- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp gần 20% GDP, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm tỷ trọng lên đến gần 73% trong xuất khẩu trong năm 2017. Điều này đặt ra câu hỏi, làm sao phải xây dựng nền kinh tế tự chủ?

Bài 1: Liệu FDI có làm thui chột doanh nghiệp trong nước?

Bài 2: Ngay từ đầu Việt Nam đã mở toang, thông thoáng hết mức

Khi Nguyễn Hoàng Anh và mẹ đi siêu thị Mega Market Vietnam, nơi từng mang tên Metro ở Hà Nội cách đây một thời gian, cô thực sự ấn tượng với cách bày biện của siêu thị khổng lồ này.

Những bao gạo Thái, những món đồ gia dụng từ hàng nhựa cho đến điện tử được bày lên lên mặt tiền của siêu thị, đập vào mắt tất cả những ai vừa bước qua cửa.

Với Hoàng Anh, những mặt hàng Made in Thailand bổ sung cho sự lựa chọn của cô trong vai trò là người tiêu dùng. “Giá cả của hàng Thái phải chăng, lại rất dễ lựa chọn”, cô nói.

Kể từ khi người Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro, Big C và đặt tên mới, những người tiêu dùng Việt Nam như Hoàng Anh thấy hàng hóa Thái Lan ngày càng xuất hiện dày đặc trên các kệ hàng.

Phải 10 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam mới phải mở cửa cho người nước ngoài tham gia vào lĩnh vực bán lẻ, lĩnh vực nhạy cảm bậc nhất trong các cuộc đàm phán quốc tế. Song, một cách rất hồ hởi, Việt Nam đã mở cửa sớm hơn nhiều so với thời điểm cam kết.

Metro của Đức đã được cấp phép sớm, các đại gia khác từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan cũng vậy. Họ đến lập các chuỗi siêu thị, rồi bán mua lại rôm rả các chuỗi siêu thị của mình, hay thôn tính của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đó là điều không thể không lo lắng khi nhiều chuỗi siêu thị ở những vị trí đắc địa ở nhiều thành phố lớn đã về tay người nước ngoài.

{keywords}
Chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn mới cần hạn chế được tối đa các tiềm ấn bất lợi đối với độc lập kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, quốc phòng của đất nước từ góc độ kinh tế, địa – chính trị.

Năm 2016, ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO đã phải thốt lên: "Chúng ta không thể ngây thơ cho rằng, các doanh nghiệp Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Việt để mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ bán lẻ. Cái họ tính đó là chiến lược xâm lấn hàng Thái sang Việt Nam”.

Từ các siêu thị lớn đã bị mua, các hàng hoa quả, bánh kẹo...của Thái nghiễm nhiên sang Việt Nam trong khi đó, các loại trái cây, bánh kẹo Việt bị đánh bật ra ngoài cửa hàng tạp hóa, vỉa hè, lòng lề đường, ông nhận xét.

Ông nói: “Đối với người tiêu dùng thì đây là lợi ích, nhưng đối với sản xuất trong nước, đây thực sự là thất bại bởi sân của mình không giữ được thì sao chúng ta có thể đi đá sân nước ngoài được”.

Bán lẻ chỉ là một phần rất nhỏ trong miếng bánh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang ngày càng to lên ở Việt Nam gần đây.

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã thu hút “thành công” vốn FDI ở mức rất cao.

Tỷ lệ vốn FDI trên GDP ở mức 6,1%, cao hơn rất nhiều so với 0,4% của Thái Lan, 1,2% của Trung Quốc, 2% của Ấn Độ, 2,6% của Philippines.

Ngân hàng Thế giới nhận xét: “Vấn đề ở chỗ, vốn FDI gắn kết với kinh tế trong nước còn kém, kết nối trong nước chủ yếu ở các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp: hầu hết đầu vào (70-80%) đều phải nhập khẩu”.

Nhận xét đó, dù rất đang lưu tâm, chưa cho thấy sự bành trướng của khu vực FDI trong nền kinh tế Việt Nam.

Bức tranh đó được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vẽ ra một cách rất sơ lược, nhưng đã cho thấy thực tế đó.

Tính đến tháng 8/2018, đã có hơn 26.500 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 334 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD.

Đầu tư nước ngoài có đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; 58% tổng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu, đạt 72.6% trong năm 2017 và 71,4% trong 9 tháng năm 2018, số thu nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm và đạt hơn 8 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách nhà nước. Tính đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm cho gần 4 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 5 triệu việc làm gián tiếp.

Rõ ràng, khi đất đai, tài nguyên, nguồn lực có hạn mà khu vực này nở rộ sẽ chiếm mất cơ hội, không gian của cách khu vực kinh tế khác.

Nhiều chuyên gia từng rất lo lắng, vì sao khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không thể lớn lên nổi. Trong hơn 20 năm nay, khu vực này chỉ chiếm khoảng 8-9% GDP của Việt Nam.

Liệu có phải do họ bị chèn ép, bị phân biệt đối xử, bị hạn chế các cơ hội tiếp cận đất đai khi địa phương nào cũng “trải thảm đỏ” mời gọi vốn FDI?

Ngay lĩnh vực mua bán sáp nhập (M&A), giá trị của nó đã lên tới 10,2 tỷ USD năm 2017, và ước tính 6,9 tỷ USD năm 2018.

Có thể thấy, không ít doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh là lại bán đi cho nước ngoài. Dù có theo kinh thế thị trường, để thị trường quyết định, nhưng việc bán nhiều doanh nghiệp của Việt Nam cho nước ngoài là điều đáng báo động.

Tại Hội nghị tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thiện khung pháp luật liên quan đến đầu tư, trong đó có thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài có ưu tiên, chọn lọc gắn với mục tiêu nâng tầm trình độ nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Xây dựng nền kinh tế tự chủ, như Thủ tướng yêu cầu, là điều rất cần thiết và sống còn. Sự phát triển, hưng thịnh của một quốc gia phải là do doanh nghiệp dân tộc đảm nhiệm, thay vì phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Vì thế, tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghiệp hỗ trợ...Từ tư duy thụ động, bị nhà đầu tư nước ngoài vào “mua”, nay chuyển sang các doanh nghiệp trong nước có thể chủ động “mua” lại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để tiếp thu thị trường, kênh phân phối, làm chủ công nghệ, quản lý và phát triển các sản phẩm quốc gia.

Những chỉ đạo của Thủ tướng được TS Phan Hữu Thắng – Nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng tình.

Theo ông Thắng, nguyên nhân để xảy ra các hạn chế của FDI trong nhiều năm qua đều có liên quan đến chất  lượng của công tác quản lý nhà nước về FDI ở các cấp và từ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thừa hành.

Có thể do tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về FDI quá cồng kềnh, không tinh gọn, lại thiếu liên kết, thiếu thông tin, bộ phận nào làm gì chỉ có bộ phận nấy biết, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không kịp thời cho các bộ phận liên quan.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính tuy được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn phức tạp, cộng với sự thiếu kiểm tra đôn đốc của cấp trên, thiếu trách nhiệm của một bộ phận chứ không chỉ của cá nhân, dẫn đến tình trạng “chạy dự án”, “chạy thủ tục”. Nền hành chính bị cơ chế thị trường thao túng, chỉ khi vụ việc xấu xảy ra rồi mới phát hiện được. Lúc đó, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan mới vào cuộc.

Vì vậy, Việt Nam cần chấn chỉnh lại công tác quản lý nhà nước nói chung về FDI đặc biệt ở hai khâu: lựa chọn đối tác đầu tư trong giai đoạn tới với dự án của họ và tăng cường công tác hậu kiểm, hỗ trợ, giám sát chặt chẽ các dự án sau khi được cấp phép.

Ông Phan Hữu Thắng cho rằng chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn mới cần hạn chế được tối đa các tiềm ấn bất lợi đối với độc lập kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, quốc phòng của đất nước từ góc độ kinh tế, địa – chính trị.

Xác định quốc tịch nhà đầu tư, tỷ lệ cân đối giữa các nhà đầu tư tại Việt Nam, giữa các hình thức đầu tư, xác định rõ những vùng lĩnh vực cấm, nhạy cảm không thu hút đầu tư nước ngoài.

Thu hút FDI phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, trên cơ sở tăng cường thu hút vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, bên cạnh việc tiếp tục thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến chế tạo, có chính sách tập trung cho phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ công nghệ cao là những lĩnh vực giàu tiềm năng có nhiều khả năng đi tắt đón đầu, cạnh tranh với thế giới. Hạn chế thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản, bán buôn bán lẻ, dịch vụ logistic…dành thị trường cho các doanh nghiệp trong nước.

“Điều quan trọng nhất là thu hút FDI nhưng vẫn phải có không gian để cho doanh nghiệp trong nước phát triển thì chúng ta mới độc lập tự chủ về kinh tế”, ông nói.

Lan Anh

Ngay từ đầu Việt Nam đã mở toang, thông thoáng hết mức

Ngay từ đầu Việt Nam đã mở toang, thông thoáng hết mức

Chính sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra một bước tiến dài của hành trình Đổi mới đất nước, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Liệu FDI có làm thui chột doanh nghiệp trong nước?

Liệu FDI có làm thui chột doanh nghiệp trong nước?

Hôm nay, ngày 4/10 Hội nghị “Tầm nhìn mới, cơ hội mới cho FDI trong kỷ nguyên mới” sẽ được tổ chức để tổng kết 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

EVFTA hi vọng được thông qua vào tháng Ba tới

EVFTA hi vọng được thông qua vào tháng Ba tới

Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – EU (EVFTA) hi vọng sẽ được Nghị viện Châu Âu thông qua vào tháng Ba năm 2019, theo Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện châu Âu.

Những đòi hỏi từ EVFTA

Những đòi hỏi từ EVFTA

Việt Nam cần làm những gì để đảm bảo lợi ích và hiệu quả của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)?

"Gần 10 năm rồi có công nghệ làm cám lợn cũng chưa học được"

"Gần 10 năm rồi có công nghệ làm cám lợn cũng chưa học được"

TBT Đỗ Mười đập tay xuống bàn than: “Trời ơi, các anh hợp tác đầu tư với nước ngoài để lấy được công nghệ về cho đất nước, thế mà gần 10 năm rồi có công nghệ làm cám lợn cũng chưa học được..."  

Sự khiêm nhường dẫn dắt dân tộc

Sự khiêm nhường dẫn dắt dân tộc

Từ họ toát lên thông điệp: Muốn dẫn dắt một đất nước, một dân tộc, cao hơn nữa, cả thế giới, hãy nêu gương liêm chính, trung thực, khiêm nhường, hành động đi liền với lời nói.  

Tham nhũng vặt và 'quan cách mạng'

Tham nhũng vặt và 'quan cách mạng'

Tham nhũng vặt dù không gây tác hại lớn về kinh tế, nhưng nó gặm nhấm lòng tin của người dân và hủy hoại hình ảnh nền công vụ.    

Chính sách biển phải giải quyết được vấn đề nội tại của đất nước

Chính sách biển phải giải quyết được vấn đề nội tại của đất nước

Mặc dù theo thời gian nội dung chính sách biển có thể thay đổi, nhưng các quan điểm, học thuyết xây dựng chính sách biển vẫn giữ lại tiêu chí căn bản vốn có của nó.