Nhìn chung, các nghiên cứu thường chỉ đánh giá tổn thất mà virus corona gây ra đối với tổng sản lượng quốc nội (GDP). Nhưng nghiên cứu mà Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ đăng tải mới đây lại cung cấp một cách tiếp cận khác. Các tác giả - Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers và chuyên gia kinh tế Đại học Harvard David Cutler - cũng tính cả thiệt hại liên quan đến những người tử vong vì Covid-19, chứ không chỉ tổn thất kinh tế đơn thuần.

{keywords}
Ảnh: fortworthbusiness

Hiện hơn 8 triệu người Mỹ đã nhiễm virus và khoảng 225.000 người tử vong, song các nhà nghiên cứu tin rằng đại dịch có thể cướp đi sinh mạng của 625.000 người tính đến hết năm 2021. Theo tính toán của hai ông Summers và Cutler, với lý thuyết "giá trị bảo tồn của mỗi người là 7 triệu USD", những cái chết sớm liên quan đến Covid-19 ở mức đó có thể gây tổn thất khoảng 4,4 nghìn tỷ USD.

Virus được tin là có tác động lâu dài đến y tế, đặc biệt với những người sống sót mắc bệnh nặng. Khi những biến chứng đó dẫn đến nguy cơ tử vong sớm, chúng cũng gây ra những hậu quả sâu rộng cho toàn bộ nền kinh tế với mức thiệt hại lên tới khoảng 2,6 nghìn tỷ USD cho những ca xuyên suốt năm tới, theo các tác giả.

Nghiên cứu còn chỉ ra, ngay cả những người không tiếp xúc với virus vẫn có thể phải gánh chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Đau khổ vì cái chết của người thân, cũng như hệ quả của việc cách ly và cô dơn, có thể làm cho sức khỏe tâm thần xuống dốc. Điều này cũng gây thiệt hại cho nền kinh tế, với xấp xỉ 1,6 nghìn tỷ USD mất đi từ tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần.

Phần còn lại của tổn thất dự báo - chiếm khoảng một nửa - liên quan đến tụt giảm thu nhập do suy thoái kinh tế vì đại dịch. Các tác giả trích dẫn một ước tính trước đây từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ rằng ​​tổng sản lượng có nguy cơ bốc hơi 7,6 nghìn tỷ USD trong thập niên tới.

"Thiệt hại kinh tế lớn hơn gấp đôi tổng số tiền chi cho tất cả các cuộc chiến mà Mỹ đã tham gia kể từ ngày 11/9/2001, trong đó có cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và Syria", nghiên cứu nêu rõ. "Tổng chi phí ước tính hơn 16 nghìn tỷ USD, tức là xấp xỉ 90% GDP hàng năm của Mỹ". Các tác giả cho biết, thiệt hại ước tính cho một gia đình 4 người lên tới gần 200.000USD.

Cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc các nhà lập pháp Mỹ đang tranh cãi về một gói kích thích khác, nhằm giảm thiểu thiệt hại do đại dịch gây ra. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng bất kỳ khoản cứu trợ kinh tế nào như vậy cũng nên chi ít nhất 5% các quỹ cho tăng cường thử nghiệm và truy vết tiếp xúc.

"Tăng cường đầu tư vào thử nghiệm và truy vết tiếp xúc có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn ít nhất 30 lần so với chi phí ước tính chi tiêu vào các phương pháp này", các tác giả nhấn mạnh. Họ cho biết thêm, sự hỗ trợ tài chính cho các biện pháp y tế không nên bị cắt bỏ kể cả khi lo lắng về đại dịch bắt đầu giảm.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Thanh Hảo

Chuyên gia Mỹ cảnh báo về giai đoạn đen tối nhất của dịch Covid-19

Chuyên gia Mỹ cảnh báo về giai đoạn đen tối nhất của dịch Covid-19

Michael Osterholm, chuyên gia nổi tiếng về bệnh lây nhiễm của Mỹ cảnh báo, vài tháng tới sẽ là "giai đoạn đen tối nhất của đại dịch Covid-19" ở Mỹ.

Thế giới vượt 40 triệu ca Covid-19, Mỹ lo làn sóng lây nhiễm thứ ba

Thế giới vượt 40 triệu ca Covid-19, Mỹ lo làn sóng lây nhiễm thứ ba

Trang Worldometers thống kê, đại dịch Covid-19 đã tấn công hơn 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tổng số ca mắc hiện vượt quá mốc 40 triệu người.