Một số xung đột ở các khu vực có thể được đóng băng, nhưng đó chỉ là sự trì hoãn. Về góc nhìn địa chính trị, 2014 là năm bất ổn. Dự đoán cho năm 2015 tiếp tục khá ảm đạm.

{keywords}

Sẽ không quá khó để nói rằng, các cuộc chiến tiếp tục diễn ra ở Ukraina, Trung Đông cùng với sự quyết đoán ngày càng lớn của TQ ở Thái Bình Dương sẽ khiến trật tự quốc tế do Mỹ dẫn dắt bị đảo lộn.

Dĩ nhiên, dự đoán có thể không chính xác. Như năm 2014, không ai đề cập tới phản ứng của Nga, sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) hay dịch bệnh Ebola bùng phát. Nên nếu có ai nói rằng, họ biết về kết quả các cuộc khủng hoảng 2014 sẽ ra sao trong năm nay, thì đó là lời đùa cợt.

Những gì nổi bật trong vấn đề địa chính trị, chiến lược hiện tại đó là không ai có thể đưa ra tầm nhìn thuyết phục về kết cục thành công của các cuộc khủng hoảng 2014.

Đơn giản hơn, không ai có thể hình dung diễn biến trong một năm kể từ bây giờ rằng Mỹ và đồng minh sẽ "thắng" trong các cuộc xung đột tại Ukraina, Syria và Iraq; hay kết quả cuộc cạnh tranh ảnh hưởng lâu dài giữa Mỹ với Bắc Kinh tại châu Á-Thái Bình Dương.

{keywords}
Ảnh: hamodia

IS tại Syria và Iraq sụp đổ, mở đường cho các chính phủ hòa giải tại Damascus và Baghdad. TQ có thể chấp nhận tham gia tòa quốc tế giải quyết tranh chấp biển với Nhật và các láng giềng Đông Nam Á...

Trở lại thế giới thực, khó điều nào kể trên có thể xảy ra. Phương Tây hầu như cho rằng, Crưm đã vĩnh viễn thuộc Nga. Họ chỉ chưa chắc chắn về tình hình tại đông Ukraina khi cuộc khủng hoảng lan rộng thêm, hay giới hạn lại bởi tác động của các biện pháp cấm vận.

Tại Syria và Iraq, chiến dịch không kích của Mỹ dường như đã làm chậm bước tiến của IS, nhưng chiến dịch ấy có thể phải kéo dài, gây ra nhiều bất đồng.

Ở châu Á, TQ đã chấp thuận tháo gỡ hoặc ít nhất làm giảm căng thẳng với Nhật xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tuy nhiên, sự "nhượng bộ" lại khá mâu thuẫn với bối cảnh TQ gia tăng tự tin - thậm chí là ngạo mạn - trong hành xử với Mỹ, với Nhật và giữa lúc quan hệ Nga-Trung ngày một gần gũi hơn.

Bởi thế, trên cả ba mặt trận, điều tốt nhất mà phương Tây có thể hy vọng là sự thỏa hiệp hơn là thỏa mãn. Ví dụ trong trường hợp Ukraina, sẽ có thỏa thuận được xây dựng trên các nỗ lực giám sát quốc tế hiện nay nhằm ngăn chặn khủng hoảng diễn ra sâu rộng hơn.

Tại Trung Đông, đó là sự tồn tại tiếp tục của chính phủ Assad song song với IS. Cuộc tìm kiếm thỏa thuận hạt nhân giữa phương Tây và Iran có lẽ không bao giờ kết thúc. Còn ở châu Á, những cơ chế quản lý xung đột có lẽ là chọn lựa duy nhất nhằm duy trì ổn định trên biển.

Hãy nhớ rằng, đây không chỉ là những phản ứng chiến thuật hay chọn lựa "bớt xấu" cho các cuộc khủng hoảng 2014, mà còn được coi là các giải pháp ngoại giao tối ưu cho mỗi trường hợp.

Để đạt được các giải pháp này sẽ cần sự khéo léo đáng kể. Và thậm chí kể cả đạt được một số thỏa thuận, thì cán cân địa chính trị giữa các nước lớn chắc chắn vẫn bất ổn.

Nếu Moscow có được thỏa thuận về Ukraina trong tương lai gần thì mối quan hệ bất bình đẳng giữa họ với Kiev sẽ vẫn dẫn tới nguy cơ xung đột. Việc giải quyết không toàn diện cuộc xung đột Grudia đầu những năm 1990 đã gieo mầm cho cuộc chiến chớp nhoáng Nga-Grudia năm 2008.

Tương tự như vậy đối với trường hợp của Syria. Cuộc nội chiến kéo dài suốt ba năm đã đủ để khẳng định rằng, Syria không thể nhanh chóng khôi phục được sự ổn định thực sự. Chưa kể những cường quốc khu vực như Iran hay Ảrập Xêút đã hao tiền tốn của cho cuộc chiến vì/hoặc chống lại Assad, cũng sẽ theo đuổi những mục đích riêng.

Và ở châu Á, sức mạnh quân sự trỗi dậy của TQ vẫn tiếp tục khiến láng giềng lo ngại.

Có thể về ngắn hạn, một số xung đột ở các khu vực có thể được đóng băng, nhưng đó chỉ là sự trì hoãn thay vì giải quyết để có kết quả cuối cùng.

Thái An (theo World Politics Review)