Hiện còn 500 người Việt đang ở Ukraine, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân giữ liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, sẵn sàng các phương án giữ an toàn cho bản thân và gia đình.
Tại họp báo thường kỳ chiều nay (20/10), báo chí nêu quân đội Nga vừa tăng cường tấn công các thành phố Ukraine, một số nước đã ra khuyến cáo công dân rời khỏi Ukraine, đề nghị người phát ngôn cho biết Việt Nam có khuyến cáo nào với công dân hay không?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Chúng tôi luôn quan tâm và theo dõi sát tình hình tại Ukraine và rất chú trọng công tác bảo hộ công dân, bảo hộ người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại khu vực này".
Trước tình hình xung đột tại Ukraine có những diễn biến phức tạp, khó lường hơn trước, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine thường xuyên liên hệ, chủ động trao đổi với cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine để nắm tình hình, cử cán bộ trực đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24, tiếp nhận thông tin và kịp thời hỗ trợ bà con, trao đổi và đề nghị với các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine.
Người phát ngôn trả lời báo chí chiều nay .Ảnh: Minh Nhật
Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cho biết, hiện còn khoảng 500 người Việt Nam và chưa ghi nhận có thương vong nào từ những diễn biến phức tạp gần đây.
Ngày 18/10 vừa qua, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cũng đã ra khuyến cáo đề nghị công dân Việt Nam tại Ukraine thường xuyên giữ liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, sẵn sàng các phương án giữ an toàn cho bản thân và gia đình, trong đó có việc sơ tán khỏi các thành phố lớn, tránh xa các khu vực nguy hiểm, liên lạc ngay với các cơ quan chức năng qua đường dây nóng bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, cũng như cơ quan đại diện ngoại giao tại Ukraine và các nước ở khu vực lân cận.
Người phát ngôn nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn quan tâm, theo dõi chặt chẽ diễn biến xung quanh xung đột Nga-Ukraine. Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Chúng tôi cũng mong rằng tính mạng, tài sản của người dân ở đây, trong đó có công dân Việt Nam, phải được đảm bảo".
Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp để sớm ổn định tình hình, vì hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.
Cục Lãnh sự khuyến cáo công dân liên quan đến tình hình tại Ukraine
Đối với người đang ở Ukraine: Cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn cho bản thân và gia đình, trong đó có việc sơ tán khỏi các thành phố lớn, tránh xa các khu vực nguy hiểm. Giữ liên lạc thường xuyên với các hội đoàn và Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine.
Đối với người hiện chưa đến Ukraine: Không đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Thường xuyên theo dõi những thông tin cảnh báo của Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) để phản ứng kịp thời.
Để nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp cần trợ giúp, người dân có thể liên hệ theo số đường dây nóng bảo hộ công dân:
Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine: +380.931152166.
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga: +7(903)6821617.
Tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa bình và phản đối mọi hành vi đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại, giải quyết bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Tối 28/1, tại Nghệ An, ngay sau khi kiểm tra thực địa dự án cao tốc Bãi Vọt-Hàm Nghi ở Hà Tĩnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện 10 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam từ Ninh Bình đến Quảng Trị.
Thủ tướng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động.
Trưa 28/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra dự án thành phần Diễn Châu-Bãi Vọt thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 1, thăm hỏi, chúc mừng năm mới cán bộ, công nhân viên dự án, bà con nhân dân khu tái định cư.
Hai đoàn đàm phán miền Bắc và Chính phủ cách mạng lâm thời tham gia đàm phán Hiệp định Paris 'tuy hai mà một, tuy một mà hai'. Đây là sách lược rất khôn khéo và chưa từng có trong lịch sử thế giới.
Sáng 28/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra các dự án thành phần Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Diễn Châu-Bãi Vọt thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 1, thăm hỏi, chúc mừng năm mới cán bộ, công nhân viên, bà con nhân dân khu tái định cư.
Bộ Công an đề xuất, sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ ba năm công tác, trường hợp không đủ ba năm công tác do Chủ tịch nước quyết định.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, đơn vị ngay sau kỳ nghỉ Tết phải khẩn trương, tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế-xã hội...
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tuyến đường Vành đai 4, ngoài việc giải tỏa lưu lượng ô tô đi qua trung tâm, còn tạo ra không gian phát triển mới cho TP Hà Nội.
Ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sáng 27/1 (mùng 6 Tết), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt các ĐBQH chuyên trách ở Trung ương và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội.
Nhân Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Quý Mão 2023, sáng 27/1, tại Khu di tích K9-Đá Chông, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
Cuộc đàm phán ở Hội nghị Paris diễn ra đầy cam go, phức tạp, kéo dài gần 5 năm, với 202 phiên công khai, 36 phiên gặp riêng bí mật, với 500 cuộc họp báo và 1.000 cuộc phỏng vấn, đàm phán.
Triển vọng trong năm 2023 của TP.HCM là bứt phá về hạ tầng, giúp thành phố phát triển nhanh, bền vững, tiếp tục xứng đáng là đầu tàu của cả nước như kỳ vọng mà Bộ Chính trị quán triệt khi ban hành Nghị quyết 31.
“Đặt bút ký vào bản Hiệp định Paris lịch sử rất xúc động, nghĩ đến miền Nam, nghĩ đến đồng bào, đồng chí, đến gia đình, bạn bè trên cả hai miền Nam - Bắc. Trong đời tôi, đây là vinh dự lớn...”, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chia sẻ.