Công việc của chúng ta bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà đôi khi tại nơi công sở, chúng ta khó có thể kiềm chế được cảm xúc của mình.

 Scott Dunlap, khi còn là một nhân viên tại công ty công nghệ những năm 90, từng làm việc với một vị sếp rất tài năng.

Dù rất kính nể vì sự thông minh và vẻ phong độ đẹp trai của sếp nhưng anh không thể chịu nổi bản tính độc đoán và nhiều khi còn rất điên rồ của ông ấy. Cũng không nhớ rõ, cái ngày định mệnh đó xảy ra vào hôm nào đó xấu trời hoặc cũng có thể đó là một sự phun trào đỉnh điểm sau bao ngày dồn nén không dám thổ lộ.

{keywords}

- Sếp: Cậu phải làm cho bằng được!

- Duntlap: Sếp à, sếp đang yêu cầu em làm một việc vượt quá khả năng có hạn của công nghệ hiện đại ngày nay rồi ạ.

- Sếp: Hình như cậu không nghe thấy tôi nói gì thì phải. Tôi nói là cậu phải làm cho bằng được!

- Duntlap: Tôi thấy ông đang bắt chúng tôi làm một việc không thể thực hiện được, nó thật điên rồ và ông cũng thật điên rồ. Ông tự mãn, thô lỗ, thâm hiểm, miệt thị và thiếu đạo đức.

- Sếp: ["Đơ" 1 lúc]... "Cậu nói thiếu giàu có nữa". Ông bổ sung thêm cho Duntlap, rồi mỉm cười đi khỏi phòng.

Đó là một trong những câu chuyện thú vị được đăng tải trên Quora với chủ đề: "Điều điên rồ nhất bạn đã từng nói với sếp, khiến bạn chưa, hoặc đã bị đuổi việc".

Đây là chủ đề khá thú vị khi thu hút hàng trăm câu trả lời và 600.000 lượt đọc.

Chuyện của Anil Panghal thậm chí còn thú vị hơn. Panghal được quản lí giao cho thực hiện một nhiệm vụ “bất khả thi” liên quan đến IT và nó cũng chẳng liên quan đến chuyên ngành cậu được đào tạo. Câu trả lời của Panghal cho sếp đó là "tôi không thể làm được việc này".

- Sếp: Nghe kỹ này, trong từ điển của tôi, từ “không thể” không tồn tại, cậu hiểu không ?

- Panghal: Ôi, xin lỗi thưa sếp. Nhưng đó đâu phải lỗi của tôi ạ. Sếp phải check kỹ trước khi mua từ điển chứ ạ!

Vị quản lý không biết nói gì hơn sau khi nghe câu trả lời này. Tác giả của câu chuyện cũng không cho người đọc biết kết cục số phận của anh ta ra sao.

Sibell Loitz còn có câu chuyện "buồn cười" hơn khi làm việc tại shop bán quần áo và đồ lưu niệm.

Khi cửa hàng chuẩn bị đóng cửa vào lúc 9 giờ tối, thì bỗng dưng có một đoàn khách du lịch khoảng 50 người vào mua hàng. Sibell Loitz lúc đó rất uể oải vì một ngày làm việc dài mà đội nhân viên bán hàng của anh chỉ có 3 người.

Thế nhưng, thay vì giúp đỡ phục vụ khách hàng, sếp chỉ đứng và quát tháo, chỉ chỏ bắt Loitz và đồng đội phải làm cái này, cái kia. Gần như mất kiểm soát trước thái độ khó chịu của ông, Loitz không nén nổi cảm xúc và buông một câu mà cho đến tận bây giờ anh vẫn còn nhớ rõ từng từ một.

- Ông làm ơn ngậm mồm lại đi! Tôi cá là ông đã trốn khóa học chăm sóc khách hàng và quản lí nhân sự khi được công ty cho đi bồi dưỡng kiến thức ở Chicago phải không? Ông đã không giúp gì lại còn làm chúng tôi căng thẳng hơn bằng việc cứ đứng đó chỉ chỏ và quát tháo!

Bất ngờ là vị sếp không những không đuổi việc Loitz mà còn đến tận nhà xin lỗi và hứa sẽ rút kinh nghiệm những lần sau.

Chuyện sếp - nhân viên, vui có, buồn có, hài hước và bi đát đều có cả, nhiều đến nỗi có ngồi nghìn lẻ một đêm cũng không thể kể hết được.

Công việc của chúng ta bị chi phối bởi nhiều yếu tô khách quan và chủ quan mà đôi khi tại nơi công sở, chúng ta khó có thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Hậu quả thì lúc tích cực, lúc tiêu cực. Nhưng dù có thế nào, đừng coi đó là một ký ức nặng nề bởi bạn đâu thể lúc nào cũng hoàn hảo nắm chặt bàn tay mà sống.

Chuyện của tôi với cậu nhân viên, có lẽ nên để cậu ấy tự viết lại trang sách của riêng cậu ấy. Còn bạn, câu nói để đời của bạn với sếp là gì ?

Theo Trí thức trẻ