghỉ Tết có được hưởng các quyền lợi BHYT hay không.
Thẻ BHYT bị sai thông tin cần được xử lý như thế nào?
Cơ quan BHXH có trách nhiệm điều chỉnh và đổi thẻ BHYT cho người tham gia nếu gặp một số sai sót nhất định in trên thẻ.
Người khám bệnh BHYT cần những lưu ý gì từ năm 2018
Theo BHXH Việt Nam từ năm 2018, thẻ BHYT có nhiều điểm mới, nếu phát hiện thiếu thông tin BHYT phải tự xác minh, không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT.