- Người nhà của tôi vi phạm pháp luật bị cảnh sát bắt giữ và thẩm vấn. Khi thẩm vấn, người đó bị cảnh sát đánh và chửi bới thì người đó có thể kiện cảnh sát được không? (Bạn đọc Vũ Trung Dương, Quảng Ninh).kie
TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:
Rùng mình vì… sợ tăng giá
Chưa rằm Trung thu, bánh đã đại hạ giá
Khi bắt xe vi phạm CSGT không chào dân, làm sao để khiếu nại?
Căn hộ nhỏ "cứu" nhiều ước mơ lớn
Đi hát về khuya, cả nhóm nam nữ ngủ lại nhà nghỉ...
Luật sư tư vấn:
Ảnh minh họa, nguồn internet |
Pháp luật nước CHXHN Việt Nam bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối với công dân.
Bộ luật Tố tụng hình sự nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trong giai đoạn điều tra, việc hỏi cung bị can phải được thực hiện theo đúng trình tự quy định tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi hỏi cung, nếu người tiến hành tố tụng bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự tại Điều 298 (Tội dùng nhục hình) hoặc Điều 298 (Tội bức cung). Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai, nếu có căn cứ về việc điều tra viên dùng nhục hình hoặc bức cung, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân có thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."
Vì vậy, cá nhân bị điều tra viên đánh và chửi bới trong quá trình thẩm vấn có thể tố cáo sự việc đó với cơ quan có thẩm quyền.
Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự thì thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của điều tra viên do người đứng đầu cơ quan điều tra đó có trách nhiệm giải quyết.
Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Tố tụng hình sự, người tố cáo có quyền:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
- Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
Người tố cáo có nghĩa vụ:
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
• Tư vấn bởi Luật sư Đào Thanh Huyền, điện thoại: 0944479360, địa chỉ email luatsudaothanhhuyen@gmail.com.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).