- Một đất nước được coi là nằm trong khu vực của một trong những nền văn minh đầu tiên của nhân loại, sau 7 năm nội chiến và chịu can thiệp nước ngoài đã trở thành một đất nước và di sản bị tàn phá nặng nề với con số ước tính hơn 400 000 người chết, hơn 5,6 triệu người tị nạn trên tổng số 17 triệu dân.

LTS: Rạng sáng hôm thứ 7, sau 1 tuần tranh cãi ngoại giao giữa các nước lớn can thiệp ở Syria về vấn đề có hay không việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến trên đất Syria, Mĩ, Anh và Pháp đã quyết định tấn công hạn chế bằng vũ khí chính xác vào 3 cơ sở được cho là nghiên cứu, phát triển và kho chứa vũ khí hóa học.

Rõ ràng đây không phải là một cuộc tấn công chiến lược có tính bước ngoặt của xung đột Syria, cũng không phải là một cuộc tấn công "ngẫu hứng và khó đoán trước" kiểu Tổng thống Trump mà là một cuộc tấn công  có tính toán, có sự phối hợp cao độ giữa nhiều quân đội và lực lượng.

Về phía Nga, nước bảo trợ cho chính phủ Tổng thống Bashar Al-Assad, trước đó tuy phản đối mạnh mẽ và thậm chí đe dọa sẽ tấn công cả các tàu chiến và máy bay phóng tên lửa, cũng không phản ứng trực tiếp. Tại các nước tấn công, nghị viện và chính trường Mĩ, Anh và Pháp đều có những tranh luận gắt gao về tính hợp lí của quyết định tấn công này.

Vậy phải nhìn nhận cuộc tấn công này như thế nào? Quan trọng hơn, Syria, nạn nhân và là bên phần nào cũng phải chịu trách nhiệm cho tình trạng bất ổn của chính quốc gia mình, đã có những tính toán địa chính trị sai lầm như thế nào?   

Một đất nước được coi là nằm trong khu vực của một trong những nền văn minh đầu tiên của nhân loại, sau 7 năm nội chiến và chịu can thiệp nước ngoài đã trở thành một đất nước và di sản bị tàn phá nặng nề với con số ước tính hơn 400 000 người chết, hơn 5,6 triệu người tị nạn  trên tổng số 17 triệu dân.

Trong tương lai, cho dù tìm được giải pháp chính trị hay xuất hiện một lực lượng chính trị nổi trội có thể dẫn dắt quốc gia này thì Syria vẫn phải đối mặt với sự chia cắt lãnh thổ và chia rẽ dân tộc sâu sắc bên cạnh sự tàn phá nặng nề về cơ sở vật chất.

Trước khi tìm kiếm nguyên nhân từ các quốc gia can thiệp, cần phải phân tích sai lầm về tính toán địa chính trị của Syria vì đây là nước có chủ quyền với một chính phủ được coi là hợp hiến, không tự nhiên mà các quốc gia nước ngoài, kể cả các cường quốc, có thể can thiệp một cách chính danh. 

{keywords}
Chính vì sự phức tạp của chiến trường Syria và sự lựa chọn sử dụng vũ lực và đồng minh của chính phủ Syria, nhiều khả năng Syria sẽ trở thành chiến trường trong rất nhiều năm nữa. Khi một giải pháp chính trị được dàn xếp, chắc chắn bên thiệt hại lớn nhất là Syria với các nền tảng vật chất bị tàn phá và các thế hệ người Syria chìm trong bạo lực. (Ảnh: Reuters/Ammar Abdullah)

Cuộc tập kích tên lửa – góc nhìn chiến thuật và chiến lược

Cuộc tập kích tên lửa vào 3 vị trí của Syria do Mĩ, Anh và Pháp thực hiện vào rạng sáng ngày 14/4 để lại nhiều tranh cãi trên mặt trận truyền thông và chính trị.

Về truyền thông, phía Mĩ và đồng minh tuyên bố đây là cuộc tấn công một lần, nhắm vào các vị trí hạn chế và không gây tổn thất về người, không tấn công các đồng minh (ám chỉ Nga và Iran) của chính phủ Syria. Phía Nga và chính phủ Syria cũng tuyên bố đánh chặn được 2/3 số tên lửa tấn công và không có tổn thất lớn.

Rất khó có thể kiểm chứng được các thông tin từ các bên đưa ra vốn có lợi cho mình nhưng về chiến thuật có thể thấy Mĩ và đồng minh đã thực hiện được hiệp đồng tác chiến giữa ba nước và giữa các lực lượng khác nhau – không quân và hải quân.

Cụ thể là về hải quân, 2 tàu chiến Mĩ cùng 3 tàu chiến Pháp phóng các tên lửa hành trình biển đối đất (Tomahawk BGM-109 về phía Mĩ và MdCN của Pháp); về không quân, máy bay ném bom chiến lược B1 của Mĩ phóng tên lửa hành trình AGM-158 và 5 máy bay Rafale của Pháp cùng 4 máy bay Tornado GR4 của Anh phóng tên lửa hành trình SCALP/Storm Shadow.

Tham gia bảo vệ, trinh sát có máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk, máy bay chiến đấu F-15, F-16 (Mĩ), Mirage 2000-5 (Pháp), máy bay cảnh báo sớm AWACS E-3F và các máy bay tiếp dầu trên không. Đáng chú ý là đây là lần đầu tiên tên lửa hành trình MdCN của châu Âu tham gia thực chiến. Các tên lửa được phóng từ các vị trí khác nhau, phương tiện phóng khác nhau nhưng được phối hợp để đến mục tiêu cùng lúc nhằm hạn chế khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không đối phương. Mỗi nước được phân công tấn công một mục tiêu. Về không quân, Pháp đảm nhận nhiệm vụ điều phối chung. Các máy bay Rafale xuất phát từ căn cứ Saint Dizier trên đất Pháp và thuộc nhóm máy bay có khả năng tấn công hạt nhân.

Như vậy, có thể thấy đây là cuộc tấn công thực chiến hiệp đồng binh chủng giữa 3 nước đồng minh với các lực lượng chiến lược ở quy mô nhỏ. Đây cũng là cuộc tấn công có báo trước về dạng mục tiêu (các vị trí liên quan vũ khí hóa học) và đối thủ (chỉ nhắm đến quân đội chính phủ Syria) khiến phía Syria có đủ thời gian để sơ tán người và phương tiện chiến tranh, cũng như Nga có đủ thời gian để đưa tất cả các tàu chiến rời khỏi cảng Tartous.

Theo như tuyên bố của các bên và kết quả công bố thì rõ ràng với mục tiêu hạn chế, tránh leo thang và có báo trước, cuộc tập kích tên lửa có tính chất biểu tượng và kiểm tra năng lực hiệp đồng tác chiến, năng lực vũ khí mới và năng lực phòng không đối phương hơn là một cuộc tấn công chiến lược.

Tuy nhiên, về chiến lược, cuộc tấn công này cũng có nhiều ý nghĩa: nó khẳng định sự sẵn sàng can dự của Mĩ và đồng minh ở mức độ trực tiếp vào chiến trường Syria. Việc này khiến Nga khó có thể sớm rút ra khỏi Syria mà ngược lại, nước này sẽ còn phải lún sâu hơn nữa tại đây. Nhưng cũng chính từ việc này, cuộc chiến Syria có thể sẽ leo thang thêm một bước: cạnh tranh chiến lược trực tiếp giữa các cường quốc (Nga, Mĩ và đồng minh châu Âu); cạnh tranh và giành ảnh hưởng giữa các thế lực khu vực (Thổ Nhĩ Kì, Israel, Iran, Arab Saudi) và sự kéo dài của cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Điểm đặc biệt ở đây là Syria trở thành chiến trường với rất nhiều phe phái tham gia. Các phe phái không phân thành 2 phía rõ rệt như các cuộc chiến khác mà mỗi phe phái đều có nhiều hơn 1 kẻ thù và 2 phái có chung đồng minh lại có thể là kẻ thù của nhau.

Chính vì sự phức tạp của chiến trường Syria và sự lựa chọn sử dụng vũ lực và đồng minh của chính phủ Syria, nhiều khả năng Syria sẽ trở thành chiến trường trong rất nhiều năm nữa. Khi một giải pháp chính trị được dàn xếp, chắc chắn bên thiệt hại lớn nhất là Syria với các nền tảng vật chất bị tàn phá và các thế hệ người Syria chìm trong bạo lực.

Chính trị và chiến tranh

Carl von Clausewitz, nhà quân sự Đức thế kỉ 18-19, trong cuốn sách kinh điển về nghệ thuật chiến tranh "Về Chiến tranh", cho rằng "chiến tranh không chỉ thuần túy là một hành động của chính sách mà thực sự là một công cụ của chính trị, một sự tiếp nối của đấu tranh chính trị và được thể hiện bằng những phương tiện khác".

Với Clausewitz "hai bên đối địch điều lực lượng tấn công lẫn nhau vì cảm giác thù địch và ý định thù địch". Chiến tranh giữa các quốc gia và lực lượng, do đó, bắt nguồn từ sự sợ hãi, xung đột và thái độ thù địch mà không có giải pháp chính trị hòa bình nào. Sự sợ hãi giữa các quốc gia được mô tả như là «chừng nào ta chưa quật ngã được đối thủ, ta lúc nào cũng sống trong nỗi sợ rằng một ngày nào đó đối thủ sẽ quật ngã ta. Do đó ta không làm chủ được vận mệnh của mình. Đối thủ sẽ ra lệnh cho ta nếu họ thắng, cũng như ta sẽ làm vậy nếu ta thắng».

Học giả của trường phái Hiện thực mới (neo-realism), John Mearsheimer của đại học Chicago cho rằng cấu trúc an ninh thế giới hiện tại không hạn chế được chiến tranh do không hạn chế được sự lo ngại giữa các quốc gia: "3 đặc điểm của hệ thống quốc tế khiến các quốc gia lo ngại lẫn nhau: 1 là sự thiếu vắng một chính quyền trung ương ở trên tất cả các quốc gia để bảo vệ các quốc gia; 2 là các quốc gia đều có năng lực quân sự và 3 là không một quốc gia nào chắc chắn về ý định của các quốc gia khác. Vì thế các nước nhận thấy rằng chỉ khi mình mạnh hơn thì cơ hội tồn tại của quốc gia mình sẽ lớn hơn và điều chắc chắn là, bá quyền là đảm bảo tốt nhất cho sự tồn tại của quốc gia mình vì không có thế lực nào dám đe dọa một nước mạnh".

Đối với Nga, Mĩ và các đồng minh trong NATO và tại châu Á – Thái Bình Dương luôn là mối đe dọa lớn nhất. Nước Nga muốn lấy lại hình ảnh siêu cường như Liên Xô trước đây và thực tế hơn, Nga muốn kiểm soát và duy trì ảnh hưởng tại các khu vực lân cận nhằm đảm bảo không gian an ninh và lợi ích kinh tế.

Đặc điểm chung của các khu vực này là trình độ phát triển kinh tế, công nghiệp khá thấp, năng lực chính trị và quốc phòng hạn chế, thậm chí phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài và mức độ đồng đều, cố kết xã hội thấp do các xung đột tôn giáo và sắc tộc. Trừ những giai đoạn ngắn Nga muốn gắn kết với châu Âu lục địa, còn lại hầu hết thời gian thì Nga đều coi sự lớn mạnh, cố kết và sự mở rộng của châu Âu là mối đe dọa cho an ninh của Nga. NATO với sự dẫn dắt của Mĩ, là mối đe dọa hàng đầu về quốc phòng đối với việc mở rộng ảnh hưởng của Nga.

Ngược lại, Liên hiệp châu Âu (EU), Mĩ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) luôn cảm thấy cần thiết phải củng cố và mở rộng nhằm đảm bảo an ninh chống lại sự đe dọa từ Nga, Cận Đông và từ khu vực châu Phi. Năng lượng và các tuyến giao thông chiến lược đường bộ và đường thủy giữa châu Âu và châu Á là các lợi ích chính, gắn liền với yêu cầu cần sự đảm bảo bởi ảnh hưởng chính trị và quân sự khiến tất cả các nước, dù là cường quốc quy mô toàn cầu hay các thế lực khu vực, tập trung bảo vệ ảnh hưởng và khả năng chi phối lên nước khác.

Vấn đề là tại sao các nước lớn như Nga với Mĩ và đồng minh lại chọn Syria làm nơi cạnh tranh? Nếu vì lí do dầu mỏ thì tại sao không phải là khu vực nhiều dầu mỏ Caucasus, không phải là các nước lớn tương đối là Iran, Iraq trong khu vực Tây Nam Á và Trung Cận Đông? Hay tại sao không phải là các nước thật yếu như Yemen, châu Phi?

Mời đọc tiếp kỳ 2: Chính phủ al-Assad phải tự định đoạt số phận dân tộc mình 

Trần Bình, từ Paris

Tấn công Syria: “Hòn bấc ném đi hòn chì ném lại"

Tấn công Syria: “Hòn bấc ném đi hòn chì ném lại"

Ra lệnh một, hay hai cuộc tấn công chống các lực lượng của Tổng thống Assad, ông Trump sẽ chẳng thể thay đổi được cán cân quyền lực tại Syria.

Tấn công Syria: Tên lửa bắn đi, lấy gì hàn gắn?

Tấn công Syria: Tên lửa bắn đi, lấy gì hàn gắn?

Kế hoạch tấn công Syria lần này sẽ không chỉ nhắm vào ông Assad mà có lẽ chính là nhằm vào Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Nếu đúng vậy, thế giới sẽ có những biến động rất lớn.

“Bàn cờ Syria” luôn được các đại cường xáo bài chia lại?

“Bàn cờ Syria” luôn được các đại cường xáo bài chia lại?

Ông Putin hiện vừa phải đương đầu với các thực tế phức tạp ở Trung Đông nói chung, vừa phải duy trì hình ảnh là kẻ mạnh trong cách ứng xử với Thổ Nhĩ Kỳ.

Can thiệp vào Syria, Mỹ đang chơi dao nghịch lửa

Can thiệp vào Syria, Mỹ đang chơi dao nghịch lửa

 Tổng thống Barack Obama nói, ông không tìm kiếm "thay đổi chế độ" tại Syria. Trong khi tìm kiếm sự phê chuẩn của quốc hội Mỹ, ông nhấn mạnh, hành động quân sự ở Syria sẽ chỉ giới hạn.

Ủng hộ Mỹ tấn công Syria: Nước cờ khôn ngoan của Pháp

Ủng hộ Mỹ tấn công Syria: Nước cờ khôn ngoan của Pháp

 Tại sao sau một thập kỷ, người Pháp lại quyết định đứng về phía Mỹ trong một cuộc tấn công quân sự vào Trung Đông?

Can thiệp quân sự vào Syria: Cơ sở pháp lý nào?

Can thiệp quân sự vào Syria: Cơ sở pháp lý nào?

Dù thế nào đi nữa, luật pháp quốc tế không cho phép sử dụng các biện pháp vũ lực để đáp trả một hành vi vi phạm nghĩa vụ quốc tế.

Syria: Can thiệp nhân đạo hay học thuyết trách nhiệm?

Syria: Can thiệp nhân đạo hay học thuyết trách nhiệm?

Cơ sở pháp lý duy nhất cho bất kỳ hành vi can thiệp quân sự nào vào Syria là một nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua theo Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc.

Đối sách Trung Quốc với Syria

Đối sách Trung Quốc với Syria

 Tại sao Trung Quốc phản đối can thiệp quân sự vào Syria? Đây là câu hỏi mà rất nhiều nhà bình luận Mỹ đặt ra trong lúc chính quyền Obama nỗ lực thuyết phục quốc hội Mỹ  đồng thuận về chiến dịch quân sự tại Syria.

Syria: Mỹ ra 'đòn gió' để đánh chớp nhoáng?

Syria: Mỹ ra 'đòn gió' để đánh chớp nhoáng?

Phải chăng đây là "đòn gió" của Tổng thống Barack Obama? Hay sự trì hoãn này đang báo hiệu một cuộc chiến "chớp nhoáng" trong thời gian tới?