Các nhà khoa học vừa khai quật thành công các hóa thạch người cổ đại nhiều tuổi nhất trên Trái đất tại Ma-rốc, giúp mang lại những khám phá mới về nguồn gốc của nhân loại.

{keywords}

Các nhà khoa học vừa có phát hiện mới về nguồn gốc con người

Những bộ xương người vừa được khai quật thành công được cho là khoảng 300.000 tuổi. Điều này cho thấy, con người đã sinh sống trên khắp châu Phi vào thời kỳ khởi đầu nhân loại, báo Anh Express dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết.

Ông Jean-Jacques Hublin, Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck của Đức bình luận: "Chúng tôi từng nghĩ rằng, cái nôi của loài người là ở Đông Phi cách đây 200.000 năm trước".

"Nhưng dữ liệu mới tiết lộ cho chúng tôi rằng, người cổ đại (Homo sapien) đã sinh sống khắp toàn bộ lục địa châu Phi cách đây khoảng 300.000 năm trước. Trước khi có sự phân tán người cổ đại ra khỏi châu Phi, thì đã có sự phân tán ở ngay trong lục địa này".

{keywords}

Nhà khoa học Hubris đang tìm kiếm hóa thạch người cổ đại 300 nghìn tuổi

Phát hiện hóa thạch người cổ đại 300.000 năm tuổi được công bố trong bối cảnh nhiều năm nay, các nhà khoa học cho rằng, loài người có nguồn gốc ở Đông Phi cách đây khoảng 195.000 năm trước.

Các mẫu hóa thạch tại Ma-rốc được tìm thấy từ giữa giai đoạn 2007-2011, bao gồm họp sọ, các công cụ bằng đá...

So với những các hóa thạch khác đã được tìm thấy cách đây nhiều thập kỷ, bộ sưu tập hóa thạch mới được phát hiện tại Ma-rốc được cho là thuộc về ít nhất 5 người, bao gồm một người trưởng thành còn trẻ, một thanh niên và một em bé khoảng 8 tuổi.

{keywords}

Các nhà khoa học cố gắng khai quật thêm hóa thạch người 300.000 tuổi

Chuyên gia địa lý học Daniel Richter, từng công tác ở Viện Max Planck nhấn mạnh rằng, những hóa thạch trên đại diện cho người cổ đại chưa có trí khôn và hình dạng đầu của họ không có "hình cầu" phổ biến như của người hiện đại ngày nay.

Đầu năm nay, các nhà khoa học đã công bố phát hiện sốc rằng, sự sống trên Trái đất có thể xuất hiện sớm hơn nhiều so với dự đoán trước đây. Hai hóa thạch giống tảo đỏ được khai quật ở Ấn Độ được cho là khoảng 400 triệu năm tuổi - già hơn mọi hóa thạch từng được phát hiện trước đó.

Người ta tin rằng, sự sống dưới dạng các sinh vật đơn bào đã hình thành trên Trái đất khoảng 3 tỷ năm trước.

Theo Dân Việt

Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại của Tây Nguyên là gì?

Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại của Tây Nguyên là gì?

Tây Nguyên có 5 tỉnh gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây cũng là vùng đất tiếp giáp của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, có di sản văn hoá phi vật thể nhân loại…

Na Uy xây "hầm tận thế" chứa dữ liệu toàn nhân loại

Na Uy xây "hầm tận thế" chứa dữ liệu toàn nhân loại

Ngoài Hầm chứa hạt giống toàn cầu, Na Uy vừa xây dựng thêm một hầm mới, chuyên chứa dữ liệu của toàn nhân loại đề phòng nguy cơ tận thế xảy ra trên Trái đất.

Bill Gates, đại gia 1.000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Bill Gates, đại gia 1.000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Các nhà “tiên tri tài sản” đã đưa ra “lời sấm truyền” đại gia nghìn tỷ USD đầu tiên của thế giới sẽ xuất hiện trong 25 năm tới.

Hé lộ video vụ thảm sát ghê rợn nhất lịch sử nhân loại

Hé lộ video vụ thảm sát ghê rợn nhất lịch sử nhân loại

Chính phủ Nga vừa cung cấp những hình ảnh chưa từng công bố về hậu quả mà hai thành phố của Nhật phải hứng chịu. 

"Mục đích của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại"

"Mục đích của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại"

PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh đã dẫn lại lời của học giả Bleiste về mục đích của khoa học để khẳng định các nghiên cứu của ông sẽ không có gì khác ngoài việc hướng đến những tìm tòi giúp ích cho người dân cải thiện cuộc sống.

COP 21: Thời khắc lịch sử của nhân loại

COP 21: Thời khắc lịch sử của nhân loại

Sau khi Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabus gõ búa, không cầm được xúc động và cả hội trường đứng dậy vỗ tay và ôm hôn nhau, đánh dấu  thời khắc sử của nhân loại...