- Răn đe sẽ tiếp tục và ngoại giao để cân bằng với răn đe chưa hoàn toàn bị loại trừ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố hủy kế hoạch gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ông Trump là người có tiếng tăm về khả năng khó đoán định, những diễn biến gần đây cho thấy ông ấy cũng sẵn sàng thay đổi suy nghĩ.
Triều Tiên nói rằng họ vẫn để ngỏ cánh cửa cho cuộc đối thoại lịch sử với Mỹ. Bức thư mà Tổng thống Trump vừa gửi đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không hề mang tông giọng hiếu chiến hay thù địch chút nào, thậm chí lời lẽ trong bức thư này còn cho thấy sự tiếc nuối, thất vọng hơn là giận dữ. Hơn nữa, việc hủy kế hoạch trên không mang tính tuyệt đối. Ông Trump viết rất rõ rằng cuộc gặp dự kiện chưa phù hợp “vào thời điểm hiện nay”.
Trên trang cá nhân của mình, ông Bilahari Kausikan, nguyên thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Singapore bình luận rằng, có hai thực tế mới trong chuyện này.
Thứ nhất, Triều Tiên đã đạt được sự thừa nhận như một cường quốc hạt nhân trên thực tế. Họ sẽ không bao giờ phi hạt nhân hóa bằng bất cứ giá nào, ngược lại, quyết tâm của họ ngày càng được củng cố hơn.
Giới chức Nhà Trắng được dẫn lời nói rằng Triều Tiên chỉ không tiến hành các cuộc gặp trù bị mà không đưa ra giải thích gì. Liệu ông Kim Jong-un có nghĩ khác? Có thể lắm. Nếu ông ấy làm như vậy, hẳn là vì một số thành viên cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Trump đã ám chỉ về “mô hình Libya”.
Còn nhớ, sau khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi loan tin từ bỏ chương trình hạt nhân mới phôi thai của mình, họ đã bị tấn công, chính phủ đã bị lật đổ và bản thân nhà lãnh đạo này đã bị sát hại. Ai có thể quên kịch bản này chứ ông Kim Jong-un thì chắc chắn là không quên đâu.
Trên thực tế, Triều Tiên hay dẫn trường hợp Libya để giải thích tại sao họ phải sở hữu vũ khí hạt nhân. Cái cớ “phát ngôn mang tính thù địch” mà ông Trump đã dùng để giải thích cho việc hủy kế hoạch gặp sắp tới được đưa ra sau khi người của ông đề cập tới mô hình Libya.
Cách đây một tuần, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rằng lợi ích chính của Mỹ là xóa bỏ các tên lửa đạn đạo lien lục địa (ICBM) có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ. Trước đây cơ hội Triều Tiên đồng ý việc này vốn rất mong manh, nay thì hoàn toàn không còn cơ hội này nữa.
Giờ đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hẳn đang cảm thấy nhẹ nhõm. Bởi nếu Triều Tiên đồng ý từ bỏ các ICBM, Bình Nhưỡng có trong tay hang loạt tên lửa tầm trung có thể bắn tới lãnh thổ Nhật Bản. Nhưng đối với Nhật, bức thư của ông Trump chỉ là một sự trì hoãn cuộc gặp đã dự kiến vào ngày 12/6 tại Singapore chứ không phải là thông tin hủy bỏ gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Thứ hai, giả sử Triều Tiên không lập tức nối lại các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, sẽ rất khó khăn để tăng cường trừng phạt chống lại nước này. Sau tất cả thì rõ ràng là không phải Bình Nhưỡng hủy cuộc gặp thượng đỉnh và Triều Tiên nói vẫn sẵn lòng đàm phán về phi hạt nhân hóa.
Trung Quốc sẽ không ủng hộ tăng cường trừng phạt và giờ đã có thể giảm nhẹ việc thực thi các trừng phạt hiện nay hoặc nhắm mắt làm ngơ nếu chúng bị vi phạm.
Tổng thống Donald Trump cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm cho nhà lãnh đạo Triều Tiên có thái độ thù địch hơn sau khi ông Kim gặp ông Tập lần thứ hai. Nhưng sự tương quan này không phải là mối quan hệ nhân quả. Chúng ta sẽ không bao giờ biết điều gì đã xảy ra. Tất cả những gì chúng ta đã biết về quan hệ Trung – Triều dưới thời ông Kim Jong-un rõ ràng không phải là chỉ dấu cho thấy ông Kim nghe lời tư vấn từ ông Tập, trừ phi lời khuyên đó đúng vào mục đích của Triều Tiên. Xét ở mọi khía cạnh, Trung Quốc đã khá nước đôi về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Với Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in đã “đầu tư” rất nhiều vốn liếng chính trị của mình cho hội nghị thượng đỉnh đã lên kế hoạch tại Singapore và các quan chức dưới quyền ông cũng chắc chắn 99% rằng cuộc gặp này sẽ diễn ra. Vì vậy, có lẽ ông là người bị tổn thương nhiều nhất.
Trong phần cuối bài bình luận của mình, ông Bilahari Kausikan đúc kết: “Toàn bộ câu chuyện này sẽ dẫn tới đâu? Chúng ta đang thụt lùi so với thời điểm đầu năm nay. Răn đe sẽ tiếp tục và ngoại giao để cân bằng với răn đe chưa hoàn toàn bị loại trừ.
Hãy nhớ rằng chúng ta mới ở điểm khởi đầu của giai đoạn đầu của sự bắt đầu của một tiến trình rất dài”.
Diệu An
Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Đo bằng sự mờ dần của “bóng ma” chiến tranh
Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ và Triều Tiên đã bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp ở "cấp độ cực cao" trước Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo hai nước dự kiến diễn ra mùa hè này.
Mỹ - Triều Tiên: ‘Cơn thịnh nộ’ hay thỏa thuận ‘đóng băng’?
Tổng thống Trump cảnh báo sẽ cho Triều Tiên hứng chịu "cơn thịnh nộ", nhà lãnh đạo Kim Jong Un thì đe dọa tấn công đảo Guam.
Sự khó lường của ông Trump và kịch bản Mỹ - Triều
Nhiều tin đồn dấy lên về khả năng Mỹ sắp tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên như đã làm với Syria.
Khó xảy ra cuộc chiến Mỹ - Triều Tiên
Hầu như không có một cuộc chiến tranh nào diễn ra một cách ngẫu nhiên hay tình cờ (accidental war).