“Ẩn sâu phía sau vụ bắn hạ máy bay SU 24 là câu chuyện dài về lịch sử xung đột đầy thù hằn, dai dẳng và đẫm máu kéo dài hàng trăm năm giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”, TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao phân tích.

Con át chủ bài của Putin
Sau "phát súng cảnh cáo", Putin thề sẽ trừng phạt

Mối quan hệ cựu thù

Lịch sử đã ghi nhận 13 cuộc chiến tranh lớn (chưa kể hàng chục xung đột quân sự, đối đầu ngoại giao) giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (TNK), bắt đầu bằng Chiến tranh Nga-Thổ (1568–1570) kéo dài 12 năm, và cuộc chiến gần đây nhất (1914-1918) trong Chiến tranh thế giới I cách đây ngót 1 thế kỷ dẫn đến sự sụp đổ của cả Đế quốc Ottoman lẫn nước Nga Sa Hoàng. Các cuộc xung đột này dẫn đến việc xáo trộn biên giới quốc gia từ cả 2 phía, khiến hàng triệu người chết. Trong 13 xung đột cả 2 bên đều có thắn, có thua nhưng phần thắng nghiêng về Nga Sa Hoàng”.

Cũng theo ông Tuấn, “một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh lạnh kéo dài ngót 1/2 thế kỷ có nguồn gốc từ đối đầu giữa Liên Xô -Thổ sau thế chiến II”.

Ngày 7/8/1946 Chính phủ Liên Xô gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc nước này quản lý hai eo biển Bosphorus và Dardanelle (thông giữa Biển đen và Địa Trung Hải). Đây là 2 eo biển này nằm trên lãnh thổ TNK. Và, chỉ cần Thổ Nhĩ Kỳ "đóng" hoặc "khóa" lại thì toàn bộ Hạm đội Biển Đen của Liên Xô sẽ bị "nhốt" trong đó.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các chính phủ Mỹ, Anh, Thổ lại coi đây là "Tối hậu thư" của Liên Xô, đòi "quốc tế hóa 2 eo biển chiến lược này, cũng như mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô tại TNK và Trung Đông.

“Sự kiện này cùng vài sự kiện khác khiến Mỹ và các nước Tây Âu lo sợ, co cụm lại và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khỏi nguồn Chiến tranh lạnh được phương Tây phát động ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhằm bao vây và cô lập toàn diện Liên Xô”, TS. Hoàng Anh Tuấn bình luận.

Vai trò của Thỗ Nhĩ Kỳ trong khu vực

Cùng bình luận về sự kiện chiếc SU 24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, nhà báo Quang Dũng, hiện sống tại Pháp cho rằng, “tham vọng của Erdogan rất lớn”

Ông ta tính toán, sau khi lên làm Tổng thống vào tháng 10/2014, đến kỳ bầu cử lập pháp tháng 6/2015 đảng AKP thắng thì tiến hành sửa đổi Hiến pháp, thiếp lập chế độ Tổng thống thay cho chế độ Nghị viện, đưa Tổng thống thành người có quyền lực cao nhất trong nền chính trị. Làm Thủ tướng trong chế độ Nghị viện thì phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, còn làm Tổng thống theo chế độ Tổng thống thì không những không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà còn có thể giải tán cả Nghị viện. Nhưng kể từ khi ông Erdogan lập ra đảng AKP năm 2001, đảng này chưa khi nào thất bại trong các cuộc bầu cử.

Cũng theo nhà báo Quang Dũng, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quốc giáo chính thức nhưng dưới thời Erdogan, nước này gần như trở thành một nhà nước Hồi giáo thế tục. Điều này khiến nhiều người cho rằng Erdogan đang “nuôi dưỡng giấc mộng khôi phục quá khứ vĩ đại Ottoman”.

Ngay khi lên làm Tổng thống, về đối nội, ông Erdogan không chỉ đưa cánh tay phải là cựu Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu lên làm Thủ tướng, mà ông còn mạnh tay can thiệp trực tiếp vào chuyện điều hành chính phủ (dù trái Hiến pháp).

Về đối ngoại, thì từ khi làm Thủ tướng Erdogan đã coi sự hỗn loạn tại Syria là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại vùng đất nằm trong ảnh hưởng Ottoman trước kia. Đó là lí do Erdogan cắt đứt với Al Assad dù từng có thời nồng ấm, hậu thuẫn các phe nổi dậy Turkmen chống lại Al Assad, lợi dụng tình thế hỗn loạn để chơi bài hai mặt với IS và cũng tiện tay diệt luôn các phiến quân người Kurd ở Syria.

Đáng tiếc, thời thế không chiều lòng người, Cuộc bầu cử tháng 6/2015 chứng kiến thất bại bất ngờ của AKP và sự thăng tiến của đảng HDP (Đảng dân chủ nhân dân) thân Kurd. Trong nước, căng thẳng lan tràn với vụ đánh bom khủng bố nhằm vào các thành viên HDP làm hàng trăm người chết. Cùng lúc, chính quyền của Erdogan phải đối mặt với PKK, PYD, IS và cả ông Al Assad. Chưa hết, tháng 9/2015, Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria, tiêu diệt cả quân Turkmen thân Thổ.

Đặc biệt, sau vụ khủng bố 13/11 ở Paris, Pháp, trước sức ép báo thù đang ráo riết vận động các nước liên minh với Nga để đánh IS. Pháp là nước phương Tây cứng rắn nhất với Al Assad, đồng minh được Nga tìm mọi cách bảo vệ, nay Pháp lại xuống thang thì khả năng Nga, Mỹ và phương Tây ngồi lại với nhau rất lớn. Một khi Mỹ, Nga, Pháp, Anh đạt được thỏa thuận chính trị về Syria thì vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thế nào?

Vì thế, việc Thổ bắn hạ Su-24 đã gửi thông điệp “Sultan Erdogan vẫn còn tiếng nói ở đây", nhà báo Quang Dũng kết luận.

Đông Hải