Đây là những điểm mới trong nội dung giao kết hợp đồng lao động được bổ sung tại Bộ Luật Lao động 2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Theo Bộ Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động sẽ gồm có 2 loại: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn không quá 36 tháng. Như vậy, loại hình hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng sẽ không còn từ ngày 1/1/2021.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật là loại hình mới được bổ sung.
Về giá trị pháp lý, hợp đồng lao động được giao kết qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Theo đó, người lao động chỉ cần thông báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian theo luật định (bỏ quy định về việc phải có 1 trong các lý do được liệt kê trong Bộ luật Lao động).
Thời hạn báo trước là 45 ngày, 30 ngày hoặc 3 ngày tùy loại hợp đồng đã giao kết. Đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ. Luật cũng quy định 7 trường hợp không cần thông báo trước.
Bổ sung thêm 3 trường hợp:
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên;
Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động.
Về thời hạn báo trước, Bộ Luật Lao động quy định mức 45 ngày/30 ngày/3 ngày tùy từng loại hợp đồng lao động. Đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Luật cũng quy định 2 trường hợp không phải báo trước.
Tăng thêm thời gian từ 7 ngày lên 14 ngày làm việc để hai bên người lao động và người sử dụng lao động thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi mỗi bên; trường hợp đặc biệt vẫn giữ nguyên không quá 30 ngày.
Quy định bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH của người lao động, cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu và trả mọi chi phí sao gửi tài liệu.
Bổ sung quy định về bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp:
Đáp ứng sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện nghĩa vụ công dân;
Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Bổ sung quy định về bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp:
Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
Thay thế người lao động bị cho thôi việc do tháy đổi cơ cấu, công nghệ hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,…
Hai bên có thể lựa chọn linh hoạt thử việc là một nội dung trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc riêng. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Bổ sung quy định thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
Quy định rõ trong Bộ luật về các chủ thể giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động và người sử dụng lao động; bổ sung nguyên tắc người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Về phía người sử dụng lao động, có thể là: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định…
Về phía người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể: Người giao kết hợp đồng lao động ở đây là:
Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật…
Bỏ thẩm quyền của Thanh tra lao động trong việc tuyên bố Hợp đồng lao động vô hiệu. Theo đó chỉ còn duy nhất Tòa án nhân dân mới có thẩm quyền tuyên bố Hợp đồng lao động vô hiệu.
Trước đó, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là thanh tra lao động và Tòa án nhân nhân. Trong đó đối với Thanh tra lao động thì Chánh thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của Bộ luật lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động;
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động;
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
(Theo Dân Trí)