Mua hàng trong vòng 30 giây

Chia sẻ về thói quen “đi chợ online” của mình, chị Lê Ngọc Dương ở Thanh Xuân (Hà Nội) nói: “Công việc bận rộn, lại ngại đi chợ đông nên tôi có thói quen mua sắm trên các sản thương mại điện tử, kể cả thực phẩm cũng chọn mua trên đó”.

Chị cho biết, thời mới mày mò vào sàn thương mại điện tử chủ yếu muốn là tìm mua các loại đặc sản vùng miền. Sau đó thấy hàng hóa trên sàn rất phong phú, còn nhiều hơn cả hàng hóa có bán các đại siêu thị. Đặc biệt, hàng hóa bán trên sàn còn đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, giao nhận đúng giờ nên thuận tiện việc nhận hàng.

Thế nên, gần 1 năm nay, gần như chị không đi siêu thị, một tháng đi chợ cũng chỉ 2-3 lần, còn lại đều mua đồ qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Thậm chí, có những lần chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ vào sàn, chị gom mua đủ các loại thịt, cá, trứng, trái cây,... đủ cho gia đình ăn trong 1 tuần liền. “Hôm nay vào sàn Vỏ Sò, tôi còn thấy bán gà đồi Chí Linh, ổi Thanh Hà, trứng gà, bắp cải,... của bà con ở Hải Dương nên mua ủng hộ mỗi loại 1 combo”, chị cho hay. 

{keywords}
Mua nông sản trên sàn thương mại điện tử giờ đây đã trở thành thói quen của nhiều người

Tương tự, chị Bùi Thị Linh ở Nguyễn Cảnh Dị (Hoàng Mai, Hà Nội) thừa nhận, mua nông sản, đặc sản trên sàn thương mại điện tử giờ rất nhanh và tiện. Nhờ đó, chị không phải nhờ bố mẹ ở quê gửi đồ lên Hà Nội như trước.

Chị tâm sự, khoảng 70% thực phẩm gia đình chị sử dụng đều là đồ quê sạch mua của người quen hoặc gia đình làm ra. Cứ tuần một lần, bố mẹ chị đi mua hộ, đóng thùng xốp chở ra bến xe gửi lên Hà Nội. Ở trên này, chị phải đi ra tận bến xe nhận hàng hoặc thuê xe ôm chở về nhà, khá tốn kém nhưng vì ăn đồ quê sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ thì yên tâm hơn.

Nhưng dạo gần đây chị thấy trên các sàn giao dịch thương mại điện tử có bán nông sản nhiều, từ đặc sản cho đến con gà, quả trứng, mớ rau... đều không thiếu. Đặc biệt, tất cả sản phẩm đều có hình ảnh, thông tin mô tả cụ thể, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đánh giá từ 3-5 sao, giúp chị dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn hơn. Đây chính là lý do chị dần bỏ thói quen nhờ bố mẹ mua hộ đồ quê, thay vào đó chị chọn mua rau củ quả, thịt cá trên sàn nhiều hơn. 

Trong khi chị Nguyễn Thị Hải ở Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) lại khoe: “Lần đầu tiên vào sàn Vỏ Sò mua trứng gà, chỉ cần 30 giây đặt xong 2 combo. Cộng tiền trứng 44.000 đồng/20 quả và tiền vận chuyển 8.000 đồng, tính ra rẻ hơn giá bán ngoài chợ”.

Chị Hải cho biết đã mua hàng ở các sàn giao dịch thương mại điện tử khá nhiều, nhưng ở mỗi sàn đều cần phải đăng ký tài khoản mới có thể thực hiện giao dịch. Riêng sàn Vỏ Sò thì khác, khi chọn mua chỉ cần khai rõ thông tin cá nhân, địa chỉ và thời gian có thể nhận hàng trong ngày là xong. Rất đơn giản và nhanh.

“Siêu thị online” 150 ngàn đặc sản, dân thỏa sức chọn mua

Theo thông tin từ Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) - đơn vị sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử Vỏ Sò (voso.vn) - đến nay, Vỏ Sò đã có hơn 70.000 nhà cung cấp, với 150.000 đặc sản. Trong đó, có 600 sản phẩm OCOP. Viettel Post đã ký kết hợp tác với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trong việc xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP vào cuối tháng 10/2020. Hiện gian hàng OCOP được đặt vị trí trung tâm, hưởng những chính sách ưu đãi tốt nhất của Vỏ Sò.

Với 150 ngàn sản phẩm đặc sản, chuyên gia trong ngành ví Vỏ Sỏ giống như một “đại siêu thị online”, không chỉ giúp người nông dân quảng bá và bán sản phẩm mà còn giúp người tiêu dùng thỏa sức chọn mua các mặt hàng có chất lượng tốt, xuất xứ rõ ràng, thông tin minh bạch.

{keywords}
Sàn Vỏ Sò được ví như "đại siêu thị online" khi bán tới 150 ngàn đặc sản

Mới đây, để giúp nông sản Việt thoát cảnh “giải cứu” không chỉ trong mùa dịch, cụ thể là ở Hải Dương, Viettel Post đã ứng dụng công nghệ nhằm bán nông sản trực tiếp từ bà con đến người tiêu dùng thông qua sàn Voso.vn cũng như hệ thống logistics thông minh. Bằng phương án này, Viettel Post sẽ đảm bảo được hai yếu tố: giá tốt cho người nông dân và chất lượng cho người tiêu dùng.

Cụ thể, sau khi bà con nông dân đẩy sản phẩm lên sàn Vỏ Sò, Viettel Post sẽ gom tất cả các đơn hàng đó, ghép nông sản Hải Dương thành một tuyến, dùng xe ô tô vận chuyển theo lô, giao hàng tới tận tay người tiêu dùng. Để nhanh chóng hỗ trợ bà con ở Hải Dương hiện nay, Viettel Post sử dụng tính năng mua chung và Vỏ Sò sẽ đứng ra như một “nhà cung cấp” để phân phối đến người tiêu dùng.

Đồng thời, Vỏ Sò sẽ đến tận nơi hướng dẫn, đào tạo và đồng hành với bà con nông dân cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử, cùng thực hiện livestream ngay tại vườn, hỗ trợ giải pháp quảng cáo số để thúc đẩy hoạt động bán sớm nhất. 

Ngoài ra, Viettel Post cũng đặt mục tiêu với những đơn hàng trong phạm vi dưới 100km thì tổng thời gian từ lúc thu hoạch tới khi giao tận tay người tiêu dùng chỉ khoảng 4 giờ. Các đơn hàng trong phạm vi xa hơn, Bưu chính Viettel sẽ vận chuyển đến điểm tập kết, sử dụng công nghệ last mile - giao hàng chặng cuối - để chuyển đến tay người tiêu dùng với thời gian khoảng 6 giờ từ khi thu hoạch. 

Không chỉ vậy, đơn vị này còn cam kết nếu hàng hóa trên sàn Vỏ Sò đã được Vỏ Sò xác minh mà vẫn bị sai về chất lượng, quy cách vận chuyển thì sẽ đền bù gấp 10 lần.

Ông Trần Trung Hưng, Tổng giám đốc Viettel Post, cho biết: “Đặc thù của nông sản là loại hàng hóa có thời gian thu hoạch và thời gian sử dụng rất ngắn. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ để bán và vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đảm bảo độ tươi, ngon, sạch”.

Ưu tiên các giải pháp công nghệ, Bưu chính Viettel sẽ đóng vai trò giám sát chất lượng sản phẩm, không đưa đến tay người tiêu dùng những nông sản được trồng sai quy cách, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, gây độc hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng chính là hành động bảo vệ giá trị nông sản Việt ngay cả trong mùa dịch, để không còn xảy ra tình trạng “được mùa mất giá”. 

Tâm An 

Lên mạng mua nông sản: Chấm dứt củ cải đổ sông, bắp cải thối đồng

Lên mạng mua nông sản: Chấm dứt củ cải đổ sông, bắp cải thối đồng

Những nông sản đầu tiên của Hải Dương như su hào, bắp cải, trứng gà… đã xuất hiện trên trang thương mại điện tử voso.vn. Một gian hàng giải cứu nông sản Hải Dương đã xuất hiện.