Ban lãnh đạo đảng cầm quyền ở Ai Cập quyết
định từ chức khi các nhân vật quân sự dẫn đầu cuộc chuyển giao nỗ lực xoa dịu
người biểu tình nhưng không đáp ứng yêu sách Tổng thống Hosni Mubarak phải rời
nhiệm.
Thông tin mới nhất từ Đài Truyền hình Ai Cập thông báo Tổng thống Hosni
Mubarak vừa từ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ quốc gia (NDP) cầm quyền. Tuy nhiên,
thông tin này chưa được xác nhận.
TIN LIÊN QUAN:
Ai Cập: Mỹ bàn thời hậu Mubarak
Obama tăng sức ép với Tổng thống Ai Cập
9 lãnh đạo Ảrập lo lắng vì khủng hoảng Ai Cập
Ai Cập: 1.500 người thương vong do bom xăng
Mỹ, Ai Cập bàn bạc 'tống khứ' Tổng thống Mubarak
Lạ mắt mũ bảo hiểm thời bạo loạn ở Ai Cập
Ai Cập: Đụng độ lớn, 600 nguời bị thuơng
Tổng thống Ai Cập không tìm kế nhiệm
Mỹ muốn Ai Cập hòa bình
Người biểu tình chống Mubarak hô khẩu hiệu ở
quảng trường Tahrir, Cairo hôm 5/2. (Ảnh: AP)
Phía Mỹ ủng hộ những thay đổi từ từ về chế độ ở Ai Cập, cảnh báo sẽ có nhiều
nguy hiểm nếu như ông Mubarak ra đi quá nhanh.
Tuy nhiên, những người biểu tình trên đường phố phản đối sự nhượng bộ mới này và
tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch của mình cho đến khi vị Tổng thống 82 tuổi phải
từ chức. Hàng chục nghìn người tập trung tại Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo
trong ngày biểu tình thứ 12, vẫy cờ và hô vang khẩu hiệu đòi Tổng thống từ chức.
Mubarak, người lãnh đạo Ai Cập trong gần 30 năm qua, khẳng định ông cần phải ở
lại cho đến hết nhiệm kỳ, sau một cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 9 tới. Các
lãnh đạo quân sự mà ông bổ nhiệm để lãnh đạo chính phủ - Phó Tổng thống Omar
Suleiman và Thủ tướng Ahmed Shafiq - đã đề nghị đàm phán với người biểu tình và
toàn thể phe đối lập về các cải cách dân chủ nhằm đảm bảo một cuộc bỏ phiếu công
bằng.
Một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama thuyết phục ông Mubarak nhanh chóng rời
nhiệm, chính quyền ở Washington đã đổi giọng, quay sang ủng hộ mạnh mẽ các kế
hoạch của Suleiman.
"Quan trọng là phải ủng hộ tiến trình chuyển giao được thông báo bởi chính phủ
Ai Cập mà trên thực tế hiện nay đã do Phó Tổng thống Omar Suleiman đứng đầu",
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton nói tại một hội nghị an ninh quốc tế ở
Munich, Đức. Bà cảnh báo rằng nếu không thay đổi một cách trật tự thì những kẻ
cực đoan có thể làm trật bánh tiến trình này.
Trước đó, hôm 4/2, Tổng thống Obama kêu gọi ông Mubarak phải "có quyết định đúng
đắn".
Sự tin tưởng của Mỹ dành cho Suleiman không được người biểu tình Ai Cập tán
đồng. Họ cho rằng, đảng cầm quyền chỉ mang lại dân chủ trừ khi họ tiếp tục các
cuộc biểu tình rộng khắp. Họ muốn một đạt được yêu sách Mubarack phải từ chức.
"Những gì diễn ra đến thời điểm này không thể gọi là cải cách được", Amr
Hamzawy, một thành viên Ủy ban Những người Thông thái - nhóm tự xưng của một số
nhân vật nổi bật thuộc tầng lớp thượng lưu Ai Cập không liên quan tới người biểu
tình nhưng đã gặp ông Suleiman để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. "Dường
như có một nỗ lực thận trọng từ chính phủ, với hy vọng sống sót, nhằm làm sao
lãng các đề xuất thay đổi và khiến cho các yêu sách bị tan rã".
Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng có thể biến thành một thử thách về sức chịu
đựng, khi người biểu tình cố gắng duy trì sự hiện diện liên tục của hàng chục
nghìn người ở Quảng trường Tahrir.
Chính phủ và quân đội cam kết sẽ không giải tán người biểu tình khỏi quảng
trường, và các binh sĩ bảo vệ nơi đây sẽ tiếp tục để người dân vào tham gia tụ
tập. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy quân đội đang mất dần kiên nhẫn. Có
thông tin cho biết lính tráng đã cố ngăn những người mang thực phẩm vào bên
trong phục vụ biểu tình.
Sự từ chức của ban lãnh đạo Đảng Dân chủ quốc gia cầm quyền (NDP) dường như là
một bước đi mới của ông Suleiman nhằm thuyết phục người biểu tình rằng ông thành
thật về chuyện cải tổ.
Ủy ban Thường vụ gồm 6 thành viên đã từ chức gồm một số nhân vật chính trị quyền
lực nhất ở Ai Cập. Trong số họ có Tổng thư ký Đảng, Safwat el-Sharif, và con
trai của Tổng thống, Gamal Mubarak.
Đài Truyền hình quốc gia Ai Cập (State TV), khi thông báo quyết định từ chức
này, vẫn xác định Hosni Mubarak là Chủ tịch đảng cầm quyền - một dấu hiệu cho
thấy ông vẫn tại vị.
Gamal từ lâu được xem là nhân vật được dự định kế nhiệm cha mình, một viễn cảnh
chọc giận nhiều người Ai Cập. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay đã nghiền nát
tham vọng này, với việc Suleiman cam kết hồi tuần trước rằng Gamal sẽ không chạy
đua chức Tổng thống vào tháng 9 tới.
Theo tin từ State TV, các ngân hàng, tòa án vốn đóng cửa trong những ngày náo
loạn vừa qua, sẽ mở cửa lại trong ngày hôm nay (6/2), bắt đầu tuần làm việc ở Ai
Cập - một động thái nhằm thể hiện rằng trạng thái bình thường phần nào đó đang
trở lại ở một thủ đô có 18 triệu dân vốn tê liệt bởi gần 2 tuần khủng hoảng.
Phát biểu với các phóng viên trên truyền hình, ông Shafiq mô tả làn sóng biểu
tình đang yếu dần đi. Ông nhấn mạnh rằng cuộc biểu tình hôm 4/2 không hạ bệ được
Tổng thống Mubarak như những người tổ chức mong đợi, đồng thời đề xuất người
biểu tình và các lực lượng đối lập nên bước vào đàm phán với Suleiman về những
thay đổi hiến pháp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới có một vài đảng chính trị
đối lập đồng ý với đề xuất đó.
Thanh Hảo (Theo AP)