Sáng 8/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề về:

Giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các TP lớn.

Trách nhiệm quản lý Nhà nước trong hoạt động kiểm định; giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa.

Ngoài ra còn những vấn đề khác như: công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa….

Xem clip Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn:

Trước đó, chiều 7/6, sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng là tư lệnh ngành cuối cùng đăng đàn trước Quốc hội tại kỳ họp này. Đây cũng là lần đầu tiên ông trả lời chất vấn trước Quốc hội kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng GTVT (21/10/2022).

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, KH&CN, Công an, Quốc phòng cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

VietNamNet tường thuật phiên chất vấn và trả lời chất vấn:

08/06/2023 | 09:21

Chủ tịch Quốc hội: Bộ trưởng GTVT tuy nhận nhiệm vụ chưa lâu nhưng nắm vững các vấn đề

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết trong phiên chất vấn đã có 112 ĐBQH đăng ký chất vấn, trong đó có 20 ĐB đặt câu hỏi và 17 ĐB tranh luận. Còn 76 ĐB đăng ký chất vấn và 2 ĐB đăng ký tranh luận nhưng chưa được đặt câu hỏi do hết thời gian, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ĐBQH gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng để trả lời bằng văn bản theo quy định.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận phiên chất vấn diễn ra rất sôi nổi, trách nhiệm, rất thẳng thắn và có tính xây dựng cao. Các ĐBQH đã bám sát nội dung chất vấn, rất tích cực đeo bám, tranh luận để làm rõ thực trạng và trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: QH

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng tuy nhận nhiệm vụ chưa lâu nhưng nắm vững các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đã trả lời đầy đủ, nhận diện đúng các tồn tại trong ngành, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đề xuất một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của Bộ và ngành giao thông vận tải.

Qua báo cáo của Bộ trưởng gửi đến các ĐBQH và diễn biến của phiên chất vấn cho thấy, thời gian qua, ngành giao thông vận tải, Bộ GTVT đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt khó, hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, phức tạp, tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ GTVT đã hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành quốc gia; tích cực triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về các dự án quan trọng quốc gia; kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Bộ đạt khá so với mặt bằng chung của cả nước. Đã đưa vào khai thác, sử dụng 566 km đường cao tốc phía đông giai đoạn 1 (2016 – 2020), đang tích cực triển khai và chuẩn bị khởi công các dự án mới… Khóa XIV đã quyết định chủ trương đầu tư cao tốc này mục tiêu đến 2025 phải xong tuy nhiên đã có 2 lần điều chỉnh.

Sản lượng các loại hình vận tải được phục hồi, chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ, việc ứng dụng CNTT trong quản lý được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đã kế thừa, tiếp tục đẩy mạnh việc thu phí không dừng, cho đến nay đã hoàn thành không dừng trên cả nước.

Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Tai nạn giao thông hằng năm tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương; ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, thủ đô Hà Nội và TP.HCM từng bước được kiềm chế…

5 nhiệm vụ quan trọng với lĩnh vực GTVT

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ, ngành GTVT vẫn còn những tồn tại, hạn chế và vướng mắc, khó khăn như: Việc tổ chức triển khai các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các dự án trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia còn chưa đạt yêu cầu, giải ngân đầu tư công rất chậm; các hình thức PPP và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông còn rất hạn chế; chưa có giải pháp giải quyết căn bản tồn đọng, vướng mắc của một số dự án BOT. Thiếu cơ chế, chính sách đột phá khuyến khích đầu tư phát triển vận tải đa phương thức, vận tải thủy nội địa, vận tải đường sắt; chất lượng dịch vụ vận tải, logistics còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Để xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phạm vi rộng, thời gian dài trong hoạt động đăng kiểm chưa được chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời; việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, quản lý lái xe sau cấp phép còn nhiều bất cập và yếu kém.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trên cơ sở kết quả của phiên chất vấn, Chính phủ, Bộ trưởng GTVT, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung vào một số vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo đôn đốc thi công các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục tái cơ cấu thị trường vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt.

Thứ ba, chủ trì xây dựng dự án Luật Đường bộ theo phân công của Chính phủ; phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024); đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện…

Thứ tư, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực do Bộ Giao thông vận tải phụ trách, nhất là lĩnh vực đăng kiểm, đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe..Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công do Bộ GTVT tải phụ trách.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời rà soát, hoàn thiện về nội dung, phương pháp đào tạo, các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo.

Thu gọn
08/06/2023 | 09:05

Luật Quy hoạch không có lỗi, vấn đề ở phản ứng chính sách của bộ

Về quy hoạch chuyên ngành mạng lưới trung tâm đăng kiểm, Bộ trưởng GTVT cho biết, Luật Quy hoạch không có lỗi, mà vấn đề ở phản ứng chính sách của bộ. Khi Luật ra đời, quy hoạch này hết hiệu lực, bị bãi bỏ, đáng ra Bộ cần chỉ đạo Cục Đăng kiểm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn để kiểm soát, nhưng Bộ đã không kịp làm việc đó, đây là một trong những nguyên nhân khiến các trung tâm đăng kiểm nở rộ.

Về nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực trong việc cấp giấy phép lái xe được ĐB Tráng A Dương nêu, Bộ trưởng cho biết, Bộ đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an trong việc triển khai Đề án 06 ứng dụng công nghệ thông tin vào cung ứng dịch vụ công. Việc cấp đổi gần như đã được liên thông toàn bộ dữ liệu, có thể đăng ký cấp đổi qua mạng.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Đối với việc đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, qua việc thanh kiểm tra trong thời gian qua, Bộ đã nhận diện được vấn đề. Trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện thể chế, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt trong phân định trách nhiệm của Bộ GTVT, Sở GTVT các tỉnh trong thanh tra, kiểm tra đào tạo, cấp phép lái xe. Đến nay toàn bộ hoạt động đào tạo, cấp phép lái xe đã được phân cấp xuống địa phương, Bộ chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND cấp tỉnh, chỉ đạo các Sở GTVT khắc phục triệt để vấn đề này.

Về vấn đề ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP.HCM, Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là vấn đề lớn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cần giải quyết tháo gỡ về lâu dài, không thể hoàn thành một sớm một chiều. Như ở Tokyo, Bắc Kinh cũng cần thời gian dài để xử lý. Bộ trưởng cho rằng cần kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc quy hoạch đô thị gắn với quy mô dân số.

Nếu ở vùng lõi tiếp tục mọc lên các chung cư cao tầng thì tình trạng ùn tắc sẽ tiếp tục tiếp diễn. Trong quá trình quản lý quy hoạch đô thị, cần chú trọng đến đất giao thông. Bộ trưởng cho rằng đất giao thông cần từ 16-26% đất đô thị, tuy nhiên, hiện nay chỉ dành khoảng 8-9%.

Các TP lớn trên thế giới thì không thể không có phương tiện công cộng. Cho nên việc phát triển phương tiện công cộng cũng là vấn đề cấp thiết, trong đó, đường sắt đô thị cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh, thúc đẩy tiến độ, cần tổ chức sắp xếp để mở rộng không gian, triển khai quyết liệt các tuyến đường vành đai, tuyến tránh.

Bộ trưởng cho hay, tuyến Cát Linh-Hà Đông, ông rất bất ngờ sau 19 tháng vận hành, hằng ngày 30.000-33.000 người, cao điểm có khi 50.000 người/ngày, tàu chạy 10 phút, cũng lần đầu tiên báo lãi 100 tỷ, 80% người đi mua vé cố định. Bên cạnh đó xe buýt cũng cần quan tâm hơn. Cùng với đó sắp xếp mở rộng không gian 2 TP: vành đai 3, 4 triển trai quyết liệt có tuyến tránh.

XEM THÊM:

Thu gọn
08/06/2023 | 08:59

Cần có giải pháp giảm phiền hà, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe

ĐB Tráng A Dương (Hà Giang): Quản lý tốt, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần giúp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn, qua đó giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại một số địa phương xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe gây bức xúc trong dư luận. Đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp khắc phục tình trạng trên?

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, việc ùn tắc giao thông tại các khu đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM không có dấu hiệu giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân. Đề nghị Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân chính của tình trạng trên và những giải pháp Bộ sẽ cùng các địa phương thực hiện trong thời gian tới?

ĐB Tráng A Dương. Ảnh: QH

ĐB Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông): Tại Nghị quyết 18 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội đặt ra yêu cầu, các địa phương phải giao trực tiếp các mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công, không để xảy ra tình trạng mua đi bán lại, đẩy giá lên cao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết công tác giao mỏ vật liệu như thế nào? Có hiện tượng mua đi bán lại hay không?

Khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư các tuyến đường cao tốc, Quốc hội đã tạo điều kiện tối đa về việc giao các mỏ vật liệu xây dựng thông thường để Chính phủ triển khai thực hiện. Bộ trưởng cũng cho rằng, hiện nay, về cơ bản đã giải quyết được. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, trong lúc chờ giao các mỏ vật liệu thì các nhà thầu vẫn phải đảm bảo tiến độ, do đó phải mua vật liệu ở nơi khác đẩy giá lên cao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết những khó khăn này của các nhà thầu đã được Bộ GTVT xử lý như thế nào?

ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc): Nhiều đoạn tuyến cao tốc, đường bộ đã được đầu tư giai đoạn một không đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của đường cao tốc. Những đoạn tuyến này thường xuyên ùn tắc và gây tai nạn giao thông. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới?

Để hạn chế phát triển phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm áp lực lên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là tại các đô thị và các khu vực tập trung đông người. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới sẽ có giải pháp như nào?

ĐB Dương Văn Phước (Quảng Nam) tranh luận: Đánh giá cao Bộ trưởng GTVT, tuy mới nhận nhiệm vụ nhưng đã nắm rõ được vấn đề, trả lời thẳng thắn, cầu thị, trách nhiệm. Tuy nhiên, còn vấn đề chưa được trả lời thấu đáo, nhất là việc quản lý thi công các tuyến đường thuộc trách nhiệm của Bộ.

Khi thi công tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, VEC chưa thi công hoàn trả 17 tuyến đường gom, đường dân sinh, đường mượn của địa phương để vận chuyển vật liệu thi công như đã cam kết; hay việc không thiết kế đường cho người đi bộ gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, gây bức xúc cho cử tri. Cử tri cần lời giải trình có trách nhiệm từ Bộ trưởng?

Thu gọn
08/06/2023 | 08:57

Các trung tâm đăng kiểm nở rộ có phải do hệ quả của Luật Quy hoạch?

Chủ tịch Quốc hội điều hành và cho biết, với ý kiến ĐBQH cho rằng các trung tâm đăng kiểm nở rộ sau khi có Luật Quy hoạch, đề nghị Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói thêm.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 751 (16/8/2019) có nội dung: Trong khi quy hoạch mới chưa được xây dựng thì cho phép vẫn sử dụng quy hoạch cũ. Đối với các quy hoạch chuyên ngành thì các bộ phải có trách nhiệm thay bằng các loại tiêu chuẩn và quy chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề các trung tâm nở rộ có phải do hệ quả của Luật Quy hoạch hay không?

Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ra Nghị quyết về thực hiện Quy hoạch đã nói rất rõ và cho đến nay các quy hoạch vẫn chạy song song cả 2 (cả quy hoạch mới và cũ), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, không có khoảng trống pháp luật nào xảy ra ở đây cả.

Thu gọn
08/06/2023 | 08:42

Sai phạm đăng kiểm không nằm trên hồ sơ, hồ sơ rất đẹp mà vẫn tiêu cực

Trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến của ĐB Nguyễn Anh Trí về vấn đề logistics, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng để thực hiện tốt nhất việc đầu tư cơ sở hạ tầng, quan tâm đến việc kết nối mạng lưới giao thông. Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quy hoạch Cảng Hàng không, chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, giảm chi phí logistics.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Đối với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đăng kiểm mà ĐB Nguyễn Thành Nam nêu, Bộ trưởng cho biết, đây là một trong những tồn tại, nguyên nhân khiến xảy ra sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm. Đặc thù của hoạt động đăng kiểm là tương đối khép kín, nên khi thanh tra tiến hành kiểm tra, chỉ kiểm tra được trên hồ sơ, trong khi sai phạm lại không nằm trên hồ sơ, hồ sơ rất đẹp nhưng vẫn xảy ra sai phạm.

Bộ trưởng cho biết, qua phân tích kỹ, có lỗ hổng trong hệ thống công nghệ thông tin, khi phần mềm bảo mật kém, bị lợi dụng, các trung tâm đăng kiểm đã sử dụng phần mềm can thiệp làm thay đổi số liệu trong hệ thống, nếu kiểm tra hồ sơ thì không thể phát hiện được. Đó là khó khăn của công tác thanh tra, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thời gian qua thanh tra đã làm chưa hết trách nhiệm.

Bộ trưởng cho biết, ngay khi nhận nhiệm vụ, Bộ trưởng đã yêu cầu thanh tra hệ thống đăng kiểm, thanh tra việc đào tạo, cấp phép lái xe, huy động lực lượng tập trung vào công việc này, từng bước khắc phục vướng mắc. Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ siết chặt hơn nữa, đề nghị ban hành các Nghị định, thông tư để làm cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra được quản lý tốt hơn, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra, xây dựng đề án tách kinh doanh dịch vụ công khỏi công tác quản lý để đảm bảo thanh tra, kiểm tra được khách quan, minh bạch.

Đối với việc hoán cải xe, Bộ trưởng chia sẻ, nhu cầu của người dân là chính đáng, hiện nay việc hoán cải từ xe 16 chỗ thành xe 9 chỗ đã được quy định trong Thông tư 85 của Bộ GTVT, trong đó giao nhiệm vụ này cho Sở GTVT các tỉnh chịu trách nhiệm thẩm định các thiết kế cải tạo xe cơ giới mà có đăng kiểm tại địa phương. Nếu Sở GTVT không đủ điều kiện thì Cục Đăng kiểm có trách nhiệm thực hiện, trong đó chỉ thực hiện hoán cải với các xe không kinh doanh vận tải.

Với ý kiến của ĐB Leo Thị Lịch về nguyên nhân sai phạm khi xã hội hóa đăng kiểm, Bộ trưởng GTVT cho biết, 1 trong những nguyên nhân chính là do không phản ứng kịp thời khi quy định pháp luật về đăng kiểm thay đổi. Khi Bộ GTVT tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 139 về hoạt động đăng kiểm, có nội dung về quy hoạch mạng lưới đăng kiểm thì vô hình chung ngày 1/1 Luật Quy hoạch có hiệu lực, các quy hoạch ngành như đăng kiểm không còn hiệu lực. Dẫn đến các trung tâm đăng kiểm địa phương "nở rộ", trong 2 năm tăng lên 281 trung tâm đăng kiểm, vượt cả quy hoạch đến 2030. Từ đây dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, tiêu cực. Nhiều xe hết niên hạn vẫn đưa vào sử dụng, ở đây có yếu tố liên quan tham ô, tham nhũng, cấu kết, và có trách nhiệm, vấn đề đạo đức từ lãnh đạo đến cán bộ cấp phòng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã cấu kết với các trung tâm đăng kiểm để thực hiện việc. Điều này đã vô hiệu hóa hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát. Bởi vì khi đã cấu kết rồi thì không thể lấy đá ghè chân được.

Bộ đã nhận diện được, Nghị định 139 sửa đổi tới đây sẽ kiểm soát việc mở các trung tâm đăng kiểm tại địa phương, cùng với đó phân quyền việc cấp phép giao cho Sở GTVT địa phương, và siết chặt lại quy định kiểm soát đăng kiểm.

Thu gọn
08/06/2023 | 08:33

Nâng cấp để hệ thống đường sắt của Việt Nam hiện đại

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) tranh luận: Phần trả lời của Bộ trưởng cơ bản được giải quyết. Tuy nhiên, xin bổ sung về giảm chi phí logistic bền vững. Hôm qua Bộ trưởng nói nhiều ý nhưng bị thiếu ý đường sắt, sáng nay Bộ trưởng đã nói, và tôi khá hài lòng. Theo tôi, cần hoàn thiện, nâng cấp hệ thống đường sắt của Việt Nam hiện đại để tạo ra một hệ thống giao thông nòng cốt, trụ cột, xương sống và xuyên suốt của đất nước. Từ đó kết nối thị trường trong nước và ngoài nước. Đây là vấn đề rất lớn, rất khó nhưng nên làm và phải làm. Tôi cũng gửi ý kiến này tới Phó Thủ tướng và Thủ tướng Chính phủ.

ĐB Nguyễn Anh Trí. Ảnh: QH

ĐB Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) tranh luận: Chiều qua Bộ trưởng đã trả lời ý kiến các ĐBQH về đăng kiểm, trong đó có các biện pháp chấn chỉnh đăng kiểm. Tôi đồng tình. Thời gian ngắn Bộ GTVT đã có nhiều giải pháp sớm ổn định các trung tâm đăng kiểm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoạt động đăng kiểm đảm bảo ổn định, đúng pháp luật, không rơi vào tình trạng như vừa qua.

Phải xác định trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GTVT và các địa phương là cực kỳ quan trọng. Đề nghị phải có quy định cụ thể để thanh tra giám sát phát hiện kịp thời, phòng ngừa hiệu quả để không xảy ra tình trạng "nhu cầu tăng cao nhưng dễ bị lợi dụng". Cần điều chỉnh các quy trình đăng kiểm, thực tiễn người dân có nhu cầu cải tạo xe từ 10 chỗ thành xe 5-6 chỗ phù hợp với gia đình, không vì kinh doanh nhưng lại không được đăng kiểm vì không đủ điều kiện, người dân rất ý kiến. Xe thì giảm trọng tải, hình thức xe không thay đổi, tại sao lại như vậy.

ĐB Leo Thị Lịch (Bắc Giang) tranh luận về sai phạm đăng kiểm: Tất cả giải pháp giải quyết do thiếu cán bộ đăng kiểm, ùn tắc tại các trung tâm mấy tháng qua, Bộ trưởng nói chỉ cần đào tạo lãnh đạo cho các trung tâm đăng kiểm là xong, là không lo. Tôi đồng tình và hoan nghênh sự chỉ đạo mà Bộ trưởng đã làm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần ngọn, còn phần gốc thì Bộ trưởng chưa làm rõ nguyên nhân. Còn trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên ngành để xảy ra hàng loạt vi phạm ở trung tâm kiểm định, có phải chăng khi xã hội hóa các trung tâm kiểm định cơ giới thiếu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của Nhà nước thời gian qua, dẫn đến xã hội hóa đến mức mất kiểm soát. Bộ trưởng có suy nghĩ gì về trách nhiệm quản lý Nhà nước, đề nghị Phó Thủ tướng làm rõ và rút ra điều gì?

ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) tranh luận: Một số dự án mà Bộ trưởng nêu ra thì chưa có thời gian, thời hạn, chưa có khẳng định cụ thể, nhất là đối với các dự án BOT. Do đó, đề nghị với nhiều dự án, Bộ trưởng cần có cam kết hết sức cụ thể để người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư yên tâm.

ĐB Trịnh Xuân An. Ảnh: QH

Liên quan đến huy động nguồn lực cho giao thông, trong phát triển kết cấu đường giao thông không thể cái gì cũng dùng NSNN. Tuy nhiên, trước thực trạng Luật PPP ban hành vừa qua, chúng ta phải chuyển dự án từ đầu tư PPP sang đầu tư công. Nếu không có giải pháp căn cơ để huy động được nguồn lực phát triển kết cấu đường giao thông thì sẽ rất khó khăn cho đất nước ta. Giải pháp mà Bộ trưởng đã đưa ra như kêu gọi xúc tiến đầu tư chỉ là 1 phần, còn vấn đề liên quan đến thể chế chính sách, nhất là quy định về tỷ lệ vốn Nhà nước trong Luật PPP, quy định của Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Giao thông đường bộ liên quan đến chi ngân sách ở Trung ương và địa phương còn nhiều điểm vướng.

Đề nghị Bộ trưởng tổng kết, đánh giá và tham mưu cho Chính phủ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý vấn đề liên quan đến thể chế để khơi dậy nguồn lực, sự cần thiết cho phát triển giao thông trong thời gian tới.

ĐB Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) tranh luận liên quan đến chất lượng công tác thanh tra.

Bộ trưởng đã trả lời nhiều vấn đề liên quan đến tồn tại vi phạm trong đăng kiểm, nhất là vi phạm trong sát hạch giấy phép lái xe. Đến nay, cơ quan điều tra các tỉnh đã khởi tố 68 vụ, trên 600 bị can liên quan đến đăng kiểm viên, còn liên quan đến vi phạm trong lĩnh vực sát hạch giấy phép lái xe thì đã khởi tố đến hai con số và vi phạm này đã kéo dài. Trong phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng trả lời đã chỉ đạo thanh tra 63 tỉnh, thành, qua thanh tra, cơ bản là không phát hiện vi phạm, trong khi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn hôm qua, Bộ trưởng nói rằng đã chuyển 6 vụ việc liên quan đến sát hạch giấy phép lái xe vi phạm đến cơ quan điều tra để xem xét.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết suy nghĩ về chất lượng thanh tra. Chất lượng thanh tra do năng lực của cán bộ thanh tra hay do nể nang, né tránh hay do một áp lực gì khác mà qua thanh tra không phát hiện vi phạm gì khác để cơ quan điều tra khởi tố.

Liên quan đến vi phạm sát hạch cấp giấy phép lái xe tại một số tỉnh và cơ quan điều tra đã khởi tố, trong đó có việc bôi trơn, đại biểu Lý Văn Huấn đặt câu hỏi, Bộ trưởng có biết việc này hay không? Công tác chỉ đạo của Bộ trưởng như thế nào, đặc biệt là giải pháp tới đây mà Bộ trưởng đưa ra để nâng cao chất lượng thanh tra?

Thu gọn
08/06/2023 | 08:30

Cơ chế đặc thù cho Cần Thơ thí điểm 5 năm, đã năm thứ 2 vẫn chưa triển khai

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong phiên chất vấn Bộ trưởng KH&CN, ĐBQH đã đề cập đến việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp. Trong phiên chất vấn trước, Bộ trưởng cho biết, đây là việc làm khả thi, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng báo cáo kết quả việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp ở miền Tây.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: QH

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, trách nhiệm quản lý Nhà nước về logistics là thuộc Bộ Công Thương, Bộ GTVT có trách nhiệm trong việc đầu tư, tổ chức vận tải đa phương thức. Thực tế hiện nay, đóng góp chi phí logistics trong GDP là thấp, nhưng chi phí logistics trong giá thành lại cao. Đây là một nghịch lý.

Về cơ chế đặc thù cho Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian thí điểm là 5 năm, đến nay đã đến năm thứ 2, nhưng vẫn chưa triển khai. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ GTVT tập trung triển khai, nếu có vướng mắc về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì cần báo cáo sớm để tháo gỡ.

Về tiến độ cao tốc Bến Lức-Long Thành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói thêm bởi Bộ GTVT chỉ nói về vốn một phần thôi. Chủ tịch Quốc hội cho biết ông đã đến thị sát dự án này, nhận thấy mấu chốt hiện nay là 1 số dự án của nhà đầu tư nước ngoài khiếu nại, khiếu kiện rất nhiều về chuyện ngừng và nghỉ. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu chưa giải quyết được chuyện này thì tiến độ dự án Bến Lức-Long Thành còn chậm.

Thu gọn
08/06/2023 | 08:22

Báo cáo về cao tốc Bến Lức-Long Thành chậm tiến độ

Điều hành chất vấn, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Bộ trưởng GTVT trao đổi nhanh về cao tốc Bến Lức-Long Thành chậm tiến độ, nhiều DN vận tải vi phạm, triển khai cơ chế đặc thù TP Cần Thơ.

Về việc chậm trễ của cao tốc Bến Lức - Long Thành được ĐB Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM) nêu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói, trước đây bị chậm trễ do VEC khó khăn về nguồn vốn đối ứng, dẫn đến các nguồn vốn JICA, ADB không giải ngân được. Từ đó dẫn đến khi Hiệp định ADB hết hạn không gia hạn được.

Bộ trưởng nêu rõ, để tháo gỡ cho dự án này, vừa qua Bộ đã phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn, VEC để trình Quốc hội, Chính phủ tháo gỡ vấn đề tài chính cho VEC. Trên cơ sở báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, đến nay, các vướng mắc đã được giải quyết. Cụ thể, nguồn vốn JICA đã được Quốc hội giao vốn đối ứng và Chính phủ thống nhất chủ trương giao cho VEC.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Hiện các nhà thầu đã triển khai thi công trở lại. Với tuyến trên, theo Bộ trưởng, có thách thức lớn nhất là 2 cây cầu xây dựng bằng nguồn vốn JICA và khi vốn đối ứng được giải quyết thì các nhà thầu sẽ tiếp tục triển khai xây dựng.

Theo kế hoạch các đoạn, tuyến sử dụng vốn ADB sẽ hoàn thành trong quý 1- 2. Riêng với 2 cây cầu và toàn tuyến hoàn thành chậm nhất vào quý 3/2025. Hiện nay nguồn vốn cơ bản được tháo gỡ, hiện VEC đã chuẩn bị các quy trình, thủ tục, kể cả điều chỉnh dự án để tiếp tục triển khai.

Về vi phạm nhiều của DN vận tải, Bộ trưởng cho biết, thời gian qua Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với các địa phương để thực hiện quản lý các phương tiện. Chúng ta tăng cường sử dụng CNTT, đó là chương trình giám sát hành trình xe, lắp đặt camera. Theo Luật Giao thông đường bộ, tất cả phương tiện GTVT phải lắp đặt camera giám sát hành trình, giám sát thời gian lái xe, tuân thủ đúng quy định về các biện pháp an toàn hành khách… Hiện nay dữ liệu đã được chia sẻ với Cục Đường bộ, Bộ Công an, các sở GTVT địa phương để quản lý từng xe vận tải.

Trả lời ý kiến về giải pháp phát huy hơn nữa phương thức vận tải đường biển để tận dụng chiều dài của bờ biển hơn 3.200 km, Bộ trưởng cho biết, Bộ đang triển khai các quy hoạch lĩnh vực hàng hải làm cơ sở thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải; tiếp tục phối hợp với các địa phương để tháo gỡ các điểm nghẽn về kết nối hạ tầng; tập trung phát triển, nâng cao năng lực vận chuyển các chặng ngắn; tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng biển theo đúng quy hoạch và cố gắng thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính lớn có kinh nghiệm trên thế giới.

Thu gọn
08/06/2023 | 08:02

Khi nhà ga T3 hoàn thiện, tần suất các chuyến bay sẽ được đẩy lên

Trả lời câu hỏi tranh luận của ĐB Lân Hiếu, Bộ trưởng GTVT cảm ơn về ý kiến đóng góp logistic. Bộ trưởng cho biết, theo thông lệ quốc tế, chi phí của Việt Nam và nhiều nước được so sánh với GDP, năm 2022 chiếm 16,8% GDP, tỷ lệ này đúng là cao so với bình quân chung. Tuy nhiên cũng tiệm cận với chỉ tiêu tối thiểu mà Chính phủ đề ra đến năm 2025 chi phí logistic 16-20%.

Chỉ số hiệu quả logistic của Việt Nam vừa được World Bank công bố xếp thứ 43/139 nước, trong ASEAN đứng thứ 4. Đây là kết quả ban đầu để phấn đấu. Dư địa để giảm chi phí logistic còn nhiều.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp: Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đầu tư các cảng cạn, trung tâm logistic để đẩy mạnh vận tải đa phương thức. Lần đầu tiên Việt Nam ban hành 4 quy hoạch về giao thông. Còn quy hoạch về cảng hàng không đã trình Chính phủ. 5 quy hoạch này khi triển khai Bộ GTVT phối hợp với địa phương sẽ kết nối đầu tư. Trong 5 quy hoạch này, lấy quy hoạch hàng hải, các cảng biển làm trung tâm kết nối với đường bộ, đường sắt.

Riêng đường thủy, phải giải quyết câu chuyện "tĩnh không" để thông thoáng luồng thủy nội địa. Phía Bắc khó khăn nhất chính là "tĩnh không" một số cầu, kết nối giữa đường vào cảng thủy.

Ngoài ra rà soát giảm giá các phí vận tải như: Giảm phí sử dụng đường bộ, phí sử dụng hạ tầng cảng biển... Ứng dụng thông tin cũng đóng vai trò quan trọng để giảm thủ tục, thuận lợi cho các chủ hàng, chủ tàu. Có những cảng biển đã đạt chuẩn trong khu vực như cảng Lạch Huyện, Cái Mép có năng lực xử lý tương đương 1 số cảng biển lớn trong khu vực của Singapore, Malaysia. Đây là những nỗ lực cố gắng và là trăn trở của Bộ GTVT. Bộ sẽ cố gắng làm tốt.

Bộ GTVT cũng sẽ phối hợp với địa phương trong đầu tư, khai thác hạ tầng tránh dàn trải, gây cạnh tranh không lành mạnh.

Về tần suất hạ cánh ở cảng Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng cho biết, thông tin ĐB nêu là chính xác. Đường cất hạ cánh xuống cấp, năm 2019 nhiều đường băng của sân bay khác cũng xuống cấp. Việc nâng cấp các đường bay đảm bảo mục tiêu cất hạ cánh an toàn, trước đây đường bay ở tiêu chuẩn CAT 1, khi nâng cấp đưa lên CAT 2.

Khi bay với tần suất 44-46 chuyến dẫn đến nhà ga hành khách của Tân Sơn Nhất không đáp ứng được và cả đường kết nối từ nhà ga ra ngoài sân bay cũng không đáp ứng được. Cục Hàng không phối hợp với ACV điều chỉnh, đẩy 1 số chuyến ra ngoài giờ vàng để giảm ùn tắc. Việc ùn tắc cũng được giải quyết. Sắp tới khi nhà ga T3 hoàn thiện, thì sẽ đẩy tần suất các chuyến bay lên.

Sự cố hết sức đau xót đối với lĩnh vực đăng kiểm

Trả lời chất vấn của ĐB Trần Thị Kim Nhung về vụ việc đăng kiểm, Bộ trưởng GTVT cho biết, sự việc xảy ra ở Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm là sự cố hết sức đau xót đối với lĩnh vực đăng kiểm nói riêng và ngành GTVT nói chung. Bộ GTVT có trách nhiệm cùng Đăng kiểm Việt Nam về những sai phạm trong đăng kiểm.

Việc điều tra, khởi tố, bắt giam các bị can do công an địa phương làm. Trong nguyên tắc điều tra, Bộ không thể nói rằng Bộ Công an trước khi xử lý chỗ này, chỗ kia trao đổi với Bộ GTVT. Cho nên khi xảy ra ở đâu, Bộ GTVT trực tiếp bộ trưởng trao đổi, báo cáo Bộ trưởng Công an Tô Lâm để có phương án giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh: QH

Khi cơ quan CSĐT khám các trung tâm đăng kiểm, thì Bộ GTVT có văn bản đề nghị Bộ Công an khi giữ máy móc, thiết bị niêm phong thì làm sớm, làm nhanh sau đó bàn giao lại cho trung tâm đăng kiểm để Cục Đăng kiểm tiếp quản bố trí lực lượng. Tuy nhiên, 75% trung tâm đăng kiểm là của tư nhân nên không thể muốn khôi phục lại là khôi phục được.

Đặc biệt, trong lực lượng bị khởi tố, bắt giam thì nhân lực chủ chốt là đăng kiểm viên bậc cao. 1 trung tâm đăng kiểm thường chỉ có 1 đăng kiểm viên bậc cao - người này giữ vai trò là lãnh đạo, chỉ đạo của trung tâm đăng kiểm, không thể thay thế được. Để có 1 đăng kiểm viên bậc cao thì phải mất thời gian đào tạo 1-1,5 năm, còn chưa kể cần phải học Đại học. Nên trong thời gian ngắn không thể nào bố trí để khôi phục ngay được trung tâm đăng kiểm.

Với trách nhiệm Bộ GTVT, ngay từ đầu xảy ra vụ việc, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo và đưa ra các giải pháp vừa ngắn hạn, trước mắt, vừa là dài hạn. Đến giờ cơ bản đã giải quyết được.

Như vậy, một loạt điều kiện liên quan đến trung tâm đăng kiểm cơ bản được đảm bảo, chỉ có vấn đề liên quan đến giá dịch vụ như hôm qua Bộ trưởng GTVT đã báo cáo các ĐBQH. Nội dung này, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính để trình Quốc hội cho ý kiến trong đợt tới khi Quốc hội xem xét Luật giá.

Về cảng hàng không Côn Đảo, Bộ đã đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và phê duyệt dự án để triển khai nâng cấp. Tuy nhiên, nâng cấp đường cất hạ cánh vẫn giữ nguyên chiều dài 1.830m, dự kiến sân bay sẽ tiếp nhận được máy bay A30, A31.

Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng cũng có băn khoăn đã nâng cấp thì phải toàn diện, tức là đường bay phải dài ra và phải cho bay được A30, A31 bình thường. Khi trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu cũng mong muốn dự án giao cho địa phương để kêu gọi đầu tư PPP. Hiện chúng ta vẫn khai thác được bình thường.

Về ý kiến của ĐB Lâm Văn Đoan liên quan đến QL27, Bộ trưởng cho biết, rất chia sẻ khi lần nào trước mỗi kỳ Quốc hội đều nhận được ý kiến của đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng. Bộ nhận thấy việc nâng cấp 30km của QL này là cần thiết. Năm 2019, Bộ đã nghiên cứu lập dự án cải tạo, tuy nhiên, khi trình lên Chính phủ, Quốc hội do nguồn vốn có hạn nên chưa được xem xét. Bộ GTVT đã dành quỹ bảo trì ra để xử lý, năm 2023 dành ra hơn 40 tỷ, năm 2024 dành 124 tỷ để bảo trì, sửa chữa 1 số đoạn. Đồng tình với ý kiến ĐB để xử lý dứt điểm, cần có chủ trương của các cấp có thẩm quyền, bố trí nguồn vốn cho dự án.

Về câu hỏi khó khăn tiếp cận nguồn cát của nhà thầu do ĐB Lê Thanh Hoàn nêu, Bộ trưởng thừa nhận hiện tượng này tuy không phổ biến, chỉ diễn ra ở 1 vài giai đoạn đầu dự án. Bộ trưởng lý giải, giai đoạn đầu các DN phải mua vật liệu trên thị trường, có nơi đòi giá cao hơn giá công bố, tuy nhiên không phổ biến. Hiện nay cơ bản được giải quyết, sau khi có Nghị quyết 43 của Chính phủ, các địa phương đã cấp phép các mỏ trong thời gian ngắn. Có địa phương còn lúng túng áp dụng Nghị quyết 43, khi đó Bộ GTVT, TN&MT đã tháo gỡ cùng địa phương, đến giờ phút này cơ bản đã giải quyết. Vừa qua 2 bộ phải vào làm việc với tỉnh Đồng Tháp, An Giang để giải quyết.

Thu gọn
08/06/2023 | 08:00

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sáng nay Bộ trưởng GTVT trả lời 5 ĐB chất vấn và 3 ĐB tranh luận đã đặt câu hỏi chiều qua.

Thu gọn
07/06/2023 | 17:57

17h: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, với 5 đại biểu chất vấn và 3 đại biểu tranh luận, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng sẽ trả lời trong phiên họp sáng mai, ngày 8/6. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 7/6 kết thúc.

Thu gọn
07/06/2023 | 16:55

16h55: Ứng phó khi các trạm đăng kiểm tạm dừng hoạt động có chậm trễ?

ĐB Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh) tranh luận: Bộ trưởng chưa làm rõ có hay không sự chậm trễ của Bộ GTVT trong việc chủ động đưa ra hoặc phối hợp với các cơ quan, bộ ngành địa phương về phương án ứng phó thay thế, tạm dừng hoạt động trong trường hợp thiếu đăng kiểm viên. Đây không phải là sự cố bất thường, thiên tai, thảm họa, có sự chủ động của cơ quan hữu quan.

ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) tranh luận: Chi phí logistic rất cao, trung bình 16,8-17% trên giá trị hàng hóa, thậm chí có mặt hàng doanh nghiệp phải trả đến 20-25%. Để giảm gánh nặng này cần giải quyết từng khâu một, những vấn đề dù rất nhỏ nhưng nếu lưu tâm có thể tìm ra cách tốt hơn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả. 

Ví dụ số lần cất cánh, hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất sau khi sửa chữa ít hơn trước khi sửa. Bỏ mấy nghìn tỷ nâng cấp đường băng sân bay là sự lãng phí, do vậy Bộ trưởng cần lưu ý trong việc giảm chi phí logistic ở Việt Nam.

ĐB Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM): Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2010, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Đề nghị Bộ trưởng thông tin về tiến độ và cam kết thời gian hoàn thành của dự án này. 

Tình trạng nhiều đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm các yêu cầu về điều kiện kinh doanh dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông, có đại biểu đã đặt câu hỏi. Tuy nhiên, câu trả lời của Bộ trưởng chủ yếu ở góc độ các biện pháp về xử lý hành chính và hình sự sau khi đã xảy ra tai nạn giao thông, đề nghị Bộ trưởng cho biết về các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này như thế nào, nhất là kiểm soát bằng các giải pháp công nghệ để chủ động phát hiện và xử lý triệt để các vi phạm này và không còn xảy ra tai nạn giao thông.

XEM THÊM:

Thu gọn
07/06/2023 | 16:31

16h31: Phí BOT trong 5km cho người dân Buôn Hồ, nếu đã hứa thì phải giảm

Trả lời ĐB Nguyễn Quang Huân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng ghi nhận, sẽ kiểm tra thực tiễn triển khai thực hiện và xử lý.

Về số trạm thu phí theo Nghị quyết 612, Bộ đã triển khai nhưng nhiều vướng mắc, đặc biệt liên quan hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước với nhà đầu tư. Nhà nước hay doanh nghiệp đều bình đẳng khi ký hợp đồng. Thực tiễn liên quan đến các trạm thu phí, Bộ trưởng cho biết, có trạm đã xử lý được, có trạm cần tiếp tục đàm phán. 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, phải đàm phán với các bên liên quan như các ngân hàng, nhà đầu tư. 

Nhiều dự án không phải lỗi do nhà đầu tư, không phải do Nhà nước mà do nhu cầu thực tiễn phát sinh, yêu cầu đòi hỏi về sự phát triển nên cần mở thêm tuyến. Chúng tôi cũng rất trách nhiệm.

Trả lời về xử lý trạm BOT mà ĐB Thu Nguyệt nêu, Bộ trưởng cho biết, phải làm theo quy trình, Bộ là cơ quan quản lý Nhà nước, đang làm hết sức mình, tháo gỡ triệt để, bảo vệ nhà đầu tư dự án BOT do điều kiện khách quan bị ảnh hưởng quyền lợi. Nhiều trạm làm xong rồi nhưng không được thu phí do dân không đồng ý. Căn cứ vào hợp đồng đã ký để xử lý mà không phải có đặc quyền, đặc lợi cho nhà đầu tư.

Liên quan đến giảm giá phí BOT trong 5km cho người dân Buôn Hồ, tiếp nhận một số phản ánh của đại biểu, Bộ trưởng cho biết sẽ trực tiếp kiểm tra, rà soát các nội dung cụ thể. Nếu đã hứa thì phải giảm, còn doanh thu BOT mà giảm thì căn cứ vào hợp đồng để xử lý

Trả lời ĐB Trần Anh Tuấn liên quan đến dự án PPP sau đó phải chuyển sang đầu tư công, Bộ trưởng cho biết, đây cũng là trăn trở của cá nhân ông và ngành, từ khi ban hành luật PPP đến nay chưa kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP.

Chính vì vậy, Bộ đang nghiên cứu đề xuất giải pháp để thu hút mạnh nguồn đầu tư PPP. Bởi nhu cầu đầu tư hạ tầng cần 462.000 tỷ, đến giờ mới bố trí được 66% nên rất cần nguồn vốn xã hội hóa. Phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, cần tạo được niềm tin, sự bình đẳng cho doanh nghiệp thông qua xem xét có điều chỉnh phù hợp, hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm tính ổn định của chính sách, trường hợp thay đổi cơ chế chính sách thì điều khoản chuyển tiếp như thế nào; bên cạnh đó, tháo gỡ các vấn đề liên quan đến ngân hàng.

Thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến, mời gọi đầu tư các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tháo gỡ khó khăn, huy động tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Về 2 cao tốc TP.HCM-Trung Lương và TP.HCM-Long Thành, Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng phương án đầu tư tuyến Trung Lương (vì đây là tuyến có lưu lượng rất đông), Bộ đang có đề xuất. Còn với dự án TP.HCM-Long Thành, Bộ trưởng cho biết sẽ phối hợp với nhà đầu tư để nghiên cứu mở rộng vì còn liên quan đến dự án sân bay Long Thành.

Về câu hỏi đầu tư trạm dừng nghỉ, Bộ trưởng cho biết, đây là vấn đề bất cập, nhiều tuyến đã có. Ngay từ đầu năm, Bộ đã chỉ đạo phải làm bù, xây dựng thông tư hướng dẫn và tổ chức đấu thầu khẩn trương xây dựng các trạm dừng nghỉ. Sắp tới sẽ đấu thầu 8 trạm, nhưng có vấn đề liên quan đến quy mô, trước đây quy chuẩn khoảng 1ha, nhưng giờ không làm được phải tối thiểu 3ha. Bộ GTVT đang rất quyết liệt, cam kết với các ĐBQH khi hoàn thành tuyến Bắc Nam giai đoạn 2 thì sẽ có đầy đủ trạm dừng nghỉ.

Liên quan đến đường gom dân sinh, Bộ trưởng thừa nhận có một số tuyến chính còn một phần đường gom, dân sinh chưa hoàn thành. Còn khoảng 30-40% đường dân sinh chưa hoàn chỉnh. Bộ đã chỉ đạo và yêu cầu hoàn thành trước 30/6.

Thu gọn
07/06/2023 | 16:22

16h22: Nhiều tuyến cao tốc đã khai thác nhưng chưa có trạm dừng nghỉ

ĐB Trần Anh Tuấn (TP.HCM): Hiện một số dự án đã phê duyệt theo hình thức PPP, nhưng sau đó chuyển qua đầu tư công, làm thời gian chuẩn bị kéo dài, ảnh hưởng đến kế hoạch, Bộ trưởng có giải pháp nào khắc phục?.

Hai tuyến cao tốc TP.HCM-Trung Lương và TP.HCM-Long Thành luôn quá tải đặc biệt vào cuối tuần, kế hoạch mở rộng 2 tuyến này như thế nào?

ĐB Nguyễn Văn Thuận (Ninh Thuận): Các dự án thành phần có tuyến đã hoàn thành đưa vào sử dụng, có tuyến chưa, nhưng các hạng mục đường gom chưa hoàn thiện, ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt, lao động sản xuất của nhân dân. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp của tình trạng này.

Vấn đề thứ hai, hiện nay nhiều tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác nhưng chưa có trạm dừng nghỉ, gây bất tiện cho người tham gia giao thông. Đề nghị Bộ trưởng cho biết tại sao không đầu tư đồng bộ với dự án, bao giờ Bộ sẽ triển khai đầu tư trạm dừng nghỉ phục vụ khai thác cao tốc Bắc - Nam?.

ĐB Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc): Các dự án đường cao tốc khi triển khai được người dân nhiệt tình ủng hộ, nhưng đường dân sinh phụ trợ cho đường cao tốc xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, tai nạn giao thông, khiếu nại, khiếu kiện. Truyền thông đưa tin rất nhiều. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, kế hoạch hoàn trả các tuyến đường này? Và bao giờ triển khai những giải pháp để ngăn chặn tình trạng này khi trong tương lai chúng ta đã và đang xây dựng rất nhiều các tuyến cao tốc.

ĐB Nguyễn Quang Huân (Bình Dương): Sau phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng đã chỉ đạo sửa đoạn Quốc lộ 1A, đoạn qua thành phố Dĩ An và giao Tổng cục Đường bộ làm thủ tục bàn giao đoạn đường cho địa phương quản lý nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Ngoài ra, còn nhiều dự án BOT trên cả nước chưa được thực hiện như trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài vẫn chưa được dỡ bỏ, đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm khi chưa thực hiện triệt để Nghị quyết 62 của Quốc hội, giải pháp sắp tới là gì?

ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước): Bộ trưởng đã nêu công tác đào tạo, sát hạch lái xe thì cũng đã tìm thấy nguyên nhân, bất cập. Thực tế những quy định hiện nay đã bộc lộ những vướng mắc tạo ra khó khăn cho các cơ sở đào tạo và học viên, gây lãng phí nguồn lực, thời gian xã hội, gây khó khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là quy định dạy lý thuyết theo kiểu truyền thống, học viên phải tập trung đến lớp, điểm danh, với 8h trong 21 ngày. Quy định này không phù hợp với đại đa số người học, đi ngược với yêu cầu thực tiễn và thành quả của cách mạng khoa học công nghệ.

Việc đào tạo, sát hạch lái xe là hoạt động nghề nghiệp, theo quy định có hình thức đào tạo chính quy và thường xuyên nhưng hệ thống pháp luật còn chưa thống nhất, gây khó khăn cho cử tri và Nhân dân.

ĐB Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) tranh luận: Tôi công tác tại thị xã Buôn Hồ có trạm BOT Km-1747, năm 2018 Cục Giao thông đường bộ (Bộ GTVT) và địa phương có cam kết giảm giá vé qua trạm trong bán kính 5km. Trong buổi chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ GTVT tiếp tục đề xuất mua lại trạm thu phí. Đến hôm nay khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng lại bảo đến khi nào có kinh phí sẽ mua lại, tôi cho rằng trả lời không thuyết phục với cử tri. Bộ trưởng cần có lộ trình cụ thể trước mắt trong khi có cơ chế lâu dài, thực hiện được cam kết trong bán kính 5km giảm giá phí cho người dân địa phương. Thực tế người dân vẫn tham gia giao thông qua trạm chứ không phải như Bộ trưởng nói là không có người tham gia giao thông.

Thu gọn
07/06/2023 | 16:08

16h07: Giãn chu kỳ đăng kiểm sẽ không bị áp lực ùn tắc

ĐB Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cho rằng, với cơ chế hiện nay rất khó duy trì các trung tâm đăng kiểm. Do vậy, theo ông, phải đổi mới cơ chế tài chính, đăng kiểm là dịch vụ công Nhà nước không làm thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện.

Tranh luận với Bộ trưởng, ĐB Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh) cho rằng, nguyên nhân thiếu hụt nhân viên đăng kiểm hiện nay có trách nhiệm của Bộ GTVT, mà Bộ trưởng chưa chỉ ra.

“Đây có phải là trách nhiệm chậm trễ trong không chủ động, hay chưa phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc đưa ra phương án ứng phó, thay thế trước khi dẫn đến tình huống tạm dừng hoạt động, thiếu hụt nhân lực đăng kiểm”, bà Trần Thị Kim Nhung nói.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua hết sức nghiêm trọng và đã gây ra hệ luỵ, nhân dân và doanh nghiệp phải chờ đợi, rất vất vả trong hoạt động đăng kiểm, đi ngược đi xuôi nhưng không đăng kiểm được.

Ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, thời gian qua có 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên, cán bộ công chức, viên chức bị khởi tố. Chúng ta có 281 đơn vị đăng kiểm, có tới 106 trung tâm đăng kiểm bị đóng cửa. Chính vì thế, vừa qua Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an tập trung tháo gỡ để các trung tâm đăng kiểm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.

Ngay từ khi bắt đầu về nhận công tác, Bộ trưởng GTVT cho biết, ông rất chủ động việc nghiên cứu để làm thế nào điều chỉnh các quy định đăng kiểm cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân. Đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động đăng kiểm để vừa hiện đại, vừa thông thoáng.

“Trong đó có việc miễn đăng kiểm lần đầu cho xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm. Chắc chắn việc này sẽ giảm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói và cho biết, chúng ta làm được việc này sẽ tiết kiệm thời gian cho hơn 1 triệu xe.

Để hoạt động đăng kiểm trở lại bình thường, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, thời gian tới sẽ tập trung xử lý thêm 3 việc nữa. Cụ thể, đó là liên quan đến điều chỉnh cơ chế tài chính để loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá để thị trường quyết định. Có như vậy mới đảm bảo thu nhập cho đăng kiểm viên.

Ngoài ra, Bộ GTVT đang tập trung vào việc tuyển dụng, đào tạo đăng kiểm viên. Trong thời gian 3 tháng nữa có đủ lực lượng để bố trí trở lại cho tất cả trung tâm đăng kiểm. Cùng với việc chúng ta giãn kỳ đăng kiểm sẽ không bị áp lực nữa.

Thu gọn
07/06/2023 | 16:01

16h: Bộ trưởng GTVT: Có việc cấp bằng lái xe cho người nghiện, không đủ hành vi

Trả lời câu hỏi này của ĐB Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nói, vừa qua Bộ thực hiện thanh tra toàn diện trên 63 tỉnh, thành về chất lượng đào tạo, tổ chức thi lý thuyết, sát hạch lái xe.

Trong đó, khi phát hiện việc đào tạo, cấp bằng cho người nghiện, không đủ hành vi, ông Thắng cho biết, đã chỉ đạo Thanh tra Bộ xử lý nghiêm. Đồng thời, chuyển 6 bộ hồ sơ sang cơ quan công an xử lý.

Bộ GTVT đã khẩn trương chỉ đạo sửa đổi các thông tư, siết chặt quản lý, dứt khoát không để xảy ra tình trạng đào tạo, cấp bằng cho các đối tượng nghiện. Bộ trưởng nói các giải pháp sắp tới sẽ được thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo, thông tư.

Theo Bộ trưởng, hiện nay công tác sát đào tạo, sát hạch, cấp bằng, thanh tra, kiểm tra đã phân cấp, phân quyền cho địa phương. Bộ GTVT chỉ chịu trách nhiệm chức năng quản lý Nhà nước. Hiện Bộ đã có chỉ đạo tất cả các Sở GTVT phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý nghiêm vi phạm.

Thu gọn
07/06/2023 | 15:27

15h27:

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ trưởng GTVT làm rõ: Cầu Như Nguyệt trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang do ngân sách trung ương đầu tư, Bộ GTVT quản lý, Thủ tướng giao cho Bắc Giang, nhưng khi trả lời ĐB Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc), Bộ trưởng nói cần chờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ vấn đề này.

Thu gọn
07/06/2023 | 15:30

15h30: Còn tình trạng cấp giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy?

ĐB Lê Hoàng Anh (Gia Lai): Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành giao thông, nhiều doanh nghiệp đã chung tay đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT. Tuy nhiên, đến nay một số doanh nghiệp không có khả năng hoàn vốn đầu tư do Bộ GTVT đầu tư bằng ngân sách Nhà nước tuyến song hành hoặc tuyến tránh, làm phá vỡ phương án tài chính của dự án.

Cử tri phản ánh và bức xúc khi nhà đầu tư ở Gia Lai đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14 đoạn ở Đắk Lắk theo hình thức BOT, sau khi đưa vào sử dụng chưa được 1 năm thì Bộ GTVT đầu tư từ ngân sách Nhà nước tuyến tránh thị xã Buôn Hồ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp và doanh nghiệp đang đứng bên bờ phá sản.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của mình và phương án giải quyết vấn đề trên.

ĐB Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn): Tại báo cáo của Bộ gửi đại biểu có nêu, theo thống kê, tai nạn do xe kinh doanh vận tải gây ra chiếm khoảng 50% các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân là nhiều đơn vị kinh doanh vận tải chưa chấp hành nghiêm quy định như giao phương tiện cho người chưa được khám sức khỏe; ép thời gian giao hàng hoặc tăng chuyến khi lái xe tải chạy quá giờ, chạy quá tốc độ, chạy xuyên ngày đêm dẫn tới buồn ngủ, gây tai nạn. Bộ trưởng có giải pháp gì để siết lại tình trạng này?

Thứ hai, thời gian qua, tại một số địa phương, công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe còn nhiều hạn chế như đào tạo vượt số lượng được cấp phép, công tác kiểm tra, giám sát có nơi chưa thực hiện, công tác giám sát học và thi sát hạch còn hình thức. Còn tình trạng cấp giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy và người không đủ năng lực hành vi, không đủ sức khỏe. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp để chấm dứt tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng công tác này?

ĐB Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên - Huế): Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên-Huế ghi nhận sự nỗ lực của ngành GTVT cũng như của cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trong thời gian qua. Theo thống kê, chi phí vận tải, logistics của nước ta khá cao chiếm 18% GDP, thậm chí có thể cao gấp đôi các nước đang phát triển. Đề nghị Bộ trưởng nêu rõ các giải pháp để giảm chi phí vận tại, logistics trong thời gian tới?

Thu gọn
07/06/2023 | 15:14

15h13: Nguồn lực có hạn, nhiều tuyến mới chỉ làm được cao tốc 2 làn xe

Trả lời câu hỏi ĐB Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, các tuyến đường cao tốc, quốc lộ thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT; các tuyến đường còn lại tỉnh lộ trở xuống thuộc trách nhiệm địa phương. Nhu cầu lớn nhưng ngân sách trung ương chỉ bố trí được khoảng 66%, không thể đáp ứng đầu tư các tuyến quốc lộ. Ví dụ nhiệm kỳ này nhu cầu cần 462.000 tỷ, thì ngân sách chỉ bố trí được 366.000 tỷ, và không đáp ứng được hết ngân sách đầu tư các tuyến đường, quốc lộ (có tới gần 25.000 tuyến quốc lộ).

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn của các đại biểu

Trong bối cảnh ngân sách trung ương có hạn, nếu ngân sách địa phương bố trí để cùng với Trung ương đầu tư các quốc lộ rất cần thiết và phù hợp.

Bộ GTVT có tham mưu, xin ý kiến các bộ ngành, Chính phủ đã đề nghị trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện cơ chế trong lúc luật chưa sửa được, cho phép địa phương có nguồn vốn tham gia cùng với ngân sách trung ương triển khai dự án quốc lộ, cao tốc.

Trong dự thảo Luật Đường bộ sắp tới trình Quốc hội cũng đưa nội dung này vào.

Trả lời ĐB Nguyễn Thanh Hải (Thừa Thiên - Huế), về cao tốc 2 làn xe, Bộ trưởng cho biết, đầu tư cao tốc 4, 6, 8 làn xe là nhu cầu đúng đắn và cấp thiết. Thủ tướng luôn chỉ đạo cố gắng đầu tư tuyến nào thì hoàn chỉnh tuyến đó. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, nhiều tuyến mới chỉ làm được 2 làn xe.

Theo tổng hợp hiện có 5 tuyến, trong đó Thừa Thiên- Huế có 2 tuyến. Bộ GTVT ghi nhận và nghiêm túc tiếp thu, sẽ cùng Bộ KH&ĐT, các bộ ngành tiếp tục mở rộng. Thủ tướng cũng có chỉ đạo ưu tiên nguồn vốn tập trung nâng cấp tất cả tuyến 2 làn lên 4 làn xe. Đây là chỉ đạo đúng đắn, Bộ GTVT sẽ cố gắng thực hiện.

Trả lời ý kiến về trung tâm đăng kiểm bị khởi tố thiếu cán bộ dẫn đến đóng cửa, Bộ trưởng cho biết, cả nước hiện chỉ còn 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình chưa mở lại được các trung tâm này. Với Hòa Bình, Bộ trưởng đã trực tiếp làm việc với Bí thư Tỉnh ủy và giám đốc sở GTVT về việc này. Vừa qua, Bộ đã hỗ trợ địa phương đào tạo, cấp chứng chỉ cho 1 cán bộ của địa phương để về giữ cương vị lãnh đạo của trung tâm đăng kiểm. Còn các đăng kiểm viên, Bộ GTVT đã trao đổi với tỉnh Hòa Bình để chuẩn bị đầy đủ. Dự kiến sẽ sớm mở lại các trung tâm này.

Về câu hỏi của ĐB Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) liên quan đến cầu Cẩm Lý gần 50 năm tuổi, Bộ trưởng cho biết, đây là cây cầu duy nhất ở miền Bắc đang cho đi chung giữa đường sắt và đường bộ. Bộ GTVT nhận thấy cần sớm đầu tư mở rộng cầu là hợp lý vì nhu cầu, lưu lượng qua lại rất cao, tiềm ẩn tai nạn lớn.

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Bộ GTVT đã đề xuất bổ sung nguồn vốn đầu tư công nhưng do nguồn lực có hạn. Bộ tính đến phương án làm việc với tổ chức quốc tế để bố trí nguồn lực nhưng không thành công.

Thủ tướng có thông báo với tỉnh Bắc Giang trong đó yêu cầu tỉnh phối hợp với Bộ GTVT, KH&ĐT... để thu xếp nguồn vốn ODA triển khai đầu tư cho phù hợp, trường hợp cấp bách thì tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn. Như vậy, có 2 lựa chọn. Nếu cấp thiết quá, tỉnh có nguồn vốn thì nên dành một phần ngân sách để làm, trường hợp không có thì Bộ GTVT sẽ phối hợp tham mưu trình Thủ tướng để giải quyết.

Về dự án đường sắt Yên Viên-Cái Lân, Bộ trưởng cho biết, đây là dự án nhức nhối với nhân dân, khi còn giữ cương vị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề nghị nhiều lần Trung ương phải cho triển khai tiếp. Nhưng do khó khăn về kinh tế ngân sách thì phải dừng. Vừa qua, khi tham mưu cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng để trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển đường sắt, Bộ GTVT nhận thấy tuyến này vẫn rất cấp thiết. Chính vì thế, trong Kết luận 49 của Bộ Chính trị nhấn mạnh, tuyến đường sắt này phải triển khai trước 2030. Bộ sẽ tiếp tục tham mưu cùng các bộ ngành tính toán nguồn vốn như thế nào, về ý chí rất ủng hộ đầu tư tuyến này.

Đối với cầu Như Nguyệt và Xương Giang, Bộ trưởng cho biết, lưu lượng rất đông. Tỉnh Bắc Giang quyết tâm dành nguồn vốn để đầu tư cầu Như Nguyệt, còn cầu Xương Giang tỉnh đề nghị Trung ương ủng hộ với tinh thần chia sẻ.

Bộ GTVT nhận thấy sự cần thiết đầu tư và tham mưu Thủ tướng trình cơ quan có thẩm quyền sử dụng nguồn tăng thu năm 2022 đầu tư cây cầu này, nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận, sẽ bố trí nguồn để thực hiện.

Thu gọn
07/06/2023 | 15:09

15h09: Dự án các nút thắt giao thông có được giải quyết?

ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang): Bắc Giang có 2 nút thắt giao thông mà cử tri đã phản ánh qua nhiều kỳ họp Quốc hội là cầu Cẩm Lý (xây dựng từ năm 1979, trên QL37) lưu lượng phương tiện qua đây rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nhiều tai nạn giao thông và cao tốc Hà Nội - Bắc Giang (1/2016) cũng có lưu lượng rất lớn do ùn tắc ở 2 cầu Như Nguyệt và Xương Giang chỉ có 2 làn xe. Cầu Như Nguyệt đã được Thủ tướng cho phép đầu tư mở rộng, tuy nhiên, cầu Xương Giang chưa được mở rộng.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết, trong nhiệm kỳ này, 2 nút thắt giao thông của tỉnh Bắc Giang có giải quyết được không?

ĐB Trần Thị Vân (Bắc Ninh): Dự án tuyến đường sắt Yên Viên-Cái Lân được triển khai từ 2005, đang bị dừng, sau 18 năm, dự án đang trong tình trạng cầu chờ đường, còn đường chờ đổ đá lắp ray, gây lãng phí rất lớn. Hàng nghìn hộ dân Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh bị ảnh hưởng do dự án đi qua.

Dự án có tiếp tục được thực hiện hay không, nếu có thì bao giờ. Bộ trưởng có tham mưu gì với Chính phủ, Quốc hội để giải quyết những dự án tồn đọng, kéo dài?

Thu gọn
07/06/2023 | 15:08

15h07: Chủ tịch Quốc hội thông báo có 110 ĐBQH đăng ký chất vấn Bộ trưởng GTVT

ĐB Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc): Hiện nay một số tuyến đường quốc lộ không đáp ứng nhu cầu đi lại, nhiều tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một số tỉnh đề xuất chủ trưởng với Bộ GTVT và với Chính phủ là có cơ chế cho phép các tỉnh dùng ngân sách của địa phương để đầu tư mở rộng các tuyến đường này, phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội, sau đó sẽ bàn giao cho địa phương quản lý. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

ĐB Nguyễn Thanh Hải (Thừa Thiên - Huế): Hiện nay, Thủ tướng chỉ đạo không khuyến khích đầu tư cao tốc 2 làn xe, gây lãng phí vốn đầu tư, không hiệu quả, mất thời gian. Tại Thừa Thiên - Huế có 2 tuyến La Sơn-Túy Loan và La Sơn-Can Lộ, thực tế phát huy hiệu quả đầu tư tuy nhiên do quy mô nhỏ, lưu lượng và tốc độ không cao nên vẫn phải sử dụng QL1A, dẫn đến tai nạn giao thông vẫn xảy ra. Vậy, với dự án quy mô nhỏ, Bộ trưởng đã có kế hoạch rà soát các tuyến để nâng cấp, mở rộng chưa.

ĐB Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Thời gian qua, các tỉnh có các trung tâm đăng kiểm vi phạm, nhiều nơi đã đóng cửa gây bức xúc, khó khăn cho DN. Qua tiếp xúc cử tri đã đề nghị mở lại các trung tâm này. Bộ trưởng có giải pháp gì?

Thu gọn
07/06/2023 | 15:05

15h05: Sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm gây bức xúc trong nhân dân

Báo cáo trước phiên chất vấn, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, ông rất vinh dự được tham gia phiên chất vấn trong kỳ họp Quốc hội lần này.

Với tinh thần cầu thị, trách nhiệm, ông Thắng cho biết, Bộ GTVT luôn lắng nghe, tiếp thu đầy đủ các ý kiến và đang nỗ lực hết sức, phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi những chủ trương, chiến lược của Đảng, Nhà nước trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhằm kịp thời hoàn thành những công trình hạ tầng giao thông chiến lược.

Theo ông Thắng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung, quyết liệt xử lý, tháo gỡ như tai nạn giao thông tuy đã được kéo giảm nhưng vẫn ở mức cao; sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm gây bức xúc trong nhân dân; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi, quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa vẫn còn bộc lộ hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tiêu cực. 

“Bản thân tôi mới chỉ có hơn 7 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do vậy, những ý kiến đóng góp sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, chính là động lực, là hành trang tri thức giúp tôi cùng ngành GTVT phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, ông Thắng nói.

Mời quý độc giả xem thêm nội dung các phiên chất vấn và trả lời chất vấn:

Thu gọn