- Nói về tình trạng trục lợi trong chính sách người nghèo, Bộ trưởng LĐ-TB&XH nêu ví dụ một số xã ở Nam Định, Chủ tịch xã cho con đi làm con nuôi người khác để nhận chính sách hộ nghèo.

Sáng nay, UB Thường vụ QH nghe và thảo luận về báo cáo kết quả 2 năm thực hiện nghị quyết số 76/2014/QH13 của QH về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (giai đoạn 2017-2018).

Trục lợi chính sách người nghèo là có thật

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh tán thành với các đánh giá, nhận định của Chính phủ về những kết quả đạt được trong việc thực hiện nghị quyết 76.

Tuy nhiên, bà cho rằng thành quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Quá trình tổ chức, rà soát, bình xét hộ nghèo còn hạn chế do tình trạng nể nang hoặc trục lợi chính sách.

Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội khẳng định, kết quả phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật còn rất hạn chế, trong khi dư luận phản ánh nhiều về các hành vi trục lợi chính sách, sai đối tượng, sai phạm trong sử dụng vốn, thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng bao giờ cũng khó có thể có quy định nào bịt được tất cả kẽ hở nhưng ở đây công tác thanh tra, kiểm tra rất quan trọng.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Bà Nga nêu thực tế dư luận phản ánh nhiều về cán bộ đưa người thân vào danh sách hộ nghèo để trục lợi chính sách. Hoặc các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, cây con giống không phải hộ nghèo; hoặc sai phạm trong sử dụng vốn, thất thoát, lãng phí.

“Chúng ta cũng xem nhiều bài báo, phản ánh dê, bò đi vào nhà chủ tịch xã... Chúng tôi cũng muốn biết sự thực tình trạng này như thế nào và xử lý như thế nào?”, Chủ nhiệm UB Tư pháp hỏi.

Giải trình về việc này, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, việc bình xét hộ nghèo trước đây có chuyện "năm nay tôi nghèo được hưởng thì sang năm nhường cho người khác”.

Ông cũng nhấn mạnh, một số vụ trục lợi vừa qua báo chí nêu chủ yếu là ở một số nguồn hỗ trợ chứ không phải trong chương trình này. 

{keywords}
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung

“Tôi nói ví dụ như một số xã ở Nam Định, chủ tịch xã cũng cho con cái đi làm con nuôi người khác, bắt đầu đưa vào nhận chính sách này. Có chủ tịch xã phải đi tù về chuyện này”, Bộ trưởng dẫn chứng.

Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH khẳng định, một số trường hợp khi phát hiện đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Tách hộ cha mẹ già để thụ hưởng chính sách nghèo

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý đến việc phân tích tỉ lệ hộ nghèo, thoát nghèo, tái nghèo, tỉ lệ nghèo phát sinh mới không đồng đều, thậm chí bất hợp lý giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng tỉ lệ tái nghèo, nghèo phát sinh mới cao hơn các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong khi đó một số tỉnh thiên tai rất nhiều như Lai Châu, Hà Giang tỉ lệ phát sinh nghèo ít hơn.

“Cách xét hộ nghèo có trái với đạo lý người Việt Nam hay không, đưa cha mẹ già tách ra thành hộ để thụ hưởng chính sách nghèo”, Chủ tịch QH băn khoăn.

Bà dẫn chứng ở Thái Bình, hộ nghèo mới phát sinh là 2.506 trong khi tỉnh Lai Châu là 1.581. Nam Định phát sinh 3.738, trong khi Hà Giang chỉ có 2.900.

{keywords}
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

Cho rằng thống kê như vậy là chưa đúng, chưa đầy đủ, phát sinh bất hợp lý, Chủ tịch QH yêu cầu phân tích, đánh giá để có giải pháp để chính sách đi đúng đối tượng, đúng mục đích.

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cũng nhận định cách bình xét của tỉ lệ nghèo theo kiểu ấn xuống không chính xác được. Một số địa phương cũng thế, xuống cơ sở cũng thế, người ta không dựa vào tình hình thực tế như thế nào.

“Tỉ lệ ấn xuống thì làm sao chính xác được. Năm nào cũng giảm 5% nhưng thực tiễn cuộc sống khác, không phải thế đâu. Tôi từng là lãnh đạo địa phương, sốt ruột xuống xem hỏi tiêu chí xét thì không thể xét được mà con số là cơ học”, ông Phúc nói và đề nghị phải giám sát việc này.

Quan xã khai tử mẹ đẻ vì sợ bị truy thu tiền trợ cấp

Quan xã khai tử mẹ đẻ vì sợ bị truy thu tiền trợ cấp

Sợ bị truy thu tiền chính sách hưởng sai do khai man tuổi mẹ mình, ông Hệ đã chỉ đạo kế toán xã làm giấy khai tử cho mẹ mình.

Bò chính sách lạc nhà quan xã: Đề nghị kỉ luật nhiều lãnh đạo

Bò chính sách lạc nhà quan xã: Đề nghị kỉ luật nhiều lãnh đạo

Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch xã Triệu Đô bị đề nghị kỉ luật vụ "bò giống cấp cho dân lạc nhà quan xã".

Mẹ và vợ quan xã ùn ùn 'lạc' vào hộ nghèo

Mẹ và vợ quan xã ùn ùn 'lạc' vào hộ nghèo

Hàng loạt trưởng thôn, lãnh đạo xã Hoàn Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) bị đề nghị kỷ luật vì ghép tên vợ, mẹ, con vào hộ nghèo

Bí thư xã 'phù phép' đưa con gái vào hộ nghèo

Bí thư xã 'phù phép' đưa con gái vào hộ nghèo

Bí thư xã ở Đồng Tháp tác động cấp dưới đưa 2 con gái ruột vào sổ hộ nghèo của dân xã biên giới để hưởng chế độ chính sách.

Thanh Hóa: 'Ém' hơn 1,3 tỷ đồng tiền hỗ trợ dân nghèo

Thanh Hóa: 'Ém' hơn 1,3 tỷ đồng tiền hỗ trợ dân nghèo

Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn Vũ Văn Đạt thừa nhận sai phạm trong việc giải ngân hơn 1,3 tỷ đồng hỗ trợ cho người nghèo.  

Thanh Hóa: Tiêu không hết tiền, huyện nghèo bị truy thu gần 1,5 tỷ

Thanh Hóa: Tiêu không hết tiền, huyện nghèo bị truy thu gần 1,5 tỷ

Thanh tra tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định truy thu gần 1,5 tỷ đồng của huyện Mường Lát do giải ngân chậm.

Thu Hằng