Trong một nỗ lực nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình chống Tổng thống Hosni Mubarak, chính phủ Ai Cập tuyên bố họ đã đặt ra thời gian biểu chi tiết cho tiến trình chuyển giao quyền lực.  

TIN LIÊN QUAN:

Thực hư Tổng thống Ai Cập có 70 tỷ USD
Vòng lửa Ai Cập: Cuộc đấu tranh chưa được đặt tên
Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập
Dân Ai Cập quyết ép Tổng thống từ chức
Nhiều “đại gia” Ai Cập muốn rút tiền
Chính phủ Ai Cập và phe đối lập bàn cải cách
Ai Cập: Ban lãnh đạo đảng cầm quyền từ chức
Tổng thống Ai Cập họp khởi động lại nền kinh tế
Ai Cập: Mỹ bàn thời hậu Mubarak
Obama tăng sức ép với Tổng thống Ai Cập
9 lãnh đạo Ảrập lo lắng vì khủng hoảng Ai Cập
Mỹ, Ai Cập bàn bạc 'tống khứ' Tổng thống Mubarak


Một người trẻ hô khẩu hiệu chống chính phủ trong cuộc biểu tình bên trong Quảng trường Tahrir, Cairo, hôm 7/2. (Ảnh: Reuters)


Trước sức ép ngày càng lớn từ hàng trăm nghìn người tập trung tại Quảng trường Tahris, Cairo, sau hai tuần biểu tình rầm rộ, Phó Tổng thống Omar Suleiman đang tìm cách tranh thủ thời gian nhằm đạt được những nhượng bộ mới. 

Chấp nhận một số yêu sách chính của các phe đối lập, Suleiman gợi ý rằng Tổng thống Mubarak sẽ từ bỏ ít nhất một số quyền trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 9 tới. Mubarak, người nắm quyền suốt 30 năm qua, cũng đã cam kết không ra tranh cử nữa. 

"Một lộ trình rõ ràng đã được vạch ra với một khung thời gian cụ thể nhằm hiện thực hiện quá trình chuyển giao quyền lực một cách êm thấm và trật tự", Phó Tổng thống Suleiman nói.

Tuy nhiên, ông Suleiman không tiết lộ chi tiết lịch trình chuyển giao và lời đề nghị này ít có khả năng giúp chấm dứt các cuộc tuần hành rộng khắp đòi Tổng thống từ chức trên đường phố Cairo. 

Tuy có những dầu hiệu giảm bớt vào đầu tuần này, làn sóng biểu tình đã dậy sóng trở lại sau khi Wael Ghonim, một nhà hoạt động trên mạng mất tích ngay sau khi cuộc biểu tình bắt đầu, được trả tự do.

Hôm 7/2, lực lượng an ninh Ai Cập thừa nhận đã bắt giam Ghonim và ông được tự do sau khi bị bịt mắt còng tay suốt 12 ngày. Cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, trong đó Ghonim bật khóc khi nhìn thấy ảnh những người biểu tình thiệt mạng, đã tiếp sức cho làn sóng phản đối đúng vào lúc thoái trào nhất.  

Một số người biểu tình cho biết, họ trở lại Quảng trường Tahrir hôm 8/2 vì  Ghonim và khi ông này tới đó vào chiều cùng ngày, ông đã nhận được sự chào đón rầm rộ. Ghonim là người đứng sau một trong những trang Facebook góp sức kích giục biểu tình.  

Thanh Hảo (Theo Telegraph)