Mỗi ngày trên thế giới có gần nửa triệu người bị nhiễm mới, tổng số người nhiễm bằng với dân số của một quốc gia thuộc nhóm đông dân. Nhưng thực tế ở Việt Nam, chúng ta không còn tích cực mang khẩu trang, cũng chẳng có mấy ai chủ động rửa tay. Đặc biệt là việc giữ khoảng cách trong giao tiếp gần như không còn ở rất nhiều nơi công cộng.

{keywords}
Trung tâm Anh ngữ trên đường Nguyễn Bá Tuyển (quận Tân Bình, TP.HCM), nơi bệnh nhân 1347 dạy học. Ảnh: Thanh Tùng

Trong bối cảnh ấy, cần có ai đó gióng lên một hồi chuông báo động, để quá trình phòng dịch đã giúp chúng ta yên ổn thời gian qua được khởi động lại.

Cho nên, việc xuất hiện ca bệnh 1347 không chỉ là dấu hiệu tiêu cực. Về mặt cảnh báo, ca bệnh này chính là tiếng chuông báo động, phải mang khẩu trang nơi công cộng, khi tiếp xúc gần với người khác; Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi đưa tay lên mặt; Giữ khoảng cách khi giao tiếp, khoảng cách tối ưu 1,8 mét.

Lây tại nơi cách ly hay lây trong cộng đồng?

Đang có một cuộc bàn luận, ca 1347 là lây nhiễm trong cộng đồng, hay lây tại nơi cách ly. Theo trình tự câu chuyện, thì ca 1342 đang được cách ly tại nhà, ca 1347 đến ở cùng tại nơi cách ly, cho nên không thể gọi là lây trong cộng đồng, mà phải gọi là lây tại nơi cách ly.

Thực ra nếu là hai thành viên cùng bị cách ly và lây nhiễm chéo cho nhau, vấn đề sẽ khác hơn. Ở đây là một người đang trong giai đoạn cách ly, và một người đang hoàn toàn không bị cách ly, lây cho nhau. Nếu nói lây trong cộng đồng thì về mặt ngữ nghĩa là sai. Nhưng tại nơi cách ly mà không thực hiện việc cách ly, thì nơi đó thực sự không còn là nơi cách ly nữa.

Ở đây là sự lỏng lẻo trong công tác cách ly. Nếu Việt Nam đã chọn phương pháp cách ly, thì phải cách ly cho nghiêm túc. Ở các nước không chọn biện pháp cách ly thì nhiều người đã có miễn dịch với virus corona, việc lây lan từ một cá thể nào đó sẽ khó hơn.

Nếu thực sự là chúng ta không có ai bị nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, thì đồng nghĩa với việc chẳng mấy người có được miễn dịch với virus. Nếu bây giờ để một người bị nhiễm Covid-19 tung tăng trong cộng đồng, thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn là việc rất nhiều người tiếp xúc với bệnh nhân 1347 mà cái phương tiện bảo hộ đơn giản nhất là khẩu trang cũng không có. 

Theo tôi, bây giờ không phải lúc tranh cãi, ca 1347 lây nhiễm tại nơi cách ly hay trong cộng đồng, mà cần cảnh báo đủ mức, để mọi người mang khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách. Việt Nam đã từng là một ốc đảo giữa sa mạc trong 89 ngày qua. Nếu muốn giữ cho “mành lưới” của chúng ta “sạch”, thì việc phòng ngừa là cực kỳ quan trọng.

Chúng ta đã quá chủ quan, mới hôm 20/11 vừa qua, cả TP.HCM đã “bung lụa”. Còn nhớ hôm đó, tôi chen chúc để đi bộ mà cũng không có chỗ để đặt chân, nói gì đến giữ khoảng cách. Và hình ảnh mang khẩu trang đã trở nên rất hiếm hoi. Ngay tại phòng khám, chúng tôi luôn phải nhắc nhở, nhưng nhiều người vẫn không chịu mang khẩu trang khi chúng tôi chưa nhắc.

Nếu bây giờ, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng rất nhiều thứ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sức chịu đựng của rất nhiều doanh nghiệp đã ở mức giới hạn. Rất nhiều doanh chủ nhỏ đã cạn kiệt nguồn lực để duy trì doanh nghiệp nếu lại bị cách ly (hoặc bị khách hàng tự cách ly) lần nữa.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn

Những bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Những bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Gần 500 độc giả đã tham gia hội thảo trực tuyến với TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright về chủ đề: Dịch bệnh Covid-19: Tác động và chính sách ứng phó của Chính phủ.