Muôn trùng khó khăn

Đại dịch vẫn đang hoành hành. Kinh tế thì khủng hoảng. Một quốc gia bị chia rẽ. Những vết thương sâu sắc về chủng tộc. Đó chính là hiện trạng của nước Mỹ bây giờ. Chính vì vậy, ông Joe Biden đã phải đối mặt với trùng trùng khó khăn và thách thức khi ông tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Ông Biden đã tóm lược những thách thức đó trong diễn văn nhậm chức.

{keywords}
Tổng thống Joe Biden chúc mừng Phó tổng thống Kamala Harris sau khi tuyên thệ. Ảnh: Reuters

“Rất ít người trong lịch sử dân tộc của chúng ta gặp nhiều thử thách hơn hoặc nhận thấy các giai đoạn khó khăn hơn hoặc thách thức hơn thời điểm hiện tại.

Loại virus đã xuất hiện ở thế kỷ này âm thầm rình rập đất nước. Trong một năm, nó đã cướp đi mạng sống của nhiều người Mỹ, nhiều như số lượng người Mỹ đã hy sinh trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Hàng triệu việc làm đã bị mất. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp bị đóng cửa. Tiếng kêu than cho sự công bằng chủng tộc khoảng 400 năm qua đã làm lay động chúng ta.

Để vượt qua những thách thức này, để phục hồi tâm hồn và đảm bảo tương lai của nước Mỹ, đòi hỏi nhiều thứ chứ không chỉ là lời nói. Nó đòi hỏi điều khó nắm bắt nhất trong một nền dân chủ: Đoàn kết. Đoàn kết”.

 

Tham khảo thêm
Viễn cảnh mờ mịt của ông Trump và tương lai khó khăn với ông Biden

Viễn cảnh mờ mịt của ông Trump và tương lai khó khăn với ông Biden

Sự phân cực, bất lực của các thiết chế trong lòng nước Mỹ đặt ra nhu cầu phải tái lập trật tự, tái lập các thiết chế dân chủ của Mỹ. Điều đó rõ ràng cho thấy một nước Mỹ không hề yên ả.

Đại dịch Covid-19 đã giết chết hơn 400.000 người Mỹ. Đây là tổn thất nghiêm trọng đối với nhân mạng của nước Mỹ. Chính vì vậy, đây cũng sẽ là thách thức đầu tiên của chính quyền Biden trong việc chống lại dịch bệnh này. 

 

David Farber, Giáo sư lịch sử tại Đại học Kansas, cho biết: "Chúng ta chứng kiến 4.000 người Mỹ chết vì Covid-19 mỗi ngày. Trong khi đó, chương trình triển khai vắc xin liên bang là một thảm họa. Vì vậy, tôi nghĩ đó là vấn đề đáng chú ý nhất”.

Đoàn kết là con đường duy nhất

Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Biden đã thể hiện rõ thông điệp: Đoàn kết là con đường duy nhất trước mặt để ngăn chặn đại dịch Covid-19, khôi phục nền kinh tế, thực hiện công bằng chủng tộc và hàn gắn những chia rẽ sâu sắc đã tồn tại trong 4 năm qua.

“Câu chuyện của nước Mỹ không phụ thuộc vào bất kỳ ai trong chúng ta, không phụ thuộc vào một số người trong chúng ta, mà là tất cả chúng ta. 

Đoàn kết để chống lại những kẻ thù mà chúng ta phải đối mặt: tức giận, phẫn uất và hận thù, chủ nghĩa cực đoan, vô luật pháp, bạo lực, bệnh tật, thất nghiệp và vô vọng. Với sự đoàn kết, chúng ta có thể làm được những điều lớn lao, những điều quan trọng.

Tôi biết ngày nay, việc nói về sự đoàn kết có thể nghe giống như một điều viển vông. Tôi biết những thế lực chia rẽ chúng ta rất sâu sắc và chúng là có thật”.

Với mâu thuẫn trong vấn đề chủng tộc của nước Mỹ hiện nay, ông Biden thể hiện quan điểm: “Lịch sử của chúng ta là một cuộc đấu tranh không ngừng giữa lý tưởng của người Mỹ rằng tất cả chúng ta đều được tạo ra bình đẳng và thực tế tồi tệ, khắc nghiệt mà phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc, nỗi sợ hãi, ma quỷ đã xé nát chúng ta từ lâu”.

{keywords}
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Biden đã thể hiện rõ thông điệp đoàn kết

Quan điểm này đã dẫn đến sự khác biệt rất rõ nét giữa chính sách đối với người nhập cư của Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump.

Ông Trump thường xuyên nói về người nhập cư như một mối đe dọa và là một gánh nặng cho nước Mỹ. Ngược lại, liên danh Biden-Harris lại nói về việc “khôi phục nhân tính” cho hệ thống nhập cư của Hoa Kỳ và coi người nhập cư là những người lao động cần thiết và những thành viên cộng đồng có giá trị.

Bài học đau đớn

Trong bài phát biểu của mình, mặc dù Biden không trực tiếp đề cập đến người tiền nhiệm, nhưng dường như ông đã ám chỉ về nỗ lực của cựu Tổng thống Trump khi thuyết phục những người ủng hộ rằng kết quả cuộc bầu cử này là gian dối.

“Những tuần và tháng gần đây đã dạy cho chúng ta một bài học đau đớn. Có sự thật và có dối trá. Dối trá vì quyền lực và lợi ích. Và mỗi chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm, với tư cách là công dân, là người Mỹ, và đặc biệt với tư cách là những nhà lãnh đạo, những nhà lãnh đạo đã cam kết tôn trọng Hiến pháp và bảo vệ quốc gia, bảo vệ sự thật và đập tan những lời dối trá”.

Bóng dáng của ông Trump còn được nhắc tới trong phát biểu của ông Biden về một trong những giá trị quan trọng của nước Mỹ và cũng của nhân loại, đó là dân chủ.

“Đây là ngày của nước Mỹ. Đây là ngày của dân chủ, ngày của lịch sử và hy vọng, của sự đổi mới và quyết tâm thông qua một thử thách gắt gao cho các thời đại…Nước Mỹ đã lại gặp thử thách một lần nữa, và nước Mỹ đã vượt lên trên mọi thách thức”. 

Đã đến lúc cần táo bạo

Các vấn đề mang tính toàn cầu mà ông Biden chỉ ra, đó là: Đại dịch Covid-19, các tác động của quá trình biến đổi khí hậu, sự bất công về chủng tộc, vai trò của nước Mỹ đối với thế giới.

“Một loại virus đang hoành hành. Bất bình đẳng ngày càng tăng. Sự nhức nhối của nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống. Khí hậu khủng hoảng. Vai trò của Mỹ trên thế giới.

Bất kỳ điều nào trong số này cũng đủ để thách thức chúng ta theo những cách sâu sắc, nhưng thực tế là chúng ta phải đối mặt với tất cả chúng cùng một lúc, thể hiện quốc gia này với một trong những trách nhiệm lớn nhất mà chúng tôi đã có? Đã đến lúc cần táo bạo, vì còn rất nhiều việc phải làm”.

Ông cũng chỉ ra những định hướng cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong thời gian sắp tới, theo đó, ông sẽ quay trở lại các tổ chức quốc tế mà ông Trump đã từng rút khỏi, đồng thời sẽ khôi phục lại lòng tin và thiện cảm của các đồng minh của nước Mỹ mà ông Trump đã từng phá huỷ.

Bài phát biểu nhậm chức của Biden dài 21 phút 18 giây. So sánh với bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống Trump, tập trung vào “Cuộc tàn sát của người Mỹ”, chỉ kéo dài 16 phút 14 giây và dài 1.433 từ.

Về mặt chủ đề và âm điệu, hai bài phát biểu này rất khác nhau. Ông Trump nhấn mạnh vào tội phạm, sự tuyệt vọng dẫn đến nỗi bất bình của người da trắng và sự sợ hãi về một đất nước đang thay đổi.

Trong khi đó, ông Biden tập trung vào việc kết nối và đoàn kết một quốc gia đang bị chia rẽ mạnh mẽ.

Việt Hoàng 

Định vị Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden

Định vị Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden

Đối với chính sách đối ngoại chung của ông Biden, khẩu hiệu lớn nhất là lấy lại niềm tin và khôi phục vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trên thế giới.