LTS: Từ thực tế gần 10 năm sau khi cơ cấu lại tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, công tác này đã đạt rất nhiều kết quả, khẳng định sự quyết liệt của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần công khai, minh bạch, nghiêm minh. Những vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đã thể hiện rõ quan điểm, chủ trương rõ đến đâu xử đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu bất cứ sự can thiệp nào, qua đó củng cố lòng tin của đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 

Kiên quyết, quyết liệt nhưng rất nhân văn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định, chống tham nhũng là phải vừa kiên quyết, quyết liệt nhưng phải rất nhân văn.

Còn tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 do Ban Bí thư tổ chức ngày 11/1/2022, theo báo cáo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã khẩn trương, quyết liệt kiểm tra, kết luận rõ nhiều vụ việc khó, phức tạp trong lĩnh vực y tế, giáo dục, dự án đầu tư, quản lý xăng dầu, mua sắm vật tư quốc phòng; phòng chống buôn lậu...

Qua đó, xem xét, kỷ luật nhiều tập thể, cá nhân vi phạm và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật những đảng viên và tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả các Ủy viên Trung ương Đảng, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, cán bộ đương chức, nghỉ hưu. Làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ, góp phần răn đe, cảnh tỉnh, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Nhiều địa phương, đơn vị sau kiểm tra đã quyết tâm khắc phục vi phạm, các phong trào của địa phương, đơn vị có nhiều chuyển biến, mang lại kết quả rõ rệt. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, đúng với phương châm của công tác kiểm tra, giám sát là để “chữa lành vết thương” và “trị bệnh, cứu người”.

Phát biểu tại hội nghị ngày 11/1/2021, thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng biểu dương những thành tích mà các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng năm 2021.

Ông Võ Văn Thưởng

Theo Thường trực Ban Bí thư, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác kiểm tra đảng trong tình hình hiện nay, điều kiện tiên quyết là phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

Những năm qua, công tác kiểm tra đã góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng; nâng cao vị thế và uy tín của ngành Kiểm tra. Mỗi quyết định, đề nghị của ủy ban kiểm tra về kỷ luật đều đụng chạm đến sinh mệnh chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên, đến danh dự không chỉ của một cá nhân mà còn của cả tập thể, gia đình, dòng họ. Vì vậy, quyết định kỷ luật là những quyết định rất khó khăn, trăn trở; trách nhiệm của mỗi quyết định kỷ luật là rất quan trọng.

“Có dấu hiệu vi phạm”, Ủy ban Kiểm tra vào cuộc

Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Đó là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bác Hồ đã từng nói, lãnh đạo mà không kiểm tra là không lãnh đạo. Công tác kiểm tra, giám sát ngày càng quan trọng bởi vì trong quá trình phát triển, không phải lúc nào tất cả các tổ chức đảng và đảng viên đều giữ vững được bản chất chính trị, đạo đức và lối sống trong sạch; nêu cao lý tưởng của Đảng, bảo đảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu.

Tại cuộc họp ngày 27/4 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Ủy bản Kiểm tra Trung ương. Vai trò, vị trí, thẩm quyền của cơ quan này được Tổng Bí thư nhắc lại nhiều lần là do Ban Chấp hành Trương ương bầu ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: VOV

Do vậy, mọi “quyền sinh, quyền sát” đều nhằm phục vụ lợi ích cao nhất của Đảng ta. Đặc biệt, Tổng Bí thư chỉ đạo, với những vi phạm về tiêu cực có tính chính trị phải được đấu tranh kiên quyết, triệt để. Đó là những hiện tượng tiêu cực như suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên thì Ủy ban kiểm tra các cấp nếu thấy “có dấu hiệu vi phạm” là có thể tiến hành nhiệm vụ.

Trong những năm qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành rất nhiều các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng như: về sự giám sát trong Đảng; xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng. Gần đây nhất là Kết luật số 34 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của đảng đến năm 2030 là những minh chứng rõ nét về tầm quan trọng của cơ quan này.

Có thể thấy rằng, những hiện tượng tiêu cực như suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” thường dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, tạo điều kiện cho bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ nội bộ Đảng và thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng ta. 

Thực tế, một số nơi vẫn còn tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, trong cấp ủy. Tư tưởng nể nang, hữu khuynh, né tránh, “dĩ hoà, vi quý”, cục bộ, địa phương, dòng họ, tranh giành địa vị, quyền lực, bè phái có lúc trở thành “điểm nóng” trong sinh hoạt đảng, trong đấu tranh giữ gìn sự đoàn kết nội bộ…

Do vậy, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng mới đây khẳng định sâu sắc, mạnh mẽ về vị trí, thẩm quyền, vai trò tối quan trọng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói chung và Ủy ban kiểm tra các cấp nói riêng. Trên tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư và hiện thực hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong các văn bản, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành, công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới chắc chắn sẽ rất chủ động, tích cực, quyết liệt hơn.

Kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong công tác phòng chống tiêu cực nhằm mục đích ngăn ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “sân sau” và điều đó cũng chính là góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Kỳ tới: Lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, thêm những ‘thanh bảo kiếm sắc bén’ 

TS Cù Văn Trung - Hương Quỳnh

Không để người giàu lại giàu thêm do làm ăn phi pháp

Không để người giàu lại giàu thêm do làm ăn phi pháp

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sáng 8/5 tổ chức Hội nghị lần thứ 12 khóa IX nhằm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để gửi tới kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.
Lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, trên dưới đồng lòng phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, trên dưới đồng lòng phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Một trong các nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 5 lần này là Đề án thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Kiểm soát quyền lực đã khắc phục tình trạng 'cua cậy càng, cá cậy vây’

Kiểm soát quyền lực đã khắc phục tình trạng 'cua cậy càng, cá cậy vây’

Cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử theo chỉ đạo của Tổng Bí thư đã khắc phục tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”.