Theo Reuters, trong ngày 26/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo về doanh thu xuất khẩu vũ khí của nước này trong năm tài khóa 2022. So với năm 2021, doanh thu đến từ việc bán khí tài của Washington đã tăng 49%, từ 138 tỷ USD lên 205,6 tỷ USD.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các thương vụ đáng chú ý trong năm vừa qua bao gồm: hợp đồng chuyển giao tiêm kích F-15ID trị giá 13,9 tỷ USD cho Indonesia, hợp đồng chuyển giao chiến hạm trị giá 6,9 tỷ USD cho Hy Lạp và thương vụ bán xe tăng M1A2 Abrams trị giá 6 tỷ USD cho Ba Lan. Trong đó, tập đoàn General Dynamics là đơn vị phụ trách sản xuất xe tăng Abrams, Boeing đảm nhận đơn hàng tiêm kích F-15, Lockheed Martin chịu trách nhiệm đóng tàu.

Xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ trong một cuộc tập trận. Ảnh: Reuters

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, có hai cách để một chính phủ nước ngoài có thể mua được vũ khí của Washington. Cách đầu tiên là đàm phán trực tiếp với một nhà thầu quân sự của Mỹ, cách thứ hai là thông qua kênh thương vụ quân sự - tức một chính phủ đặt yêu cầu với sứ quán Mỹ ở thủ đô nước này. Tuy vậy, tất cả thương vụ mua bán vũ khí đều cần được chính phủ Mỹ phê duyệt nếu muốn triển khai.

Trong năm tài khóa 2022, doanh thu bán hàng trực tiếp của các tập đoàn quân sự Mỹ tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 103 tỷ USD lên 153,7 tỷ USD. Cùng khoảng thời gian này, doanh thu từ các thương vụ do chính phủ đảm nhận tăng 49,1%, từ 34,8 tỷ USD lên 51,9 tỷ USD.

Việt Dũng

Mỹ bán vũ khí,

Mỹ bán vũ khí, "buôn" quan hệ

 Doanh thu Mỹ thu về từ bán vũ khí cho nước ngoài đã lên tới trên 50 tỉ USD. Năm nay có thể lại là năm phá kỷ lục doanh thu cho nước Mỹ khi mà Ả Rập Xê Út chiếm tới quá nửa tổng đơn hàng.