- Ngoài việc tạo ra môi trường làm việc tốt, lương bổng hậu hĩnh, DN Việt Nam cũng nên tính đến chuyện không hạn chế số ngày nghỉ trong năm của người lao động để giữ chân nhân tài. DN sở hữu những nhân tài tốt sẽ có được nhiều sáng tạo trong tương lai.

Chết vì kiệt sức

Thông tin về việc ông Tadashi Ishii, Chủ tịch Tập đoàn Dentsu, công ty truyền thông lớn nhất Nhật Bản, tuyên bố từ chức vào tháng 1/2017, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Lý do từ chức, được ông Tadashi Ishii đưa ra, là để chịu trách nhiệm cho việc, nhân viên tự tử, vì làm việc quá sức.

"Tôi rất lấy làm tiếc, vì không thể ngăn chặn tình trạng làm việc quá giờ, đối với nhân viên của mình. Tôi thành thực xin lỗi", một số hãng thông tấn dẫn lời ông Tadashi Ishii nói, trong cuộc họp báo tại Tokyo ngày 28/12/2016 vừa qua. Dentsu là DN thời gian qua có một số nhân viên tự tử, do làm việc quá sức. Có nhân viên phải làm việc thêm 100 giờ/tháng, tăng đáng kể so với mức từ 40 giờ/tháng thông thường. Mặc dù tập đoàn Dentsu đã cấm nhân viên ở lại sau 22h, nhưng rất nhiều nhân viên vẫn giữ thói quen làm thêm giờ, để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

{keywords}

Ngoài việc tạo ra môi trường làm việc tốt, lương bổng hậu hĩnh, DN Việt Nam nên tính đến chuyện không hạn chế số ngày nghỉ trong năm của người lao động.

Tiếc vì không thể kìm hãm khối lượng công việc quá nhiều, lại không thể thiết lập một tiêu chuẩn mới phù hợp với người lao động, ông Tadashi Ishii cho rằng, cần chịu trách nhiệm cho những gì mình đã làm. Trên thực tế, vấn nạn làm việc tới chết, đã tồn tại từ lâu và là điều nhức nhối trong xã hội Nhật Bản, được gọi tên là Karoshi.

Trong khi tại nước Nhật, nhân viên luôn phải làm thêm giờ thì mới đây, tại CHLB Đức đã có DN quản lý nhân sự theo xu hướng cho nghỉ phép thoải mái. Tờ Daily Mail ngày 28/12/2016 cho biết, ông Ullrich Kastner, 41 tuổi, giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực môi giới dịch vụ lưu trú Myhotelshop, ở thành phốLeipzig, đã làm nức lòng nhân viên, sau khi thông báo cho phép họ nghỉ phép bao nhiêu ngày tùy thích, mà không bị trừ lương, với điều kiện họ phải hoàn thành đúng hẹn công việc đã được giao. Quy chế thông thoáng này, được áp dụng tạm thời trong vòng 1 năm.

Thông thường, các nhân viên của công ty này chỉ được nghỉ phép 25 ngày mỗi năm. Ullrich Kastner cho biết ông quyết định áp dụng quy chế ưu ái trên ra toàn công ty, sau khi thử nghiệm ở một nhóm nhỏ nhân viên. Nhóm nhân viên đó đã chứng minh rằng, họ có thể sử dụng quy chế mới hợp lý và không có chuyện lạm dụng. Những nhân viên này không làm việc theo quy định mà làm việc hướng đến kết quả. Hai trong số những nhân viên được thử nghiệm quy chế trên cho biết họ chỉ nghỉ phép thêm 5 ngày, so với mức 25 ngày theo quy định.

Nghỉ phép không giới hạn, là một chính sách đã ra đời từ lâu và đã có một số công ty trên thế giới áp dụng. Ngay từ năm 1960, Công ty W. L. Gore (Mỹ) đã đi tiên phong, khi cho nhân viên nghỉ không giới hạn số ngày và hiện nay vẫn đang phát triển với giá trị khoảng 3 tỷ USD. Hay như hãng Semco (Mỹ), chuyên sản xuất ống bơm, thành lập năm 1951, đến năm 1981 cũng áp dụng chính sách này và trở thành DN có môi trường làm việc rất thân thiện. Năm 1981, công ty được định giá 4 triệu USD, còn hiện nay trên 1 tỷ USD và vẫn tiếp tục phát triển, với tỷ lệ biến động nhân sự luôn dưới 1% mỗi năm.

{keywords}

Năm 2014, tỉ phú người Anh Richard Branson, chủ tịch tập đoàn Virgin, cho phép 170 nhân viên làm việc ở hai văn phòng chính của tập đoàn này tại Anh và Mỹ nghỉ phép bất cứ khi nào họ muốn, miễn là thời gian nghỉ phép, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tập đoàn.

Giữ chân nhân tài

Tại Việt Nam, năm 2014- 2015 cũng đã có 1 DN đã áp dụng chính sách này. Các nhân viên trong công ty có việc riêng, muốn nghỉ vài ba ngày, chỉ cần báo cáo cấp quản lý. Chính sách này đã tạo ra sự thoải mái cho nhân viên. Hầu hết nhân viên đều sắp xếp và cố gắng hoàn thành công việc của mình trước, hoặc sau khi nghỉ. Sau một thời gian thực hiện cho thấy, hiệu quả công việc vẫn tốt như trước. Tuy nhiên, DN này đến nay đã không còn áp dụng chính sách này nữa. Lý do là CEO trước kia quản lý nhân sự theo cách cho nghỉ phép không giới hạn, hết nhiệm kỳ. CEO mới lên thay không thích chính sách quản lý nhân sự như vậy.

{keywords}

Việc không hạn chế số ngày nghỉ là một chính sách,để giữ chân nhân tài.

Ý kiến từ một số chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng cho rằng, hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. DN sở hữu những nhân tài tốt sẽ có được nhiều sáng tạo trong tương lai. Vì thế, trong “cuộc chiến” giành giật nhân tài, các DN không chỉ lo “câu kéo”, mà cần có các giải pháp để giữ chân họ ở lại. Một chính sách quản lý nhân sự hợp lý và sáng tạo là vô cùng cần thiết.

Ngoài việc tạo ra môi trường làm việc tốt, lương bổng hậu hĩnh, DN Việt Nam cũng nên tính đến chuyện không hạn chế số ngày nghỉ trong năm của người lao động. Việc không hạn chế số ngày nghỉ là một chính sách, để nhân viên cảm thấy được tin tưởng và tự do hơn trong việc hoạch định công việc của chính mình. Nhân viên sẽ cảm thấy mình được tin tưởng, chứ không bị kiểm soát. Việc được trao quyền quyết định số ngày nghỉ, cũng giúp họ có trách nhiệm hơn với kế hoạch công việc và nghỉ ngơi của mình.

Bà Phạm Thị Hoài Linh, Giám đốc nhân Sự của VietnamWorks cho biết, giữ chân nhân tài đang là một vấn đề được các DN quan tâm hàng đầu hiện nay. Và để giữ chân nhân tài, các DN rất sáng tạo trong việc đưa ra những chính sách. Ngày nghỉ không giới hạn là một trong những chính sách đó.

Báo cáo mới đây của VietnamWorks, khảo sát các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ (IT) tại Việt Nam cho thấy, có khoảng 70% số công ty được khảo sát, có chính sách nghỉ phép linh động dành cho nhân viên, bao gồm thời gian làm việc linh động và làm việc ở nhà. Đối với ngành IT, đặc biệt là lập trình, vốn có khối lượng công việc lớn và áp lực làm việc cao, thì chính sách này sẽ giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng, đảm bảo năng suất và cân bằng giữa công việc với cuộc sống, để có thể cống hiến lâu dài cho DN.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, đến nay đa phần các DN vẫn ngần ngại thực hiện chính sách này. Họ lo ngại, trong khi nhân viên có trách nhiệm với công việc sẽ nghỉ ít, thì ngược lại, các nhân viên không quan tâm đến công việc, lại có cơ hội nghỉ nhiều hơn. Vấn đề là chưa có hệ thống nào đánh giá và hạn chế điều đó. Hay trong một môi trường mà nhân viên không có động lực làm việc, chính sách này chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn.

Theo bà Linh, chính sách nghỉ phép không giới hạn cần phải đi kèm với những quy tắc chặt chẽ về quản lý hiệu quả công việc. Phải xây dựng các chỉ tiêu và kì vọng rõ ràng, thường xuyên đánh giá kết quả công việc với nhân viên, đảm bảo tiến độ công việc được chia sẻ với toàn bộ đội ngũ. Các biện pháp này sẽ giúp nhân viên xin nghỉ phép có trách nhiệm hơn, trong việc đảm bảo kết quả công việc của chính mình, đồng thời giúp toàn bộ đội ngũ có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn để đảm nhiệm công việc khi có nhân viên vắng mặt.

Trần Thủy