Hai tuần kể từ khi bắt đầu, các chiến dịch không kích của Nga ngày càng siết chặt hơn. Tháng tới sẽ là trọng điểm, cả về mặt chính trị lẫn quân sự ở Syia.

Siêu tên lửa Nga dùng đánh IS khiến thế giới choáng váng

Một trong những bất ngờ trong chiến dịch quân sự của Nga tới thời điểm này đó là việc phóng loại tên lửa mới Kalibr từ các tàu chiến ở Biển Caspian, cách Syria 1.500km. Động thái này gây tranh cãi. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các tên lửa hành trình "đã đánh trúng những mục tiêu IS".

Trong khi quan chức Mỹ khẳng định, 15% (4 trong số 26) tên lửa đã rơi ở Iran.

{keywords}
Ảnh: ibtimes

Dù số phận của chúng tế nào, nhà phân tích Peter Felstead nhấn mạnh, việc sử dụng loại tên lửa này chủ yếu chứng minh năng lực quân sự của Nga và "cung cấp bằng chứng sống cho thế giới - cũng như công chúng Nga - rằng Nga có khả năng này: họ có thể theo kịp người Mỹ trong tác chiến dùng tên lửa hành trình".

Khả năng sử dụng lại tên lửa này khó diễn ra, vì theo một số nhà phân tích, Nga đã phóng hầu hết các tên lửa Kalibr trong loạt đầu tiên.

Theo Pavel Baev ở Viện Brookings, Nga có một số chọn lựa khi tăng tốc can thiệp tại Syria như bắn tên lửa hành trình từ các máy bay ném bom ở khoảng cách xa Syria, hoặc từ những tàu ngầm ở Địa Trung Hải. Cũng có lập luận cho rằng, Nga có thể điều cả tàu sân bay Admiral Kuznetsov, đến Địa Trung Hải.

Người Nga đã điều động thêm cả trực thăng tấn công Mi-24P. Những video gần đây cho thấy tại đồng bằng Ghab, Mi-24 tấn công vào những vị trí của quân nổi dậy ở tầm cao rất thấp.

{keywords}
Ảnh: trend

Hậu cần

Cho tới nay, David Cenciotti nói, Nga có thể hỗ trợ hoạt động mở rộng tại Syria với rất nhiều máy bay vận tải. "Đây là lần đầu tiên, Nga sử dụng phi đội vận tải cho triển khai ở nước ngoài", ông nói.

Tuy nhiên, Baev tin rằng, việc duy trì các loại máy bay khác nhau cũng như trực thăng trong chiến dịch quân sự "sẽ là cơn ác mộng cho công tác hậu cần, do tất cả phải trông chờ vào vận tải hải quân từ Novorossiysk và Sevastopol ... Thêm các máy bay vận tải sẽ chỉ thêm gánh nặng". Và căn cứ hải quân Nga ở Tartus chỉ có một bến tàu.

Theo một số nhà phân tích, vấn đề với Nga là nhanh chóng bổ sung lượng bom và tên lửa mà các máy bay đang sử dụng với tốc độ chóng mặt.

Nếu chế độ của Assad không bình ổn được khu vực xung quanh Damascus và có ít tiến bộ trong việc đảm bảo các hành lang tới Hama và vùng duyên hải, thì liệu Nga có điều động cả lực lượng mặt đất?

Dường như không thể, và một lần nữa, chuỗi hậu cần thêm vô vàn áp lực. Moscow tuyên bố rõ ràng không đưa thêm lực lượng mặt đất. Đó là bước đi mạo hiểm khiến sứ mệnh tại Syria kéo dài vô tận.

Leo thang

Giới phân tích nói rằng, có những dấu hiệu cho thấy Nga đang sẵn sàng hoạt động đường băng thứ hai ở Hmeymim, gần đây dùng cho máy bay đỗ. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, việc xây dựng các bãi đáp bê tông sẽ cho phép sử dụng cả hai đường băng. Nó sẽ hữu ích nếu Nga gia tăng các đợt xuất kích hoặc nếu Moscow điều thêm máy bay chiến đấu.

{keywords}

Các máy bay Su 25 và MIG 29 của Nga. Ảnh: nationalpost

Theo Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay nước này đã 88 lần xuất kích trong vòng 24h qua - nhiều hơn thông thường. Nhà phân tích Pavel Baev tin rằng, Nga đang tăng tốc chiến dịch. "Để tạo sự khác biệt, để chiến dịch thực sự gây tiếng vang, Nga cần phải leo thang", ông nói.

Có hai lý do. Tăng cường không kích sẽ cho phép lực lượng mặt đất Syria lấy lại các vùng đất từ tay phiến quân. Có một phòng điều hành liên quân tại Baghdad đảm nhận điều phối giữa các lực lượng gọi là 4 + 1 gồm Syria, Nga, Iran, Iraq và Hezbollah.

Một dấu hiệu quan trọng diễn ra ở quanh Aleppo, nơi nhiều thông tin nói về sự hiện diện quân sự lớn. Hãng thông tấn Fars của Iran cho biết "quân đội Syria, Hezbollah và không quân Nga đang chuẩn bị cho chiến dịch lớn" để chiếm lại thành phố trong những ngày tới.

Lý do thứ hai Nga cần gấp rút oanh kích là cuộc gặp G20 tháng tới tại Thổ Nhĩ Kỳ. Putin nói sẽ tham dự. Mục tiêu của Nga - theo một số nhà phân tích - là thể hiện chiến dịch tại Syria có hiệu quả, để Moscow có vai trò quyết định trong định hình tương lai chính trị tại Syria.

Thái An (theo CNN)