Phát ngôn viên của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, nước này không áp các biện pháp trừng phạt Nga do phương Tây khởi xướng vì Ankara được dẫn dắt bởi những cân nhắc kinh tế thực dụng và “chính sách cân bằng”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Anadolu

“Vì chúng tôi phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ nước ngoài, nên chúng tôi phát triển quan hệ với Nga cũng như với Iran. Chúng tôi không áp trừng phạt với Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine. Tất nhiên, chúng tôi phải bảo vệ lợi ích của đất nước mình", ông Kalin nói, đồng thời lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có quan hệ tốt với Mỹ và các nước phương Tây khác.

Theo quan điểm của ông Kalin, việc trừng phạt Moscow "sẽ gây hại cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn nền kinh tế Nga".

"Chúng tôi đã có lập trường rõ ràng. Hiện tại, người phương Tây cũng đã chấp nhận. Họ không nói bất cứ điều gì về lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do địa chính trị”, ông Kalin tuyên bố.

Người phát ngôn lưu ý, Ankara phản đối việc Moscow mở chiến dịch tấn công quân sự sang nước láng giềng nhưng sẽ tiếp tục đối thoại với cả Ukraine và Nga vì "xung đột càng kéo dài, cái giá phải trả càng cao".

Ông Kalin tin thế giới đang đối mặt với một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới, với thái độ chống Nga mạnh mẽ ở phương Tây và chủ nghĩa bài phương Tây đang lan rộng ở Nga. Điều này sẽ dẫn đến "việc định vị lại các kiến tạo lớn".

Canada điều chiến hạm đến sườn đông NATO

Canada ngày 26/6 đã điều 2 tàu chiến đến Biển Baltic và Bắc Đại Tây Dương để cùng một cặp tàu khu trục đã có mặt trong khu vực thực hiện các nỗ lực gia cố sườn phía đông của NATO nhằm đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Tàu chiến Montreal của Canada. Ảnh: AP

Hải quân Canada ra tuyên bố cho biết, hai chiến hạm Kingston và Summerside được điều động tham gia sứ mệnh kéo dài 4 tháng như một phần của các biện pháp ngăn chặn ở Trung và Đông Âu” vào năm 2014 sau khi bán đảo Crưm sáp nhập vào Nga. Tới hết tháng 10, các tàu sẽ tham gia những cuộc tập trận rà quét mìn hải quân và duy trì “trạng thái sẵn sàng cao”, cho phép chúng “phản ứng nhanh chóng và hiệu quả để hỗ trợ cho bất kỳ hoạt động nào của NATO”. 

Hai tàu Halifax và Montreal dự kiến quay trở lại cảng vào tháng 7 sau chiến dịch Tái bảo đảm, sứ mệnh triển khai lực lượng lớn nhất của Canada ở nước ngoài hiện nay. Sứ mệnh bao gồm cả việc huy động 700 binh sĩ Canada cùng các khẩu pháo, máy bay quân sự và hệ thống tác chiến điện tử, ở Latvia.

Thủ tướng New Zealand từ chối gặp Tổng thống Ukraine

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã từ chối một cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến công du châu Âu, viện dẫn các vấn đề về lịch trình. Bà Ardern đang trên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo NATO ở Madrid, Tây Ban Nha.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: Reuters

Theo Phó Thủ tướng New Zealand Grant Robertson, Thủ tướng Ardern đã được mời tới Ukraine nhưng từ chối vì lời mời quá muộn và bà đã kín lịch trình làm việc ở châu Âu và Australia. Ông Robertson nói, bà Ardern sẽ cố gắng trao đổi với Zelensky qua điện thoại.

Đây là chuyến công du đầu tiên của thủ tướng New Zealand tới châu Âu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Bà Ardern đang thúc đẩy các nỗ lực hoàn tất một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) cũng như lên kế hoạch thăm Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Tuấn Anh

Kiev tổn thất vì tên lửa Nga, ông Putin lần đầu công du nước ngoài giữa xung độtCác quan chức ở Kiev cho biết, 2 tòa nhà chung cư và một trường mẫu giáo đã trúng tên lửa Nga trong vụ tập kích đầu tiên của các lực lượng Moscow nhằm vào thủ đô Ukraine trong vòng 3 tuần qua.