- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu nhận định sở TN&MT không làm tròn trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Ngành y tế TP.HCM ghi nhận, tới thời điểm hiện nay, có 18/24 quận huyện với 12.200 ca mắc sốt xuất huyết (4 người tử vong) tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó quận 12 tăng 133%, huyện Cần Giờ tăng 125%, huyện Hóc Môn tăng 83%…
Từ đầu năm đến nay, TP cũng đã gần 100 trường hợp vi phạm để phát sinh ổ dịch, phát sinh ổ lăng quăng.
Trong cuộc họp về phòng chống dịch sốt xuất huyết chiều 16/8, lãnh đạo các quận huyện cho biết đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, đưa ra nhiều giải pháp nhưng dịch bệnh vẫn gia tăng.
Phun thuốc diệt muỗi phòng sốt xuất huyết |
Theo Phó Chủ tịch quận Bình Tân Đỗ Đình Thiện, địa bàn có trên 300 điểm có lăng quăng, chủ yếu là các điểm xây dựng, khu nhà trọ đông công nhân…
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa đang trong quá trình giải tỏa, có những ô trống ngôi mộ đã được giải tỏa có chứa đọng nước, làm phát sinh loăng quăng - ông Thiện nói và cho biết, chính quyền đã cử lực lượng đi xử lý nhưng không xuể.
Phó CT UBND TP Nguyễn Thị Thu nhận định rằng đang có nhiều yếu tố thuận lợi để dịch sốt xuất huyết lây lan trên diện rộng. Nhất là các bãi đất trống ở khu Tân Tạo (quận Bình Tân), phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức) trở thành nơi tập kết bãi rác, tồn tại nhiều vật chứa nước dễ phát sinh lăng quăng.
Ngoài ra tình trạng xử lý rác thải kém đã tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
Theo bà Thu, sở TN&MT đã không làm tròn trách nhiệm trong việc xử lý vấn đề môi trường, để nhiều nơi trở thành những điểm nguy cơ phát sinh dịch bệnh
Tuy nhiên khi Phó CT TP yêu cầu ý kiến từ Sở này thì không có bất kỳ cán bộ nào có mặt.
Bà Nguyễn Thị Thu yêu cầu ngành y tế TP phối hợp với các địa phương tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền cho người dân hiểu, tự dọn vệ sinh sạch sẽ.
Các điểm dễ phát sinh dịch bệnh như các khu trọ công nhân, bãi tập kết rác thải, khu nhà hoang...cần phải được dọn dẹp, vệ sinh.
Thời gian qua, khi dịch sốt xuất huyết tăng cao trên cả nước, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều ý kiến nêu ra rằng công tác phòng chống dịch của ngành y tế vẫn chưa hiệu quả.
Trong đó nghi ngờ muỗi Ades truyền bệnh đã kháng lại hóa chất diệt muỗi đang sử dụng.
Tuy nhiên PGS TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM lại nhận định nguyên nhân là do chưa đúng trong việc phun hóa chất diệt muỗi.
Đó là việc phun hóa chất không đúng giờ, pha hóa chất không đúng cách, phun không đúng mục tiêu, phun qua loa cho xong việc và trước khi phun không tiến hành diệt lăng quăng, giảm mật độ lăng quăng tại khu vực phun.
Nếu không giảm mật độ lăng quăng xuống thì sau 6-7 ngày tuổi lăng quăng đó sẽ nở ra và muỗi lại nhiều như cũ chứ không phải là do muỗi kháng với hóa chất - Viện trưởng Viện Pasteur cho hay.
Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng từ 8- 10 giờ.
Căng thẳng sốt xuất huyết, bác sĩ ốm đừng mong nghỉ
Quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết, nhân viên y tế luôn tay chân 24/7, làm việc thông ca, ốm cũng không được nghỉ, công suất vượt 200-300% ngày thường.
24 người chết vì sốt xuất huyết, Bộ Y tế họp khẩn
Cuối giờ chiều nay, Bộ Y tế họp khẩn ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết khi số bệnh nhân tử vong tăng lên 24.
Sốt xuất huyết: Nhà giàu cũng bị từ chối nhập viện vì quá tải
Dù sốt cao 40 độ kèm chảy máu cam nhưng đi 3 BV trong đó có cả Việt - Pháp, bác Phúc vẫn bị từ chối nhập viện do quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết 19 người chết: Trưng dụng hội trường, BS ngồi hành lang
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, nhiều BV phải dùng hội trường, phòng làm việc của bác sĩ thành nơi điều trị cho bệnh nhân.
Hà Nội ghi nhận ca tử vong thứ 5 do sốt xuất huyết
Đây là ca tử vong thứ 5 do sốt xuất huyết tại Hà Nội tính từ đầu năm 2017.
Văn Đức