Chia sẻ tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Tổng giám đốc công ty công nghệ Gapo đã có bài thuyết trình ấn tượng về tầm quan trọng của các nền tảng số Việt trong tiến trình chuyển đổi số các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2020, cả nước hiện có hơn 800.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong năm 2021, có hơn 85.000 doanh nghiệp mới thành lập, gần 13.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 45.000 doanh nghiệp dừng hoạt động và 28,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch (mất việc, giảm thu nhập).
Xu hướng ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp Việt Nam. (Số liệu: Báo cáo VCCI năm 2020) |
Đại dịch diễn ra đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp tối ưu chi phí vận hành, hỗ trợ người lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống thông tin và báo cáo theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
Theo ông Hà Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ G-Group, đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn đều đã và đang chuyển đổi số. Đại dịch khiến các doanh nghiệp bắt đầu nghiêm túc chú trọng hơn vào việc làm sao tối ưu chi phí, do vậy sẽ có sự dịch chuyển từ việc sử dụng các nền tảng dịch vụ nước ngoài sang nền tảng Make in Vietnam.
Vị chuyên gia cho rằng, các nền tảng Make in Vietnam có lợi thế rõ rệt về việc hiểu rõ doanh nghiệp trong nước cần gì và có khả năng tuỳ chỉnh để thích ứng. Bên cạnh đó, đội ngũ hỗ trợ lúc nào cũng sẵn sàng và chi phí thấp hơn so với các nền tảng ngoại chính là lợi thế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển đổi số Việt.
Ông Hà Trung Kiên - nhà sáng lập mạng xã hội Gapo. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Tuy vậy theo ông Kiên, trong suy nghĩ, đâu đó người Việt vẫn còn có những nghi ngại nhất định đối với các sản phẩm trong nước. Nếu muốn giải quyết vấn đề này, cần có chính sách truyền thông phù hợp để người dân hiểu hơn về các sản phẩm Việt Nam. Quan trọng nhất vẫn là sản phẩm Việt phải tự mình giải được bài toán về nhu cầu của người dùng.
Nêu ra ví dụ cụ thể, ông Kiên viện chứng câu chuyện về một bài toán được đặt ra bởi rất nhiều doanh nghiệp, đó là mức độ gắn kết của nhân sự trong tổ chức, yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
Theo nghiên cứu của Deloitte, 87%, doanh nghiệp gặp phải vấn đề về sự tương tác thiếu hiệu quả của nhân sự. Điều này tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh, tỷ lệ nghỉ việc và hiệu suất làm việc. Do đó, nếu vấn đề tương tác của các nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp được giải quyết, nó sẽ ngay lập tức tạo ra tác động tích cực đến tình hình kinh doanh.
Dữ liệu của Gallup cho thấy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể tăng 22% nếu công ty đó có tính gắn kết nội bộ cao, Khảo sát của University of Warwick cũng chỉ ra rằng, hiệu suất làm việc của người lao động có thể tăng 12% nếu họ cảm thấy hạnh phúc với công việc mình làm.
Những lợi thế của các nền tảng chuyển đổi số Make in Vietnam so với các nền tảng ngoại. |
Để tăng hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, ông Kiên cho rằng vấn đề tương tác của nhân viên trong tổ chức cần được giải quyết. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu đang dùng các phần mềm giao tiếp phổ biến như Facebook, WhatsApp, Zalo, Viber,... Khi sử dụng những phần mềm này, họ phải đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin và sự xao nhãng của nhân sự.
Nếu dùng các sản phẩm, dịch vụ riêng biệt, doanh nghiệp sẽ mất từ 3-8 USD/người/tháng. Với quy mô 5.000 người, một doanh nghiệp có thể phải trả số tiền lên đến 40.000 USD/tháng cho công cụ tương tác giữa các nhân viên.Trong khi đó, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có khả năng chi trả một lượng chi phí lớn như vậy.
Nhà phát triển mạng xã hội Gapo đang cung cấp giải pháp Gapowork - một bộ công cụ Make in Vietnam nhằm đưa ra lời giải cho câu chuyện Việt Nam. Đây là giải pháp giúp các nhân sự trong một công ty, doanh nghiệp kết nối với nhau dễ dàng, gia tăng hiệu suất làm việc ở bất kỳ đâu với chi phí tiết kiệm.
Trong đại dịch Covid-19, nền tảng GapoWork đã được Mạng lưới thầy thuốc đồng hành sử dụng để kết nối hơn 10.000 y bác sĩ, tình nguyện viên, giúp chăm sóc cho hơn 373.000 bệnh nhân Covid-19, chiếm 40% số lượng F0 cả nước.
Khi nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, các trường học, công sở phải đóng cửa, đã có 263.000 cuộc họp Zoom được tạo ra trên nền tảng GapoWork với hơn 12,5 triệu người tham gia. Đây là những minh chứng cho thấy các sản phẩm công nghệ số Việt có thể giải được bài toán của chính người Việt Nam.
Nhà sáng lập mạng xã hội Gapo cho rằng, nếu xác định các doanh nghiệp công nghệ số là nền tảng cho sự phát triển quốc gia, người dùng nên chăng cần có sự cân nhắc khi chọn sử dụng nền tảng của doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp Việt cũng có thể cung cấp những sản phẩm với chất lượng tương tự.
Trọng Đạt
'Dùng bản đồ số của nước ngoài dữ liệu người sẽ Việt không an toàn'
Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch công ty IoT Link cho rằng, nếu sử dụng bản đồ số của các công ty nước ngoài có nghĩa là dữ liệu và hành vi của người dùng Việt sẽ nằm trong tay các công ty nước ngoài.