Dù không có tuyên bố trịnh trọng nào sau cuộc gặp riêng đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng nhiệm Mỹ Trump, song các nhà phân tích chính trị đều cho rằng kết quả cuộc gặp chính là đột phá thực sự cho cuộc xung đột Syria.
Trong cuộc gặp tay đôi đầu tiên tại thành phố cảng Hamburg của Đức, người đứng đầu Nga và Mỹ đã cam kết thực thi lệnh ngừng bắn ở tây nam Syria, bắt đầu từ 9/7.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, khi thông báo cho các phóng viên về kết quả cuộc gặp trên nói, cả hai nhà lãnh đạo đều cố kéo dài một cách logic những gì đã có tại hòa đàm Syria, vốn kết thúc một ngày trước. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ dự kiến chỉ kéo dài 30 phút song cuối cùng đã diễn ra trong 2h.
Các quốc gia bảo đảm cho việc ngừng bắn ở Syria là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, với sự giúp đỡ của Jordan và Mỹ trên tư cách quan sát viên, đã cố điều phối để thiết lập 4 khu vực giảm căng thẳng ở Syria.
"Các chuyên gia của Nga, Mỹ và Jordan đã hoàn tất công việc ở thủ đô Amman của Jordan. Các bên đã nhất trí về bản ghi nhớ liên quan tới thành lập các khu vực giảm căng thẳng ở tây nam Syria: tại Daraa, Quneitra và tỉnh As-Suwayda. Tại những nơi này, ngừng bắn sẽ có hiệu lực từ buổi trưa, giờ Damascus - ngày 9/7", Sputniks dẫn lời ngoại trưởng Nga Lavrov nói với các phóng viên ngay sau cuộc gặp Trump-Putin.
An ninh quanh khu vực tây nam của Syria sẽ do quân cảnh Nga phối hợp với lực lượng Mỹ và Jordan bảo đảm.
Sergei Balmasov, chuyên gia Viện Trung Đông tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga lý giải rằng, mặc dù ý tưởng thành lập các khu giảm căng thẳng ở Syria là của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran song trên thực tế Mỹ là một trong những thành phần của dự án này. Thỏa thuận giữa Mỹ và Nga đã vấp phải khá nhiều phản đối.
Nhiều nền quân chủ ở vùng Vịnh đã phản đối thỏa thuận vì họ chính là những nước bảo trợ chính cho phe đối lập ở Syria, nhà phân tích chính trị trên nói. Thỏa thuận đó không mang lại lợi ích nào cho họ, với tư cách là người bảo trợ mà thực tế giúp Tổng thống Syria Assad nắm chắc quyền lực. Thỏa thuận trên đặt dấu chấm hết cho bất kỳ kế hoạch nào nhằm lật đổ Tổng thống Assad trong vài năm tới.
Stanislav Tarasov, nhà phân tích, chuyên gia chính trị về Trung Đông, cho rằng việc thiết lập các khu giảm căng thẳng ở tây nam Syria liên quan tới lập trường của Israel. Trong khi đó, Israel lại không muốn quân Hezbollah và Iran hiện diện ở biên giới nước này. Theo chuyên gia Stanislav, khu vực tương tự phải được lập ở bắc Syria, theo sáng kiến của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ những quan điểm này, thỏa thuận về Syria giữa Tổng thống Putin và Trump được coi là bước đột phá thực sự và có thể được coi là thành công của cuộc gặp tay đôi giữa hai nhà lãnh đạo, các chuyên gia trên kết luận.
Hoài Linh
Hai Tổng thống Putin và Trump lần đầu gặp mặt
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang có một cuộc gặp mặt đầu tiên bên lề hội nghị thượng định G20 tại thành phố Hamburg, Đức.
Hai ông Putin và Trump bắt tay lần đầu trước cuộc gặp riêng
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã lần đầu tiên bắt tay nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 trước khi có một cuộc gặp riêng.
Hé lộ nội tình cuộc gặp Trump – Putin
Sẽ chỉ có 6 người có mặt trong phòng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị G20 ở Humburg, Đức.