- Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh phải bồi hoàn số kinh phí do sử dụng vượt quá biên chế công chức được giao hoặc thực hiện không đúng đối tượng, không đúng quy định.
Đà Nẵng chấm lại 460 bài thi công chức vì 'có dư luận'
Lạ kỳ Thanh Hóa: Lên chức mà chưa hề là công chức
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo nghị định thay thế nghị định 21/2010 và nghị định 110/2015 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức từ nay đến ngày 7/2/2019.
Theo tờ trình của Bộ Nội vụ, sau hơn 9 năm thực hiện, nghị định về quản lý biên chế công chức đã bộc lộ một số bất cập và hạn chế. Trong đó nổi lên việc chưa quy định hình thức xử lý đối với người đứng đầu bộ, ngành, địa phương thực hiện không đúng quy định về quản lý biên chế công chức.
Vì vậy cần xây dựng nghị định mới để khắc phục những bất cập, hạn chế hiện nay.
Theo dự thảo, Bộ đề nghị bổ sung trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành, địa phương thực hiện không đúng quy định về quản lý biên chế công chức. Cụ thể, người đứng đầu sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật; đưa vào xem xét phân loại đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.
Đồng thời, người đứng đầu phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng vượt quá số biên chế công chức được giao hoặc thực hiện không đúng đối tượng, không đúng quy định về quản lý, sử dụng số biên chế công chức.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị quy định trách nhiệm của bộ trưởng, quản lý ngành, lĩnh vực trong ban hành thông tư hướng dẫn xác định định mức biên chế công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ. Việc này nhằm phù hợp với thực tế và rõ trách nhiệm của bộ quản lý ngành.
Thời gian qua, dù đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế nhưng không ít nơi sử dụng biên chế vượt chỉ tiêu được giao.
Tại kỳ họp QH cuối năm 2017, báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 cho thấy, có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ giao.
Đó là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều ĐBQH băn khoăn là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc sử dụng vượt biên chế như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ.
Bộ trưởng Nội vụ giải thích lý do tạm dừng sáp nhập sở
Sau khi ra văn bản tạm dừng sáp nhập sở, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân liên tục nhận được điện thoại, tin nhắn thắc mắc từ địa phương.
Sao biên chế cứ phình ra?
Việc giảm biên chế trong bộ máy luôn được nhắc đến, nhưng tình hình chưa có sự cải thiện.
Tuyển công chức hợp đồng để bỏ chế độ biên chế suốt đời
Để nâng cao chất lượng đội ngũ, tiến tới bỏ chế độ biên chế suốt đời, cần bổ sung quy định về tuyển dụng công chức theo chế độ hợp đồng.
Thu Hằng