Trung Quốc dường như đang sản xuất đại trà chiến cơ tàng hình J-20, và trở thành nước thứ hai trên thế giới sản xuất loại chiến cơ trên quy mô lớn, đánh dấu chấm hết cho vị thế độc quyền của Mỹ về loại vũ khí này.

{keywords}
Máy bay J-20 của Trung Quốc

Theo tờ The Daily Beast, với tất cả các diễn tiến về quân sự ở Trung Quốc (TQ), rất khó để phân định đâu là thật và đâu là hư cấu, và điều khó khăn nữa là việc dự đoán với số đông các máy bay J-20 hoạt động như vậy có thể tạo nên sức nặng thế nào trong cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương.

Không quân TQ ra mắt phiên bản đầu tiên của chiếc J-20 to lớn, động cơ kép, đuôi kép vào tháng 12/2010 tại sân bay ở phía đông nam nước này.

Trong vòng 5 năm tới, bảy phiên bản nữa của J-20 sẽ đi vào hoạt động cùng với nguyên mẫu. Những chiếc J-20 đều có điểm nổi bật là các góc nhọn đặc thù nhằm giảm tối đa khả năng bị cảm biến của đối phương phát hiện.

Trong bản tin hôm 29/12 vừa qua, Tân Hoa Xã ngụ ý rằng việc sản xuất J-20 sẽ đưa vào đại trà. Các phiên bản đầu có 4 số trên mũi bắt đầu bằng số ‘20’. Còn từ chiếc thứ 9 trở đi sẽ bắt đầu bằng số ‘21’, chẳng hạn như ‘2101’.

{keywords}
J-20 tại sân bay

Khi phi đội này có đủ máy bay và phi công được huấn luyện, cùng nhân công bảo dưỡng, không quân TQ có thể tuyên bố đơn vị J-20 của họ ‘sẵn sàng chiến đấu’. Các nhà phân tích dự tính Bắc Kinh sẽ đạt mốc then chốt này vào khoảng năm 2017.

Khi đó, TQ sẽ gia nhập một câu lạc bộ riêng, khi trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, sở hữu phi đội máy bay phản lực tuyến đầu tránh được radar của đối phương.

F-117 của Mỹ là chiếc chiến cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới, được đưa vào biên chế năm 1983. Năm 1997 tới lượt chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ vào biên chế, và chiến cơ tàng hình siêu thanh F-22 hoạt động vào năm 2005. Phiên bản F-35 nhỏ hơn hoạt động vào tháng 7/2015.

Tới những năm 2030, Lầu Năm Góc có thể sở hữu chừng 1.700 chiếc F-35 cùng với 180 chiếc F-22 và 20 chiếc B-2.

{keywords}
Máy bay F-22 của Mỹ

Dù Nga đang hết sức nỗ lực, nhưng trên thế giới chưa có quốc gia thứ hai nào có lực lượng máy bay tàng hình sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, còn 8 đồng minh của Mỹ cũng đặt hàng chiếc F-35, với 7 nước khác đang lên kế hoạch tương tự trong thời gian tới.

Nhiều người chắc rằng TQ sẽ sớm triển khai J-20, nhưng hiện chưa rõ là vì sao họ làm vậy và mức độ hiệu quả tới đâu.

Bắc Kinh chưa bao giờ giải thích chính xác những chiếc J-20 của họ dùng để làm gì. Đó có phải là máy bay tấn công mặt đất như F-117? Hay đó là máy bay không chiến tốc độ cao như F-22 hay máy bay tấn công đa năng và không chiến như F-35? Và làm thế nào mà các máy bay J-20 thích ứng với chiến lược của Chính phủ TQ nhằm từng bước mở rộng tầm ảnh hưởng ra Biển Hoa Đông và Biển Đông, cùng Ấn Độ Dương?

Với loạt máy bay J-20 quy mô lớn và trơn tru như vậy, một số nhà phân tích nói rằng J-20 không khác gì các ‘sát thủ trên không’.

Có lẽ là vì J-20 có thể bay tốc độ cao suốt cả chặng dài, xuyên thủng tuyến phòng không của Mỹ và đồng minh để phóng tên lửa vào các tàu chở dầu, các hệ thống radar cảnh báo sớm, và máy bay do thám. Cũng có thể J-20 sẽ rót bom và hỏa tiễn vào các căn cứ không quân và hàng không mẫu hạm.

{keywords}
J-20 của Trung Quốc thậm chí còn được đánh giá là ngang tầm với F-22 của Mỹ

Trong bài viết của mình, ông Carlo Kopp, một nhà phân tích thuộc nhóm cố vấn Air Power Australia, nhận định rằng vai trò không chiến của J-20 đang lớn mạnh hơn nhờ có sẵn nhiều động cơ rất khỏe. Nói một cách khác, J-20 đang trở thành một chiến cơ có thể tham gia không chiến ngang tầm với chiếc F-22 của Mỹ.

Đánh giá của Kopp rất quan trọng. Bảy máy bay J-20 kế tiếp vẫn sử dụng động cơ của loại nguyên bản. Hiện chưa rõ máy bay thứ 9 sử dụng động cơ AL-31 hay WS-10, hay là WS-15 (giúp J-20 tăng tốc và thao diễn hiệu quả hơn).

Dù chiếc thứ 9 khác với các phiên bản đời đầu, thì chí ít điều đó cũng cho thấy một bước tiến lớn hướng tới tiêu chuẩn sản xuất – và một kỳ tích ấn tượng cho sự tiến bộ nhanh chóng của không quân TQ.

Tuy nhiên, bước tiến quan trọng nhất trong sự phát triển của không quân TQ lại nằm đâu đó trong tương lai – đó là trong trận chiến đầu tiên. Không quân Mỹ đã triển khai các máy bay tránh radar trong các cuộc chiến lớn của Mỹ, kể từ lần xâm lược Panama năm 1989.

Phát triển máy bay chiến đấu trong thời bình làm một việc. Nhưng hãng thông tấn TQ cũng lưu ý: “chiến tranh lại là một vấn đề khác”.

Lê Thu